Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Hóa học 10. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
A. Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 (Kết nối tri thức)
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: Liên kết hóa học.
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40 % Nhận biết; 30 % Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
+ Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)
Đề thi học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự phân chia của tế bào.
B. Sự hô hấp của sinh vật.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Sự quang hợp của cây xanh.
Câu 2: Nguyên tử chứa các hạt mang điện là
A. proton và hạt nhân.
B. proton và neutron.
C. electron và neutron.
D. proton và electron.
Câu 3: Kí hiệu hóa học của phosphorus (số proton = 15 và số neutron = 16) là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 4: Trong tự nhiên copper (kí hiệu: Cu hay còn gọi là đồng) có hai đồng vị là chiếm 73% và . Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Cu là
A. 63,54.
B. 64,54.
C. 64,00.
D. 64,50.
Câu 5: Lớp thứ M có số phân lớp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Số electron tối đa chứa trong lớp L là
A. 2.
B. 8.
C. 18.
D. 32.
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 15 là
A. 1s23s22p63s23p2.
B. 1s23s22p63s23p4.
C. 1s23s22p63s23p3.
D. 1s23s22p53s23p4.
Câu 8: Cho các nguyên tố sau: X (Z = 11); Y (Z = 19); T (Z = 20); Q (Z = 17). Nguyên tố phi kim là
A. X (Z = 11).
B. Q (Z = 17).
C. Y (Z = 19).
D. T (Z = 20).
Câu 9: Ion X2+ có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô số
A. 10.
B. 12.
C. 8.
D. 9.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trên phân lớp p là 7. Vậy X thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
A. s.
B. d.
C. f.
D. p.
Câu 11: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 15. Hydroxide cao nhất của nó có tính chất gì?
A. Acid.
B. Base.
C. Trung tính.
D. Lưỡng tính.
Câu 12: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11) được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na.
B. Li, Na, O, F.
C. F, Na, O, Li.
D. F, Li, O, Na.
Câu 13: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân.
B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 14: Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Tăng dần trong một chu kì.
B. Giảm dần trong một phân nhóm chính.
C. Biến thiên giống tính phi kim.
D. Tăng dần theo tính kim loại.
Câu 15: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p4.
B. 1s22s22p63s23p4.
C. 1s22s22p63s23p1.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 16: Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
A. Chu kì 3, nhóm VIIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIA.
C. Chu kì 4, nhóm IA.
D. Chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 17: Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
C. nhường electron.
D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 18: Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là
A. công thức cấu tạo thu gọn.
B. công thức Lewis.
C. công thức phân tử.
D. công thức cấu tạo.
Câu 19: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?
A. HCl.
B. H2O.
C. NH3.
D. NaCl.
Câu 20: Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(4) Khó tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết hydrogen.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?
A. Phân tử HCl là phân tử phân cực.
B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía nguyên tử chlorine.
C. Cặp electron dùng chung nằm chính giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine.
D. Nguyên tử hydrogen và chlorine liên kết với nhau bằng một liên kết đơn.
Câu 23: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. O2.
B. KCl.
C. H2O.
D. HF.
Câu 24: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết
A. ion.
B. cộng hoá trị không cực.
C. cộng hoá trị có cực.
D. kim loại.
Câu 25: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu 26: Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H – F, số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27. Tương tác van der Waals
A. làm giảm nhiệt độ nóng chảy, nhưng làm tăng nhiệt độ sôi các chất.
B. làm giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.
C. làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.
D. không làm thay đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.
Câu 28: Chọn đáp án đúng nhất. Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI?
A. HF có phân tử khối lớn nhất.
B. HF có liên kết hydrogen.
C. HF có tương tác van der Waals lớn nhất.
D. HF là hợp chất phân cực nhất.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử phosphine (PH3). Biết P (Z = 15); H (Z = 1).
Câu 2 (1 điểm):
a) Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của chlorine (Cl2).
b) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử NaF.
Câu 3 (1 điểm): Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước do hình thành liên kết hydrogen với phân tử nước. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại bao nhiêu loại liên kết hydrogen?
Đáp án đề thi Học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức - (Đề số 1)
Phần I: Trắc nghiệm
1 - C |
2 - D |
3 - B |
4 - A |
5 - C |
6 - B |
7 - C |
8 - B |
9 - B |
10 - D |
11 - A |
12 - A |
13 - C |
14 - C |
15 - B |
16 - A |
17 - C |
18 - B |
19 - D |
20 - A |
21 - B |
22 - C |
23 - A |
24 - A |
25 - A |
26 - B |
27 - C |
28 - B |
|
|
Câu 1:
Đáp án đúng là: C
Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của chất và các hiện tượng kèm theo.
Vậy nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học là: Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Các hạt mang điện trong nguyên tử là: proton (mang điện tích dương) và electron (mang điện tích âm).
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = 15.
Số khối (A) = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31.
Kí hiệu hóa học của phosphorus: .
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình là có:
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Lớp thứ ba (lớp M, với n = 3) có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
Câu 6:
Đáp án đúng là: B
Lớp L (n = 2) có số electron tối đa là 2.22 = 8.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 15 là: 1s23s22p63s23p3.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
X (Z = 11): [Ne]3s1 Þ Vậy X là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Q (Z = 17): [Ne]3s23p5 Þ Vậy Q là phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Y (Z = 19): [Ar]4s1 Þ Vậy Y là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
T (Z = 20): [Ar]4s2 Þ Vậy T là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B
X → X2+ + 2e
Vậy số electron của X là 10 + 2 = 12.
Trong bảng tuần hoàn X thuộc ô số 12.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D
X có tổng các electron trên phân lớp p là 7 nên cấu hình electron của X như sau:
1s22s22p63s23p1.
Vậy X thuộc nguyên tố p.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p3.
X thuộc nhóm VA, công thức hydroxide có dạng: H3XO4, có tính acid.
Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Li (Z = 3): 1s22s1 ⇒ Li thuộc chu kì 2, nhóm IA.
O (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ O thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ F thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ Na thuộc chu kì 3, nhóm IA.
Ta có:
+ Li và Na thuộc cùng nhóm IA, theo quy luật biến đổi bán kính ta có bán kính Na > Li.
+ Li, O, F thuộc cùng chu kì 2, theo quy luật biến đổi bán kính ta có bán kính Li > O > F.
Vậy chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: F, O, Li, Na.
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron khi hình thành liên kết hóa học.
Độ âm điện của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn biến đổi tương tự giống tính phi kim.
Câu 15:
Đáp án đúng là: B
X ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron;
X ở nhóm VIA nên có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.
Câu 16:
Đáp án đúng là: A
Y + 1e → Y-
Vậy cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p5
Vậy Y ở chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VIIA (do 7 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 17:
Đáp án đúng là: C
Trong phản ứng hóa học các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm gần nhất. Số electron nhường thường là 1, 2, 3 electron.
Câu 18:
Đáp án đúng là: B
Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là công thức Lewis.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Hợp chất NaCl được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình nên có liên kết ion.
Câu 20:
Đáp án đúng là: A
Phát biểu (1) sai vì hợp chất ion dẫn điện khi nóng chảy.
Phát biểu (2) sai vì hợp chất ion khó hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Phát biểu (3) đúng hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
Phát biểu (4) sai vì các hợp chất ion dễ tan trong nước.
Câu 21:
Đáp án đúng là: B
Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là liên kết cộng hóa trị.
Câu 22:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C sai vì: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử clo (nguyên tử có độ âm điện lớn hơn).
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Liên kết trong phân tử O2 được hình thành giữa hai nguyên tử giống nhau nên hợp chất này có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Loại B do KCl là hợp chất ion.
Loại C, D do H2O, HF là hợp chất cộng hóa trị phân cực.
Câu 24:
Đáp án đúng là: A
Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết ion.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Số chất có liên kết cộng hóa trị phân cực là NH3, HCl, H2O
Loại N2 và H2 vì là liên kết cộng hóa trị không phân cực (liên kết hình thành giữa các nguyên tử giống nhau).
Loại NaCl vì là liên kết ion (liên kết hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình).
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Mỗi gạch nối biểu thị 1 cặp electron. Vậy số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là 2.
Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.
Câu 28:
Đáp án đúng là: B
Liên kết hydrogen mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tương tác van der Waals
Giữa các phân tử hydrogen fluoride (HF) có liên kết hydrogen:
Còn giữa các phân tử HCl cũng như HBr và HI không có liên kết hydrogen.
Điều này giải thích vì sao nhiệt độ sôi của HF cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.
Phần II: Tự luận
Câu 1:
P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 P có 5 electron hóa trị cần thêm 3 electron để đạt octet.
H (Z = 1): 1s1 Þ H có 1 electron hóa trị cần thêm 1 electron để đạt octet.
Khi hình thành liên kết, P góp chung 3 electron với 3 electron của 3 H ⇒ Trong PH3, xung quanh P có 8 electron giống khí hiếm Ar còn 3 H đều có 2 electron giống khí hiếm He.
Câu 2:
a)
Phân tử |
Công thức electron |
Công thức Lewis |
Công thức cấu tạo |
Cl2 |
|
|
Cl – Cl |
b) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử NaF:
Câu 3:
Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại 4 loại liên kết hydrogen:
Kiểu 1 |
Kiểu 2 |
Kiểu 3 |
Kiểu 4 |
|
|
|
|
Đề thi học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm của hóa học?
A. Phân bón hóa học.
B. Thuốc.
C. Dầu gội đầu.
D. Thực phẩm biến đổi gen.
Câu 2: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là
A. 12.
B. 24.
C. 13.
D. 6.
Câu 3: Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium () lần lượt là
A. 13 và 14.
B. 13 và 15.
C. 12 và 14.
D. 13 và 13.
Câu 4: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Orbital nguyên tử là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
Câu 6: Lớp M có số orbital tối đa bằng
A. 3.
B. 4.
C. 9.
D. 18.
Câu 7: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 8: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là
A. X, Y, E.
B. X, Y, E, T.
C. E, T.
D. Y, T.
Câu 9: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có
A. 2 nguyên tố.
B. 8 nguyên tố.
C. 10 nguyên tố.
D. 18 nguyên tố.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử Y có 15 proton. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA.
C. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA.
D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 11: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 12: Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?
A. 1s22s22p5.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 13: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là
A. R2O.
B. R2O3.
C. R2O5.
D. R2O7.
Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s²2s²2p6.
B. 1s²2s²2p3s²3p¹.
C. 1s²2s²2p3s³.
D. 1s²2s²2p63s².
Câu 15: Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây về K là không đúng?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19.
B. Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron.
C. Hạt nhân của nguyên tố K có 19 proton.
D. Nguyên tố K là một phi kim.
Câu 16: Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng.
(b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.
(c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8).
(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Liên kết hóa học là
A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 18: Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách
A. cho đi 2 electron
B. nhận vào 1 electron
C. cho đi 3 electron.
D. nhận vào 2 electron.
Câu 19: Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?
A.
B.
C.
D.
Câu 20: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành
A. phân tử.
B. ion.
C. cation.
D. anion.
Câu 21: Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng?
A. Ca → Ca2+ + 2e.
B. Ca → Ca2+ + 1e.
C. Ca + 2e → Ca2+.
D. Ca + 1e → Ca2+.
Câu 22: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
A. Cation và anion.
B. Các anion.
C. Cation và các electron tự do.
D. Electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 23: Phân tử KCl được hình thành do
A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
B. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 24: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết
A. ion.
B. cộng hóa trị.
C. kim loại.
D. hydrogen.
Câu 25: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất?
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
Câu 26: Liên kết σ là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
B. cặp electron chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 27: Tương tác van der Waals được hình thành do
A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
Câu 28: Các liên kết biểu diễn bằng dấu “•••” có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị có cực.
C. Liên kết cộng hoá trị không cực.
D. Liên kết hydrogen.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử F2. Biết F (Z = 9).
Câu 2 (1 điểm): Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgO. Biết Mg (Z = 12) và O (Z = 8).
Câu 3 (1 điểm): Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích.
Đáp án đề thi Học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức - (Đề số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
1 - D |
2 - A |
3 - A |
4 - D |
5 - C |
6 - C |
7 - B |
8 - C |
9 - B |
10 - C |
11 - A |
12 - A |
13 - D |
14 - D |
15 - D |
16 - B |
17 - B |
18 - A |
19 - B |
20 - B |
21 - A |
22 - A |
23 - D |
24 - B |
25 - A |
26 - D |
27 - C |
28 - D |
|
|
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Thực phẩm biến đổi gen là sản phẩm của sinh học.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A
Số electron = số proton = 24 – 12 = 12 (hạt).
Câu 3:
Đáp án đúng là: A
Số proton = số hiệu nguyên tử (Z) = 13.
Số neutron = A – Z = 27 – 13 = 14.
Câu 4:
Đáp án đúng là: D
Cả 4 phát biểu đều đúng.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Lớp M (n = 3) có số orbital tối đa là n2 = 32 = 9.
Câu 7:
Đáp án đúng là: B
Trường hợp A, D sai vì 2 electron trong cùng một ô AO phải có chiều tự quay ngược nhau.
Trường hợp C sai vì số electron độc thân chưa đạt tối đa.
Câu 8:
Đáp án đúng là: C
X (Z = 1): 1s1 Þ X là phi kim (trường hợp đặc biệt hydrogen).
Y (Z = 7): 1s22s22p3 Þ Y là phi kim (do có 5 electron ở lớp ngoài cùng).
E (Z = 12): 1s22s22p63s2 Þ E là kim loại (do có 2 electron ở lớp ngoài cùng).
T (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 Þ T là kim loại (do có 1 electron ở lớp ngoài cùng).
Câu 9:
Đáp án đúng là: B
Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có 8 nguyên tố.
Câu 10:
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p3
Vậy Y ở:
+ Ô thứ 15 (Z = E = P = 15)
+ Chu kì 3 (do có 3 lớp electron).
+ Nhóm VA (do 5 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron tăng dần.
Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là F (Z = 9), có cấu hình electron: 1s22s22p5.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
Cấu hình electron nguyên tử R là: 1s22s22p63s23p5.
Vậy R thuộc nhóm VIIA, công thức oxide cao nhất của R là: R2O7.
Câu 14:
Đáp án đúng là: D
X ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron.
X ở nhóm IIA nên có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X: 1s²2s²2p63s².
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Phát biểu A và C đúng vì số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 19.
Phát biểu B đúng vì cấu hình electron của K là: 1s22s22p63s23p64s1 Þ K có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.
Phát biểu D sai vì K là kim loại.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng: a, d.
Ta có cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3
(b) sai vì công thức oxide cao nhất của N có dạng N2O5.
(c) Sai vì N và O cùng chu kì. Trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần nên tính phi kim O mạnh hơn N.
Câu 17:
Đáp án đúng là: B
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
Câu 18:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2
Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường đi 2 electron này để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất.
Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Trong công thức , nguyên tử B chưa đạt octet.
Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành ion.
Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Ca (Z = 20): [Ar]4s2
Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2 electron này để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Ca → Ca2+ + 2e.
Câu 22:
Đáp án đúng là: A
Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa cation và anion.
Câu 23:
Đáp án đúng là: D
Phân tử KCl được hình thành do sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 24:
Đáp án đúng là: B
Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết cộng hóa trị.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Độ âm điện của: F > Cl > Br > I nên liên kết trong phân tử HF là phân cực nhất.
Câu 26:
Đáp án đúng là: D
Liên kết σ là liên kết được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Tương tác van der Waals được hình thành do tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
Câu 28:
Đáp án đúng là: D
Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dầu “•••”
Phần II: Tự luận
Câu 1:
F (Z = 9): 1s22s22p5.
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, nguyên tử fluorine có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron.
Phân tử F2 được biểu diễn: . Xung quanh mỗi nguyên tử F đều có 8 electron.
Câu 2:
Câu 3:
- Nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn nhiệt độ sôi của PH3 do NH3 tạo được liên kết hydrogen liên phân tử còn PH3 thì không:
- NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3 do NH3 tạo được liên kết hydrogen với H2O:
Đề thi học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Sự dao động của con lắc lò xo.
B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
C. Môi trường sống của ếch.
D. Chất và sự biến đổi của chất.
Câu 2: Nguyên tử sodium có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử sodium là
A. 22.
B. 23.
C. 24.
D. 34.
Câu 3: Cho các nguyên tử sau: X (Z = 8; A = 16); Y (Z = 9; A = 20); T (Z = 10; A = 20); Q (Z = 8; A = 17). Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và Y.
B. X và T.
C. X và Q.
D. Y và T.
Câu 4: Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền, trong đó đồng vị chiếm 75,77%. Biết nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,48. Số khối của đồng vị còn lại là
A. 36.
B. 37.
C. 38.
D. 39.
Câu 5: Orbital p có dạng
A. hình tròn.
B. hình số tám nổi.
C. hình cầu.
D. hình bầu dục.
Câu 6: Số electron tối đa có trong lớp M là
A. 2.
B. 8.
C. 18.
D. 32.
Câu 7: Phân lớp d có số orbital là
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 8: Cấu hình electron nguyên tử Mg (Z = 12) là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p43s23p2.
C. 1s22s22p53s2.
D. 1s22s22d63s2.
Câu 9: Các nguyên tố hóa học có cùng đặc điểm nào sau đây được xếp thành một cột?
A. Số electron.
B. Số electron hóa trị.
C. Số hiệu nguyên tử.
D. Số lớp electron.
Câu 10: Cho cấu hình electron nguyên tử chlorine: 1s22s22p63s23p5. Chlorine thuộc
A. nguyên tố s.
B. nguyên tố p.
C. nguyên tố d.
D. nguyên tố f.
Câu 11: Cho các nguyên tố: Al (Z = 13); P (Z = 15); S (Z = 16); O (Z = 8). Nguyên tố có bán kính nhỏ nhất là
A. P.
B. Al.
C. S.
D. O.
Câu 12: Số electron hóa trị của nguyên tố X có Z = 20 là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. F.
B. Fe.
C. Hg.
D. Cs.
Câu 14: Trong các oxide dưới đây, acidic oxide là
A. Na2O.
B. Al2O3.
C. CaO.
D. P2O5.
Câu 15: Lưu huỳnh (sulfur) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Số lớp electron của lưu huỳnh là
A. 3.
B. 6.
C. 16.
C. 9.
Câu 16: Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của
A. điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử.
C. bán kính nguyên tử.
D. số lớp electron.
Câu 17: Nguyên tố nào sau đây không phải là khí hiếm?
A. Helium.
B. Sodium.
C. Neon.
D. Argon.
Câu 18: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?
A. F.
B. He.
C. Ne.
D. Ar.
Câu 19: Sơ đồ tạo thành ion nào sau đây là sai?
A. Li → Li+ + 1e.
B. Be → Be2+ + 2e.
C. O + 2e → O2-.
D. Ne + 2e → Ne2-.
Câu 20: Hợp chất ion là
A. CO2.
B. CaO.
C. H2O.
D. SO2.
Câu 21: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết hydrogen.
Câu 22: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hợp chất cộng hóa trị tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi không cực.
C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
Câu 24: Cho độ âm điện của C và O lần lượt là 2,55 và 3,44. Liên kết giữa C và O trong phân tử CO2 là
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết hydrogen.
Câu 25: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là
A. 5 và 1.
B. 1 và 1.
C. 2 và 0.
D. 4 và 0.
Câu 26: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. O2, H2, N2, H2O.
B. HI, HCl, HBr, HF.
C. MgO, Al2O3, AlCl3, Na2O.
D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 27: Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI?
A. HF có phân tử khối lớn nhất.
B. HF có liên kết hydrogen.
C. HF có tương tác van der Waals lớn nhất.
D. HF là hợp chất phân cực nhất.
Câu 28: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?
A. C2H6.
B. H2O.
C. CO2.
D. H2S.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 29 (0,5 điểm): Viết cấu hình electron của nguyên tử fluorine và dự đoán khả năng nhường hay nhận electron của nguyên tố fluorine khi tham gia các phản ứng hóa học.
Câu 30 (0,5 điểm): Hãy viết công thức Lewis của phân tử O2. Xác định số electron riêng và dùng chung của nguyên tử O trong phân tử này.
Câu 31 (1 điểm): Hãy giải thích tại sao nhiệt độ sôi của H2O (100 oC) cao hơn đáng kể so với nhiệt độ sôi của H2S (-60,75 oC).
Câu 32 (1 điểm): Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong magnesium oxide. Biết Mg (Z = 12); O (Z = 8).
Đề thi học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực … (1) …, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và … (2) … đi kèm những quá trình biến đổi đó”.
A. (1) năng lượng; (2) sản phẩm.
B. (1) khoa học tự nhiên; (2) năng lượng.
C. (1) khoa học xã hội; (2) năng lượng.
D. (1) khoa học tự nhiên; (2) sản phẩm.
Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. neutron và electron.
B. neutron.
C. electron.
D. proton.
Câu 3: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số proton.
B. khối lượng.
C. số neutron.
D. số khối.
Câu 4: Trong nguyên tử X có 12 proton, 12 electron, 13 neutron. Kí hiệu nguyên tử X là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 5: Orbial s có dạng
A. hình tròn.
B. hình số tám nổi.
C. hình cầu.
D. hình elip.
Câu 6: Số electron tối đa chứa trong phân lớp d là
A. 14.
B. 10.
C. 6.
D. 2.
Câu 7: Nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6. Nguyên tử X là
A. O (Z = 8).
B. S (Z = 16).
C. Fe (Z = 26).
D. Cr (Z = 24).
Câu 8: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử nguyên tố phi kim?
A. 1s2 2s2 2p5.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
C. 1s2 2s2 2p6.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2.
Câu 9: Số nguyên tố trong chu kì 2 và chu kì 4 lần lượt là
A. 8 và 18.
B. 8 và 8.
C. 18 và 18.
D. 18 và 32.
Câu 10: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 18, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 18, chu kì 3, nhóm VIB.
B. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIA.
D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.
Câu 11: Bán kính của các nguyên tử 11Na, 19K và 17Cl giảm theo thứ tự là
A. Na > K > Cl.
B. Cl > K > Na.
C. K > Cl > Na.
D. K > Na > Cl.
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. H.
B. He.
C. F.
D. Fe.
Câu 13: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
Câu 14: Nguyên tố silicon thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của silicon là
A. SiO.
B. SiO2.
C. Si2O.
D. Si4O.
Câu 15: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 3, các nhóm IIA và IIIA.
B. Chu kì 2, các nhóm IIIA và IVA.
C. Chu kì 3, các nhóm IA và IIA.
D. Chu kì 2, nhóm IIA.
Câu 16: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s23p63d3.
C. 1s22s22p63s23p1.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 17: Nguyên tử nào sau đây có lớp electron ngoài cùng bền vững?
A. Na (Z = 11).
B. Cl (Z = 17).
C. Ne (Z = 10).
D. Al (Z = 13).
Câu 18: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron giống với cấu hình electron nguyên tử nguyên tố nào?
A. Sodium (Na).
B. Magnesium (Mg).
C. Silicon (Si).
D. Neon (Ne).
Câu 19: Số electron trong các cation: Na+, Mg2+, Al3+ đều bằng
A. 11.
B. 12.
C. 10.
D. 13.
Câu 20: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Câu 21: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. F2.
B. KBr.
C. H2O.
D. HCl.
Câu 22: Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng, khi các electron tập trung về một phía sẽ hình thành nên
A. một ion dương.
B. một ion âm.
C. một lưỡng cực tạm thời.
D. một lưỡng cực vĩnh viễn.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. NH3.
B. HCl.
C. C2H5OH.
D. H2O.
Câu 24: Trong phân tử HF, nguyên tử hydrogen và fluorine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon.
B. Helium và xenon.
C. Helium và neon.
D. Helium và argon.
Câu 25: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF.
B. CO2.
C. CH4.
D. H2O.
Câu 26: Liên kết π là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
B. cặp electron chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 27: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hoá trị?
A. Các hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hoá trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hoá trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
Câu 28: Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Phần II: Tự luận
Câu 29 (1 điểm):
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17) và dự đoán khả năng nhường hay nhận electron của nguyên tố này khi tham gia các phản ứng hóa học.
b) Hãy viết công thức Lewis của phân tử Cl2. Xác định số electron riêng và dùng chung của nguyên tử Cl trong phân tử này.
Câu 30 (1 điểm): Cho dãy các phân tử: CH4; CO2; CH3OH.
a) Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?
b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.
Câu 31 (1 điểm): Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong phân tử potassium chloride. Biết K (Z = 19); Cl (Z = 17).
Đề thi học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 5)
Câu 1 : Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe và trà được biểu diễn ở hình dưới
Nguyên tố N tạo nên cafein, có vị trí trong bảng tuần hoàn là
ô số 6, chu kì 3, nhóm IIA.
ô số 4, chu kì 2, nhóm VIA
ô số 5, chu kì 4, nhóm IVA.
ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
Câu 2 : Đây là hình ảnh của helium siêu lỏng, nhìn thì có vẻ bình thường nhưng vật chất siêu lỏng này không có ma sát bò trên thành cốc và tự chảy ra ngoài.
Vị trí của helium trong bảng tuần hoàn hóa học thuộc
nhóm VA, chu kỳ 4.
nhóm IVA, chu kỳ 3.
nhóm VIIIA, chu kỳ 1.
nhóm VIIA, chu kỳ 2.
Câu 3 : Các nguyên tố theo hình dưới, số electron ở lớp ngoài cùng là
1 electron.
3 electron.
4 electron.
2 electron.
Câu 4 : Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
một hay nhiều cặp electron dùng chung.
sự cho-nhận electron.
một electron chung.
một cặp electron góp chung.
Câu 5 : Cho các chất N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O, số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là
3
2
5
4
Câu 6 : Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
F,O,N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
Câu 7 : Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA
Câu 8 : Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA (ZX + ZY = 51). Phát biểu nào sau đây đúng?
Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
Hợp chất với oxygen của X có dạng X2O7.
Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton.
Ở nhiệt độ thường X không khử được H2O.
Câu 9 : Cation R3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính)
RO3 (acidic oxide), H2RO4 (acid)
RO2 (acidic oxide), H2RO3 (acid)
RO (basic oxide), R(OH)2 (base).
Câu 10 : Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất là
iron.
silicon.
aluminium.
oxygen.
Câu 11 : Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng
một hay nhiều cặp electron dùng chung.
một hay nhiều cặp electron dùng chung nhưng chỉ do một nguyên tử đóng góp.
lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 12 : Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của X là
H4X.
H3X.
H2X.
HX.
Câu 13 : Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z=18). Cho các phát biểu sau:
(1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điên của Y là 4.
(2) Bán kính ion Y- lớn hơn bán kính ion X+.
(3) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
(4) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.
(5) X thuộc loại nguyên tố p.
Số phát biểu đúng là
1
2
3
4
Câu 14 : Nguyên lí hay quy tắc nào bị vi phạm trong cấu hình theo ô orbital được cho dưới đây?
Quy tắc của Hund.
Không vi phạm nguyên lí, quy tắc nào.
Nguyên lí Pauli.
Quy tắc Klechkovski.
Câu 15 : Cho công thức hợp chất A như sau: HC≡C – CH2 = CH2. Số liên kết 𝛔 trong hợp chất A là
5
4
6
7
Câu 16 : Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của Neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng sau:
Giá trị nguyên tử khối trung bình của Ne là
19,19.
20,20.
19,20.
20,19.
Câu 17 : Nguyên tố Chlorine (Z = 17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Cho biết chlorine là phi kim tại vì
lớp ngoài cùng có 2 electron.
lớp ngoài cùng có 7 electron.
lớp ngoài cùng có 5 electron.
lớp ngoài cùng có 6 electron.
Câu 18 : Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
N2, HI, Cl2, CH4.
N2, Cl2, H2, HCl.
Cl2, O2, N2, F2.
N2, CO2, Cl2, H2.
Câu 1 : X,Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X,Y có dạng XO, YO3. Cho các phát biểu sau :
(a) X,Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau.
(b) X là kim loại,Y là phi kim.
(c) XO là basic oxide còn YO3 là acidic oxide
(d) Hydroxide cao nhất của X có dạng X(OH)2 và có tính base.
Câu 2 : Electron của ion X- là 1s22s22p63s23p63d104s24p6. Cho các phát biểu sau:
(a) X ở ô 36, chu kỳ 4, VIIIA.
(b) Ion X- có 36 proton.
(c) X có tính phi kim.
(d) Bán kính ion X- nhỏ hơn bán kính của X.
Câu 3 : Nguyên tố X tích luỹ trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Nguyên tố Z được dùng chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng. Nguyên tử X chỉ có 7 electron trên phân lớp s; còn nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên phân lớp p
(a) X là potassium
(b) Hợp chất tạo bởi X và Z chứa liên kết ion.
(c) Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện khi bị nóng chảy hoặc hòa tan trong nước
(d) Z thuộc nhóm VIA, chu kì 4.
Câu 4 : Soudime ( 11Na) và Magienime (12Mg) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
a. Na và Mg đều có 3 electron hóa trị.
b. Dựa vào mức độ phản ứng của Na và Mg với nước ở điều kiện thường, có thể so sánh được độ hoạt động hóa học giữa Na với Mg.
c. Tính base của sodium hydroxide yếu hơn tính base của magnesium hydroxide.
d. Khi phản ứng với Cl2, Na và Mg đều tạo ra hợp chất ion.
Câu 1 : Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 11, 17, 18, 19 và 20. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố phi kim?
Câu 2 : Có bao nhiêu hợp chất tạo được liên kết Hydrogen trong dãy các chất sau: NH3, HF, HCl, PH3, C2H5OH?
Câu 3 : Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH3, được sử dụng để trung hoà các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất. % khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hydrogen là bao nhiêu ?
Câu 4 : Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối Fe là 55,85 ở 20oC có khối lượng riêng của tinh thể Fe là 7,87g/cm3. Bán kính nguyên tử Fe là?
ĐÁP ÁN
Câu 1-D | Câu 2-D | Câu 3-C | Câu 4-A | Câu 5-B | Câu 6-B |
Câu 7-B | Câu 8-A | Câu 9-A | Câu 10-D | Câu 11-C | Câu 12-C |
Câu 13-C | Câu 14-C | Câu 15-C | Câu 16-D | Câu 17-B | Câu 18-D |
Vì oxide của X có dạng XO nên X ở nhóm IIA.
Oxide của Y có dạng YO3 nên Y ở nhóm VIA.
(a) sai, X,Y thuộc nhóm A không kế tiếp nhau
(b) đúng
(c) đúng
(d) đúng.
Câu 2 :
Ion X- có 36 electron nên X có 35 electron. Vậy X ô số 35 (bromine).
(a) sai, X ở ô số 35.
(b) sai, ion X- có 35 proton.
(c) đúng
(d) sai vì Khi nguyên tử biến thành anion, electron nhận thêm vào làm tăng tương tác đẩy electron – electron làm cho kích thước ion tăng thêm.
Câu 3 :
Cấu hình X là: 1s2 2s22p6 3s23p6 4s1 nên X có 19 electron.
Cấu hình X: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s2 4p5 nên Z có 35 electron.
(a) đúng
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai, X tuộc nhóm VIIA.
Câu 4 :
a. sai, Na có 1 electron hóa trị, Mg có 2 electron hóa trị.
b. đúng
c. sai, tính base của sodium hydroxide mạnh hơn tính base của magnesium hydroxide.
d. đúng
Câu 1 :
Các nguyên tử có số hiệu lần lượt là: 9, 17 thuộc nguyên tố phi kim
Đáp án 2
Câu 2 :
NH3, HF, HCl, C2H5OH có liên kết hydrogen.
Đáp án 4
Câu 3 :
Vì nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thứ RH3 nên oxide của R có công thức là R2O5.
Ta có : %R =
%N trong NH3 là :
Câu 4 :
Xét 1 mol tinh thể Fe chứa 6,022.1023 nguyên tử Fe xếp khít nhau và các khe rỗng.
(Ghi chú: Tinh thể viết tắt là tt).
→ mtt = 55,85 gam
→ Vtt = mtt : Dtt = 55,85 : 7,87 = 7,1 cm3
→ Vphần đặc = 7,1.75% = 5,325 cm3
→ V1 nguyên tử = 5,325 : 6,022.1023 = 8,84.10-24 (cm3)
Mà nguyên tử có hình cầu nên:
Vnguyên tử = 4/3.π.r3
→ 8,84.10-24 = 4/3.3,14.r3
→ r = 1,283.10-8 cm.
Nguyễn Thạch Tùng
2022-12-08 14:43:23