Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ
Đề bài: Sau khi đọc bài thơ "Về thăm mẹ": Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 1
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 2
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặc biệt, nó bắt nguồn từ lúc chúng ta vừa chào đời, từ ngay khi mẹ mang thai chúng ta đã cảm nhận được tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình cảm của mẹ. Từ khi chúng ta còn là giọt máu đỏ tươi trong bụng mẹ, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và yêu thương hơn bất cứ điều gì khác. Và từ đó, tình cảm công cha nghĩa mẹ đã tồn tại. Khi chào đời, mẹ là người hạnh phúc nhất và khoảnh khắc đó sẽ mãi là kỷ niệm đẹp trong tâm trí mẹ. Mẹ luôn là người đầu tiên nghe chúng ta tập nói, người nâng bước khi chúng ta mới chập chững bước đi. Cha là người dẫn bước để chúng ta không lạc lối, và mẹ luôn là người an ủi, động viên chúng ta. Để tình cảm cha mẹ và con cái không bị mất đi, chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu với nhau! Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất trong cuộc đời của chúng ta. Trong bài văn “Về thăm mẹ”, tình mẫu tử được thể hiện qua sự hy sinh, lo lắng và chăm sóc từ người mẹ dành cho đứa con. Người con xa quê khi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bộ trong gia đình. Tình mẫu tử được thể hiện tinh tế và sâu sắc, đáng trân trọng.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 3
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả ĐInh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ "Về thăm mẹ"
Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái "thơ thẩn vào ra". Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tần tảo. Mẹ đã một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ.
Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để lại trong lòng độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bâng khuâng.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ - Mẫu 3
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 4
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương? Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua. Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau để tình cảm gia đình trở nên gắn kết hơn.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 5
Mỗi người sinh ra đều có một gia đình. Chúng ta được sống trong tình yêu thương, sự chia sẻ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên sự chân thành, thấu hiểu giữa các thành viên. Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách. Điều đó khiến con người cảm thấy chán nản, buồn bã. Nhưng nhờ có gia đình, chúng ta lại được tiếp thêm sức mạnh. Một lời động viên hay một cái ôm đến từ người thân sẽ giá trị hơn tất thảy. Tình cảm gia đình thắp sáng niềm tin cho mỗi người. Bởi vậy, chúng ta hãy biết trân trọng và gìn giữ nó. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có gia đình.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 6
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 7
Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 8
Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó chúng ta nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, con người sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 9
Trong gia đình tôi, mọi người đều rất yêu thương nhau. Cha mẹ thì dạy dỗ, chăm sóc con cái. Còn con cái thì kính trọng, yêu mến cha mẹ. Nhờ có tình cảm gia đình, mọi thành viên đều luôn gắn kết với nhau. Tình cảm gia đình trở thành ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi người trong suốt cuộc đời. Khi vui sướng, hạnh phúc hay khổ đau, vấp ngã thì chúng ta cũng luôn cần có gia đình. Bởi vậy mà mỗi người hãy biết trân trọng thứ tình cảm đáng quý này.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 10
Gia đình - hai tiếng gọi thật thiêng liêng. Tình cảm gia đình chính sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Thứ tình cảm ngọt ngào mà mỗi người luôn muốn giữ gìn. Bởi chúng ta đều cần có một gia đình. Đó là nơi con người tìm về sau những sóng gió của cuộc đời. Ở đó có những người thân yêu luôn bao dung, che chở chúng ta. Hãy trân trọng, giữ gìn tình cảm trân quý và tốt đẹp đó.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 11
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 12
Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 13
Tình cảm gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người, chắc chắn là vậy rồi. Ngoài những trẻ mồ côi ra thì đối với cuộc đời mỗi người, ai ai cũng sẽ có một gia đình. Những ít ai có thể hiểu được tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và quyền trẻ em là yếu tố quan trọng ra sao. Thật vậy ! Tình yêu thương từ gia đình có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, nó cũng mang đến những cơ sở để hình thành nên cuộc sống tinh thần và điều kiện để làm nên vật chất chất. Tình yêu thương là sự nâng đỡ cho chúng ta trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ việc làm, suy nghĩ và nhận thức của ta. Ai cũng sẽ rất cần được yêu thương nhưng tuy nhiên tình thương đó phải được đáp ứng vào nhu cầu tích cực. Theo hướng tiêu cực, một số tình thương vô đối của cha mẹ dành cho con cái của mình sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và việc làm của chúng. Cần thực hiện tình thương một cách tốt nhất để cho con trẻ hình thành thói quen tốt, tâm lí chính chắn hơn. Còn xét về theo hướng tích cực, tình yêu thương có thể giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn, những khó khăn đời sống. Nó làm cho ta được hạnh phúc hơn, vui vẻ và thỏa mãn nhu cầu tinh thần hơn. Nói tóm lại, tình yêu thương đúng mực sẽ luôn mang đến những lợi ích rất tốt cho ta. Nói tóm lại, tình cảm gia đình vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất mà con người cần được có.
Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình qua bài Về thăm mẹ - Mẫu 14
Đến với “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương, người đọc sẽ cảm thấy thật xúc động. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con trở về thăm mẹ vào một chiều mùa đông. Hình ảnh căn bếp chưa lên khói khiến người con biết được mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mọi sự vật trong căn nhà đều lưu giữ hình bóng của mẹ. Từ chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Những sự vật quen thuộc, giản dị nhưng chúng ta cảm nhận được tình yêu thương. Ở hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”. Tưởng chừng như chỉ là những chuyện giản đơn thường ngày nhưng lại khiến người con xúc động nghẹn ngào.Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Có thể khẳng định, bài thơ là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Tên: Đinh Nam Khương (1949 - 2018)
- Quê quán: Hà Nội
- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003
- Tác phẩm chính:
+ Lặng lẽ một dòng sông
+ Về thăm mẹ
+ Nhớ Trường Sơn
+ Gừng
+ Tiếng gà trưa
1. Thể loại: Thơ lục bát
2. Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục:
- 3 khổ.
+ Khổ 1: 4 câu đầu: Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa
+ Khổ 2, 3: Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi
+ Khổ 4: 2 câu cuối: Tình cảm của người con với mẹ
5. Giá trị nội dung:
Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.
- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.