TOP 43 kết bài Đây thôn Vĩ Dạ 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 9 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 43 bài văn mẫu Viết đoạn văn nghị luận hay nhất, gồm 9 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 9 bài văn mẫu kết bài hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KẾT BÀI ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Bài giảng: Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1

Khép lại “Đây thôn Vĩ Dạ” - bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người nơi xứ Huế được khắc hoa qua sự liên tưởng, tưởng tượng thú vị, trái tim yêu thương, quặn thắt của Hàn Mặc Tử, chúng ta vẫn còn cái cảm nhận được cái tình của thi nhân dành cho người, cho cuộc đời trần thế. Dù đã ra đi mãi mãi, những chắc chắn rằng, “Đây thôn Vĩ Dạ” - Đứa con đẻ được ra đời trong những giây phút đau đớn nhất về thể xác, tinh thần của nhà thơ vẫn còn lại đây mãi với hậu thế. Niềm khát khao được sống, được yêu của thi nhân chính là thứ gia vị đặc sắc giúp người đọc yêu hơn những vần thơ ông và bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, yêu cuộc đời trong mỗi người ngày thêm sâu đậm.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không chỉ là một bài thơ thể hiện tình yêu với một người con gái xứ Huế, thậm chí không chỉ dành riêng cho một thôn Vĩ cụ thể mà còn là lời tâm sự thiết tha, là lời trăng trối của thi sĩ Hàn Mặc Tử về tình yêu day dứt và quá đỗi sâu nặng đối với cuộc đời này.

Sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngữ Văn 11 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3

Mọi sự tuyệt vọng đều cho người ta bi quan, riêng tình yêu tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử lại dạy cho ta giá trị nhân văn cao cả. Nhà thơ níu kéo cuộc sống này bằng tình yêu, dù đó là một tình yêu tuyệt vọng. Chúng ta không gặp hoàn cảnh bi đát như Hàn Mặc Tử, nên chúng ta cần phải biết sống như thế nào, yêu như thế nào trong cuộc đời tuyệt đẹp ở trần thế đáng sống này.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 4

Đây thôn Vĩ Dạ hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp bức tranh xứ Huế trầm mặc cổ kính mà rất tao nhã quý phái. Nó gợi nên cái linh hồn của mảnh đất cố đô nhưng không thể nói rằng bài thơ chỉ đơn thuần tả cảnh. Bài thơ đã làm chúng ta thêm yêu cuộc sống hơn.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 5

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một thi phẩm nói lên mối tình đơn phương vô vọng nhưng cũng rất đỗi thiết tha yêu đời của thi nhân Hàn Mặc Tử. Nhắc đến Huế, ta không thể quên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, và nhắc đến Hàn Mặc Tử ta càng không thể quên vẻ đẹp của Huế, đặc biệt là không thể quên vẻ đẹp thôn Vĩ trong thi phẩm để đời của ông. Huế đẹp, Huế thơ, xin được mượn bốn câu thơ của Thu Bồn thay cho lời kết gửi đến tình yêu xứ Huế, với thi nhân Hàn Mặc Tử.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 6

Lời thơ như dính máu”. Đọc thơ ta yêu cái khát khao được sống được yêu, yêu cái ánh mắt nhìn đời đầy tươi đẹp thế nhưng cũng xót xa cho số phận của người thi sĩ, một cuộc đời đớn đau khiến Hàn Mặc Tử không thể mộng ước lâu được, nên cuối cùng vẫn phải quay về cái chốn cô đơn lạnh lẽo, không người yêu, không hơi ấm tình người, đợi chờ cái chết trong đau khổ và tuyệt vọng.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 7

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghệ thuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn nguyên nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 8

Bài thơ như một khúc đoản ca về tình yêu và niềm khao khát, hướng về một mảnh vườn, cũng là hướng về một mảnh đời. Đặc sắc của thi phẩm còn được tạo nên ở những nghệ thuật mang phong cách riêng của Hàn Mặc Tử. Với những hình ảnh tượng trưng đầy hàm nghĩa, với những câu hỏi tu từ trải đều trên các khổ thơ mang theo ý niệm riêng, cùng lối viết cách điệu hóa, pha lồng ảo thực, "Đây thôn Vĩ Dạ" xứng là một thi phẩm có những thi từ đẹp nhất, trong sáng nhất.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 9

Với một khung cảnh trữ tình, nên thơ cùng với tình yêu tha thiết, nhớ mong tác giả đã giãi bày tình cảm của mình với người con gái Huế mà tác giả thầm đơn phương. Tình cảm ấy son sắt, thủy chung nhưng lại bồn chồn, lo lắng về “người cũ” có còn giữ nỗi niềm xưa. Tình cảm ấy còn đọng mãi và trở thành một câu hỏi không nguôi trong lòng tác giả và cho cả người đọc.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 10

Qua phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta sẽ biết được rằng đây chính là bài thơ hay nhất mà Hàn Mặc Tử đã viết lên trước khi qua đời bởi căn bệnh phong. Thông qua bài thơ chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi xứ Huế xinh đẹp nơi mà đã từng là cố đô của nước ta năm nào. Bài thơ cũng thể hiện khắc họa được tình yêu chân thành mà nhà thơ đã dành tặng cho một người con gái xứ Huế thật đậm đà mà ngọt ngào xiết bao!

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 11

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là sự kết hợp tuyệt đối giữa cảnh và tình. Qua đó, ta càng khâm phục hơn nghị lực sống của chính tác giả, cùng sự tài hoa của một nghệ sĩ giàu tình yêu thương.

Kết bài cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1

Qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một hồn thơ mãnh liệt, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” khơi gợi được những cảm xúc trong sáng mà đầy sâu sắc.

Kết bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2

Như vậy, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã để lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên của nơi thôn Vĩ. Cũng như nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gửi gắm trong bài thơ.

Kết bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3

Tóm lại, “Đây thôn Vĩ Dạ” đã gợi cho người đọc cảm nhận về một hồn thơ độc đáo của Hàn Mặc Tử. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

Kết bài cảm nhận khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 1

Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương đất nước của Thế Lữ, Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ.... mấy câu thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. đã góp phần khẳng định giá trị của phong trào Thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học nước ta trong nửa đầu thế kỷ này.

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 2

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình.

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 3

Với Hàn Mặc Tử, vườn Vĩ Dạ chẳng khác nào một thiên đường, một mảnh vườn địa đàng không còn thuộc về mình nữa. Trở về Vĩ Dạ bỗng trở thành một ước muốn quá tầm với, một khát khao quá tầm tay. Cảnh đẹp lộng lẫy mà tình buồn xót xa.

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 4

Hàn Mặc Tử đã khắc họa bức tranh vườn quê thôn Vĩ qua nỗi lòng nuối tiếc bâng khuâng về một mối tình dở dang rồi chạm vào tâm khảo lớp lớp thế hệ Việt Nam trong một tâm trạng nhớ thương. Với bốn câu thơ trong khổ thơ đầu, cảnh nói lên tình, tình buồn thấm sâu vào cảnh vật, và nếu đặt khổ thơ trong cảm hứng chung của cả ta mới cảm nhận được đúng tình và ý thi nhân.

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 5

Cảm nhận khổ một bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ. Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.

Kết bài cảm nhận khổ đầu - Mẫu 6

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ tình, cũng là một bài thơ về đất nước, con người, nhưng quan trọng hơn là một bức di thư, gửi gắm niềm yêu thống thiết, bắt đầu từ một mối tình dang dở, nhưng kết thúc ở tình đời bao la. Tình yêu của Hàn Mặc Tử đối với một người con gái xứ Huế, đối với một làng quê xứ Huế, và rộng lớn hơn là đối với tất cả cuộc đời này thật sự đã đạt tới một tình yêu bất tử.

Kết bài phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1

Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ta như chạm đến trái tim người đọc thấu hiểu được những ước mơ, khát vọng mà Hàn Mặc Tử muốn có dù nó rất đời thường nhưng với tác giả nó vô cùng thiêng liêng. Khổ thơ đã dạy ta cách trân trọng cuộc sống này hơn.

Kết bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2

Khép lại “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta mới thấu được tình cảnh của thi sĩ. Không chỉ xúc động lòng người bởi tính khắc khoải, xót xa, “Đây thôn Vĩ Dạ” còn mê hoặc người đọc bởi vẻ đẹp của thơ. Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với ngôn từ trong sáng, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế, chạm tới trái tim. Cảnh sắc thiên nhiên liên tục, không tuân theo tính thống nhất về không gian và thời gian nhưng vẫn gây ấn tượng cho người đọc. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm cũng nhưng làm bật lên ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử. Quả không sai, khi có ai đó tưng nói:

Nếu nhân loại không còn khao khát nữa
Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu
Người – Thi sĩ – cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử
Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ.

Kết bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3

Giữa giây phút cận kề với cái chết,của sự hoảng loạn và tuyệt vọng nhưng khát khao cháy bỏng Hàn Mặc Tử đã để lại, đã cống hiến cho đời những vần thơ hoàn mỹ đến tuyệt bích “Đây thôn Vĩ Dạ”. Ra đời cách đây gần 8 thập kỷ những những vần thơ đầy suy tư, khắc khoải ấy vẫn làm hàng triệu trái tim độc giả cùng thổn thức, cùng xót xa và cùng hoài niệm với thi nhân. Thật vậy, chỉ một phút thăng hoa cũng đủ để tạo nên một trang tuyệt bút.

Kết bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 4

Khổ thơ chứa đựng niềm khao khát được hoài niệm, được mơ, được trở về thăm người xưa chốn cũ của Hàn Mặc Tử đã làm cho bao trái tim yêu văn chương phải thổn thức cùng. Đây cũng là nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhạt giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của chính mình.

Kết bài phân tích khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích khổ thơ đầu - Mẫu 1

Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình.

Kết bài phân tích khổ thơ đầu - Mẫu 2

Câu kết bài thơ đã trả lời khá đầy đủ lí do "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Chỉ thiên về việc khai thác vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế, có thể người bình thơ sẽ mắc phải sai lầm là không hiểu hết bi kịch tình yêu của Hàn Mặc Tử. Khi ông viết Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với Hoàng Thị Kim Cúc cũng chỉ còn trong quá vãng. Hơn nữa, ông lại đang ở trong tình trạng hoang mang, bi quan đến cực độ khi biết mình bị bệnh nan y. Khổ thơ đầu nói riêng và cả bài "Đây thôn Vĩ Dạ" nói chung do vậy vẫn nằm trong cảm hứng "đau thương" của Hàn Mặc Tử.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích 2 khổ đầu - Mẫu 1

Bằng 2 khổ thơ đầu thôi nhưng Hàn Mạc Tử dường như đã cho chúng ta thấy tất cả về người và cảnh của thôn Vĩ Dạ đề qua đó hiểu sâu sắc hơn tâm trạng nặng trĩu của nhân vật trữ tình. Thấy được một tâm hồn nhạy cảm với đời, với tình yêu, cuộc sống của tác giả.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu - Mẫu 2

Tóm lại, Đây Thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê, đất nước qua tâm hồn thơ mộng giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ đa tình, đa cảm. Và Hàn Mạc Tử đã thực sự thành công trong việc thể hiện sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình – người mang một tâm trạng nặng trĩu.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu - Mẫu 3

Bằng những hình ảnh thơ độc đáo, tuy quen thuộc, bình dị nhưng qua tài năng trong ngòi bút của mình, Hàn Mặc Tử đã biến cái quen thành những nét mới lạ mà hấp dẫn. Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc, chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu - Mẫu 4

Mặc Dù đã ra đời từ lâu nhưng bài thơ đã lấy nhiều cảm xúc của người đọc cả lúc ấy và cả độc giả thời đại hiện nay. Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là những cảm xúc sâu lắng, với niềm khát khao yêu đời, yêu người. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc tử, một tâm hồn nhạy cảm với đời, với tình yêu, cuộc sống.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu - Mẫu 5

Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đoá hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ.

Kết bài phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích khổ 2 - Mẫu 1

Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trong bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Kết bài phân tích khổ 2 - Mẫu 2

Với bút pháp gợi tả, hình ảnh tinh tế, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một miền quê hương đất nước, Vĩ Dạ-xứ Huế mộng và thơ. Bài thơ còn là tiếng lòng uẩn khúc của một trái tim yêu người, yêu đời, thiết tha, mãnh liệt trong vô vọng. “Đây thôn Vĩ Dạ” xứng đáng là kiệt tác thơ Hàn, một viên ngọc chói lọi nghìn năm.

Kết bài phân tích khổ 2 - Mẫu 3

Nếu khổ thơ mở đầu là cảnh thực thì cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ dạ nghiêng về thế giới ảo. Trong nỗi buồn da diết thì nhà thơ muốn nương tựa vào cái đẹp của tình đời tình người nhưng càng trông đợi thì vẫn không tránh khỏi những tuyệt vọng để rồi tác giả chìm sâu vào cõi mộng. Khổ thơ thứ hai này góp phần tạo sự liên kết và giá trị sâu sắc cho cả bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ giúp khẳng định tài năng và thể hiện những cảm xúc chân thật nhất của Hàn Mặc Tử- nhà thơ "điên".

Kết bài phân tích khổ 2 - Mẫu 4

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đem lại cho ta cảm xúc về tình cảm và cuộc đời của nhà thơ, Ai mà không thương xót cho số phận không may mắn ấy. Khi người ta sắp phải rời xa cuộc đời này và họ còn quá trẻ vẫn còn hoài bão, vẫn còn tình yêu dang dở thì họ sẽ hiểu nhà thơ đã đau khổ như thế nào.

Kết bài bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài bức tranh thiên nhiên - Mẫu 1

Bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh toàn bích, nó ẩn chứa trong đó tất cả tình yêu, niềm say mê cuộc sống của Hàn Mặc Tử. Dẫu bao nhiêu năm trôi qua, chắc chắn bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ vẫn mãi sống trong lòng những người yêu thơ, yêu cái đẹp.

Kết bài bức tranh thiên nhiên - Mẫu 2

Với những nét vẽ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tinh tế và sâu sắc, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên trước mắt người xem một bức tranh thiên nhiên xứ huế vừa tươi mới, vừa thơ mộng, vừa u sầu. Có lẽ đó chính là nét đặc trưng của Huế.

Kết bài bức tranh thiên nhiên - Mẫu 3

Tóm lại, cảnh trong Đây thôn Vĩ Dạ là cảnh của vườn quê sông nước xứ Huế. Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết. Cảnh ấy như là sự thể hiện biện chứng tâm hồn của một nghệ sỹ tài hoa nhưng đa tình, đa cảm. Mỗi khổ thơ là một câu hỏi, như một nỗi buồn day dứt lòng người. Vì vậy âm hưởng chung của bài thơ là buồn nhưng không bi lụy. Bài thơ thể hiện một tâm trạng rất thật của nhà thơ và một tình yêu xứ Huế thiết tha. Những chi tiết hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ của bài thơ đều được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình.

Kết bài bức tranh thiên nhiên - Mẫu 4

Bài thơ được khắc họa như một bức tranh thủy mặc, với đầy đủ tính chất với cây cối, trăng, sông, nước. Bức tranh thôn quê hiện lên giản dị nhưng đầy thơ mộng, nhưng ẩn hiện sau bức tranh ấy chính là nỗi sầu chia ly, nỗ nhớ nhung sâu sắc của người đang yêu.

Kết bài tâm trạng nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1

Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ bao hình ảnh và cảm xúc đẹp hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích.Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ bằng sự thấu hiểu, cảm thông chúng ta có thể thấy đây là một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như ngọc của vườn ai, con thuyền ai trên sông trăng, và cái màu trắng của áo em như đang dẫn hồn ta đi về miền sương khói của Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2

Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm, đồng điệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, bằng gió, mộng rồi lại tỉnh. Đó là logic vận động tâm trạng của một cái tôi ham sống, yêu đời trong Đây thôn Vĩ Dạ. Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc rất thực, càng về sau càng trở nên hư ảo, huyền hồ. Sắc điệu tiếng nói trữ tình lúc âm u, lúc chói lạnh. Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ cũng chính là tiếng lòng khắc khoải của Hàn Mặc Tử vừa đẹp nhưng lại đau thắt tới tận cùng.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3

"Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Đây thôn Vĩ Dạ sẽ mãi là tiếng lòng của một tâm hồn yêu thương con người, tạo vật nhưng đầy bất hạnh.

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 4

Có thể nói, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên ấy là niềm khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế bằng tình yêu tha thiết đến đau đớn. Bài thơ đã vượt lên trên một bài thơ tình đơn thuần để chuyển tải những khát vọng về tình yêu, cuộc sống, con người. Với những giá trị như vậy, chắc chắn Đây thôn Vĩ Dạ sẽ sống mãi trong lòng những người yêu thơ Hàn Mặc Tử.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Quả thật Hàn Mặc Từ là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo nhất trong phong trào Thơ mới.

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

- Quê ở làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.

- Cha của ông mất sớm, Hàn Mặc Tử sống với mẹ ở Quy Nhơn và học trung học ở trường Pe-lơ-ranh ở Huế hai năm.

- Sau đó ông về làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.

- Năm 1936, Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh phong, về ở tại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.

- Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh… Ban đầu, ông sáng tác theo khuynh hướng thơ Đường cổ điển, sau đó thì chuyển hẳn sang khuynh hướng lãng mạn.

- Hồn thơ Hàn Mặc Từ nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

- Một số nhận định về Hàn Mặc Tử:

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

(Chế Lan Viên)

“...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”

(Hoài Thanh)

- Các tác phẩm chính: Gái quê (1936, thơ), Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ, 1939)...

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- "Đây thôn Vĩ Dạ" (lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”) được sáng tác năm 1938.

- Bài thơ được in trong tập Thơ Điên (về sau tập thơ này đổi tên thành Đau thương).

- “Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ - một thôn nhỏ bên dòng sông Hương (Huế).

- GS. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho biết: “Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong). Lời thăm hỏi không ký tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử…”

2. Bố cục

- Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ

- Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ

- Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi

3. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

4. Thể thơ

- Thất ngôn

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

6. Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống