Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 28: Số thập phân sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 28: Số thập phân
Phần 1. Trắc nghiệm Số thập phân
Câu 1. Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Các vận động viên đã về Nhất, về Nhì, về Ba lần lượt là:
A. Ngọc Mai, Mai Anh, Phương Hà.
B. Ngọc Mai, Phương Hà, Mai Anh.
C. Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Mai.
D. Mai Anh, Ngọc Mai, Phương Hà.
Trả lời:
Ta có: 31,48 > 31,42 > 31,09.
Suy ra Ngọc Mai về nhất, Mai Anh về nhì, Phương Hà về ba.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2. Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
A. −0,09; −0,625; 3,08
B. −0,009; −0,625; 3,08
C. −0,9; −0,625; 3,08
D. −0,009; −0,625; 3,008
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3. Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:
−120,341; 36,095; 36,1; −120,34.
A. 36,095 > 36,100 > −120,34 > −120,341
B. 36,095 > 36,100 > −120,341 > −120,34
C. 36,100 > 36,095 > −120,341 > −120,34
D. 36,100 > 36,095 > −120,34 > −120,341
Trả lời:
Ta có:
36,100 > 36,095 nên 36,1 > 36,095.
−120,340 > −120,341 nên −120,34 > −120,341
⇒ 36,100 > 36,095 > −120,34 > −120,341.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4. Số đối của các số thập phân sau lần lượt là:
9,32; −12,34; −0,7; 3,333
A. 9,32; −12,34; −0,7; 3,333
B. −9,32; 12,34; 0,7; 3,333
C. −9,32; 12,34; 0,7; −3,333
D. −9,32; −12,34; 0,7; −3,333
Trả lời:
Số đối của 9,32 là −9,32
Số đối của −12,34 là 12,34
Số đối của −0,7 là 0,7
Số đối của 3,333 là −3,333
Vậy ta được: −9,32; 12,34; 0,7; −3,333.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Viết phân số dưới dạng số thập phân ta được
A. 0,131
B. 0,1331
C. 1,31
D. 0,0131
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6. Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7. Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
−0,125=…; −0,012=...; −4,005=...
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8.
Điền dấu ">;<;=" vào ô trống 508,99 …… 509,01
Trả lời:
Ta có: 508 < 509 nên 508,99 < 509,01.
Phần 2. Lý thuyết Số thập phân
1. Phân số thập phân và số thập phân
a) Phân số thập phân.
– Phân số thập phân là phân số có phần mẫu số là lũy thừa của 10
Ví dụ 1: … được gọi là các phân số thập phân
Các phân số là các phân số thập phân âm.
Các phân số là các phân số thập phân dương.
b) Số thập phân
Ta viết là số thập phân âm, đọc là “âm một phẩy bốn”.
Ta viết là số thập phân âm, đọc là “âm không phẩy hai mươi lăm”.
Ta viết là số thập phân dương, đọc là “không phẩy một”.
– Các số –0,3; –1,6; –3.76… là các số thập phân âm.
– Các số 0,17; 1, 89; 3, 15… là các số thập phân dương.
– Các số thập phân âm và và các số thập phân dương gọi chung là các số thập phân.
– Các số 1, 7 và –1, 7; 3, 2 và –3, 2… gọi là hai số đối nhau.
c) Tính chất của số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm: Phần số nguyên viết bên trái dấu “,”; phần thập phân viết bền phải dấu “,”.
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân không đổi:
21, 45 = 21, 450 = 21, 4500 = …
- Hai số thập phân được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
d) Đổi từ số thập phân ra phân số và ngược lại.
– Đổi từ số thập phân sang phân số ta làm như sau:
Bước 1: Đếm xem có bao nhiêu số ở phía bên phải dấu phẩy. Gọi n là số chữ số ở phía bên phải dấu phẩy.
Bước 2: Bỏ đi dấu phẩy và viết số không có dấu phẩy ở tử số; lũy thừa 10n ở mẫu số.
Bước 3: Rút gọn phân số phía trên để được phân số tối giãn.
Ví dụ 2: Đổi 0, 14 sang phân số ta làm như sau:
Ta đếm thấy bên phải dấu phẩy của số 0, 14 có 2 số là 1 và 4. Số 0, 14 sau khi bỏ dấu phẩy là 14
Vậy đổi 0, 14 ra phân số thập phân là
Ta rút gọn phân số
– Đổi phân số ra số thập phân
Bước 1: Đưa phân số về dạng phân số thập phân có mẫu là lũy thừa của 10
Bước 2: Kiểm tra xem mẫu số là lũy thừa mấy của 10. Giả sử mẫu số là lũy thừa bậc n của 10.
Bước 3: Đếm từ phải sang tới số thứ n của tử và đặt dấu phẩy ở đó, số thập phân cần tìm là số ở tử khi đã đặt dấu phẩy
Ví dụ 3: Đổi ra số thập phân
Ta có:
Mẫu số là lũy thừa cơ số 1 của 10.
Ta đếm từ phải sang và đặt dấu phẩy trước số thứ nhất của tử ta được 1, 6
Vậy đổi sang số thập phân ta được kết quả là 1, 6.
2. So sánh hai số thập phân
a) So sánh hai số thập phân dương
Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:
– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Ví dụ 4: So sánh
a) 3, 56 và 7,37
b) 4,25 và 4,35
Lời giải:
a) Ta so sánh phần nguyên: Ta thấy 3 < 7 nên 3, 56 < 7,37
b) Ta so sánh phần nguyên: Ta thấy 4 = 4 do đó ta chuyển sang so sánh phần thập phân, bắt đầu từ phần mười:
Ta thấy 2 < 3 nên 4, 25 < 4, 35.
b) So sánh hai số thập phân âm
– Nếu a, b là hai số thập phân dương và a > b thì –a < –b
Chú ý: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
Số thập phân dương luôn lớn hơn 0 và lớn hơn số thập phân âm.
Ví dụ 5: So sánh
a) 0, 745 và –1, 234
b) –2, 13 và –3, 12
Lời giải:
a) 0, 745 và –1, 234
Vì 0, 745 là số thập phân dương và –1, 234 là số thập phân âm nên 0, 745 > –1, 234.
b) –2, 13 và –3, 12
Ta đi so sánh 2, 13 và 3, 12
Vì 2 < 3 nên 2, 13 < 3, 12 nên –2, 13 > –3, 12.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 27: Hai bài toán về phân số
Trắc nghiệm Bài 28: Số thập phân
Trắc nghiệm Bài 29: Tính toán với số thập phân
Trắc nghiệm Bài 30: Làm tròn và ước lượng
Trắc nghiệm Bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm