TOP 20 Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 1.7 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ”

Dàn ý chi tiết:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ nhận về bài thơ.

2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về bài thơ:

- Về nội dung:

+ Hình ảnh mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó làm tất cả mọi thứ -> đức hi sinh, tình yêu thương bao la của mẹ.

+ Tâm trạng của người con khi trở về thăm nhà và mẹ: nghẹn ngào, xót xa.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng các hình ảnh thân quen, gần gũi.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",...

- Nêu lí do thích bài thơ:

+ Bài thơ để lại trong em những cảm xúc sâu lắng về tình mẫu tử. Đồng thời, gợi nhắc em phải biết yêu thương, kính trọng mẹ nhiều hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị bài thơ.

TOP 20 Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 1

Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 2

Ai đó đã từng nói rằng: Vũ trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ. Đọc bài thơ "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương, chúng ta sẽ có giây phút lắng lòng lại để cảm nhận rõ hơn hình ảnh của kỳ quan vĩ đại ấy. Người mẹ trong bài thơ hiện lên bên cạnh những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị của cuộc sống nông thôn. Đó là chiếc bếp lửa quen thuộc gắn bó với cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Đó là chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi vẫn ngồi dâm mưa trên chiếc chum tương. Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sâu với mẹ tuy đã cũ mòn nhưng vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đàn gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,... tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Tại sao không dùng những hình ảnh cao sang mà lại dùng những chi tiết nhỏ bé, có phần khắc khổ ấy để nói về mẹ? Vì cuộc đời của mẹ đã quá nhiều vất vả lo toan. Mẹ đã hi sinh, đã nghèo khổ để cho con những thứ tốt đẹp trên đơi. Những ý thơ của tác giả khiến ta nhớ tới dòng thơ của Nguyễn Duy:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Có đọc thơ, có suy ngâm, có cảm nhận mới có thể hiểu và thương cho những vất vả, những cực nhọc trong cuộc đời của mẹ. Những điều đó mẹ không bao giờ nói, chỉ có chúng ta hãy biết lắng lòng, nghĩ suy và hiểu cho những sự hi sinh cao cả mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Cảm ơn tác giả Đinh Nam Khương, cảm ơn bài thơ "Về thăm mẹ" đã cho chúng ta phút lắng lòng, suy ngẫm và thêm yêu mẹ của chúng ta nhiều hơn nữa.

TOP 20 Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 3

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Đinh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Về thăm mẹ. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái “thơ thẩn vào ra”. Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong long nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ. Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để  lại trong long độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bâng khuâng.

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 4

Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm (bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày...

TOP 20 Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 5

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.

Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 6

Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 7

Mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca. Đã có biết bao bài thơ hay viết về mẹ, nhưng áng thơ lục bát Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương luôn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em. Qua những dòng thơ lục bát 6/8 nhịp nhàng, tác giả kể câu chuyện về thăm mẹ vào một buổi chiều cuối đông. Lời thơ giản gị nhưng chịu tải sức nặng của tình yêu mẹ tha thiết. Mẹ không trực tiếp xuất hiện mà bóng hình mẹ hiện hữu trong những đồ vật thân thuộc nhất: Đó là bếp chưa lên khói, cái chum tương, nón mê, chiếc áo tơi... Dù không khí trời đông mưa gió lạnh lẽo là thế những em lại cảm nhận rằng thi sĩ hẳn đang thấy ấm áp lắm. Vì nơi đâu có mẹ nơi đó là mái ấm. Nỗi nhớ về mẹ đột ngột dâng trào qua chi tiết nhìn thấy trái na rụng cuối vụ mẹ dành phần cho con. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể tìm thấy hình ảnh quen thuộc của mẹ, của chính bản thân mình trong câu thơ trên. Chuyện giản đơn thường ngày là vậy nhưng lại khiến trái tim ta xúc động khôn cùng. Cám ơn tác giả đã viết nên một bài thơ hay đến thế!

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 8

Tình mẫu tử vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Bài thơ là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Thế nhưng, căn nhà ấm áp lại thiếu vắng hình bóng mẹ. Ngồi thơ thẩn trước cửa, con ngắm nhìn cảnh vật xung quanh mà trong lòng bồi hồi, xúc động. Lúc này đây, trong tâm trí, con chợt thấy bóng dáng mẹ tần tảo, đảm đang làm mọi việc. Mẹ chu đáo, để ý từng thứ nhỏ nhặt như "chum tương mẹ đã đậy rồi". Mẹ còn chăm chỉ, cần cù lao động ngoài ruộng đồng đến mức "Áo tơi qua buổi cày bừa/ giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm". Dù là việc trong nhà hay việc bên ngoài thì mẹ đều chu toàn đầy đủ, cẩn thận. Mẹ vất vả, lam lũ không quản ngại mưa nắng để hi vọng con có cuộc sống vẹn tròn. Tình yêu thương, đức hi sinh ở mẹ thật cao cả, to lớn biết bao. Mẹ dành dụm cho con những thứ nhỏ bé "trái na cuối vụ" mà không bao giờ phần riêng mình. Đứng trước tình thương bao la như trời bể ấy, người con không khỏi trào dâng nỗi xúc động, bồi hồi "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng rưng từ chuyện đơn giản thường ngày.". Nhờ thể thơ lục bát truyền thống, các hình ảnh thân quen, gần gũi cùng biện pháp nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp liệt kê sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ cần mẫn. Đồng thời, làm nổi bật tình cảm mẹ con thắm thiết, quý giá. Mong rằng, mỗi người sẽ luôn yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với mẹ của mình.

Đoạn văn về hình ảnh người mẹ trong bài Về thăm mẹ - Mẫu 9

Đến với “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương, người đọc sẽ cảm thấy thật xúc động. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con trở về thăm mẹ vào một chiều mùa đông. Hình ảnh căn bếp chưa lên khói khiến người con biết được mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mọi sự vật trong căn nhà đều lưu giữ hình bóng của mẹ. Từ chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Những sự vật quen thuộc, giản dị nhưng chúng ta cảm nhận được tình yêu thương. Ở hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”. Tưởng chừng như chỉ là những chuyện giản đơn thường ngày nhưng lại khiến người con xúc động nghẹn ngào.Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Có thể khẳng định, bài thơ là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Đinh Nam Khương (1949 - 2018)

- Quê quán: Hà Nội

Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
 + Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003

- Tác phẩm chính: 

Lặng lẽ một dòng sông

Về thăm mẹ

Nhớ Trường Sơn

Gừng

Tiếng gà trưa

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ lục bát

2. Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục: 

- 3 khổ.

+ Khổ 1: 4 câu đầu: Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa

+ Khổ 2, 3: Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi

+ Khổ 4: 2 câu cuối: Tình cảm của người con với mẹ

5. Giá trị nội dung: 

Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống