Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Về thăm mẹ thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Về thăm mẹ Ngữ văn lớp 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Về thăm mẹ – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:
Tác giả tác phẩm Về thăm mẹ - Ngữ văn lớp 6
I. Tác giả
- Tên: Đinh Nam Khương (1949 - 2018)
- Quê quán: Hà Nội
- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003
- Tác phẩm chính:
+ Lặng lẽ một dòng sông
+ Về thăm mẹ
+ Nhớ Trường Sơn
+ Gừng
+ Tiếng gà trưa
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thơ lục bát
2. Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục:
- 3 khổ.
+ Khổ 1: 4 câu đầu: Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa
+ Khổ 2, 3: Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi
+ Khổ 4: 2 câu cuối: Tình cảm của người con với mẹ
5. Giá trị nội dung:
Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.
- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Hình ảnh người mẹ thương con
- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". → Thể hiện sự tần tảo, đảm đang. → Mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.
- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi đời thường:
+ “chum tương đã đậy”
+ “áo tơi lủn củn”
+ “nón mê ngồi dầm mưa”
+ “đàn gà, cái nơm hỏng vành”
→ Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn.
→ Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn.
→ Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.
- Tình thương của mẹ kết lại bởi hình ảnh:
"Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con.
➩ Người mẹ tần tảo, vất vả, tiết kiệm, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình.
2. Tình cảm của người con với mẹ
a) Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông".
b) Biểu hiện:
- Dáng hình: "thơ thẩn vào ra" → Khi ở nhà một mình, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương.
- Cảm xúc:
+ "nghẹn ngào" → cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.
+ "rưng rưng" → không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực chờ rơi.
+ Chi tiết "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" → Đây là một hình ảnh đa nghĩa: bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thực thì còn có thể là cảm xúc nhân vật: òa khóc (trong lòng hoặc khóc thành tiếng). Trong trường hợp này thì "nghẹn ngào", "rưng rưng" có thể để chỉ tiếng nấc sau khi đã bình tâm trở lại.
+ Dấu ba chấm cuối câu.
→ Thể hiện sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào không thành lời. Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói ra. → Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.
→ Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ.
+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...
+ Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng".