20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 15 2.3 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

Phần 1. Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

I. Nhận biết

Câu 1. Tìm thương của phép chia sau: 64: (-8); 

A. 8

B. – 8

C. 6

D. -6          

Lời giải Ta có 64:(-8) = -8.

Đáp án: B

Câu 2. -10 là gì của 2?

A. -10 là bội của 2

B. -10 là ước của 2

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Lời giải Vì (-10): 2 = -5 nên -10 chia hết cho 2, do đó -10 là một bội của 2.

Đáp án: A

Câu 3. Tìm tập các ước nguyên của 5

A. Ư(5) = {1; 5}

B. Ư(5) = {-1; -5}

C. Ư(5) = {0; 5; 10; …}

D. Ư(5) = {1; -1; 5; -5}

Lời giải

Các ước nguyên dương của 5 là 1; 5.

Do đó các ước nguyên âm của 5 là -1; -5

Vậy Ư(5) = {-5; -1; 1; 5}.

Đáp án: D

II. Thông hiểu

Câu 1. Tìm ba bội của 5.

A. 3 bội của 5 là: 0; 10; 42

B. 3 bội của 5 là: -15; 25; 65

C. 3 bội của 5 là: 26; 5; 45

D. 3 bội của 5 là: -20; -115; 98

Lời giải

Ta nhân 5 với các số tự niên …; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …

Suy ra B(5) = {…; -10; -5; 0; 5; 25;…}.

Đáp án: B

Câu 2. Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là -250C. Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là -390C. Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

A. -140C

B. 20C

C. -20C

D. 120C

Lời giải

Sau 7 ngày nhiệt độ thay đổi: (– 39) – (–25) = – 39 + 25  = -140

Do đó sau 7 ngày nhiệt độ giảm 140C.

Trung bình mỗi ngày nhiệt độ giảm: 14 : 7 = 20C

Hay nhiệt độ trung bình mỗi ngày thay đổi -20C

Vậy trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi -20C.

Đáp án: C

Câu 3. So sánh hai biểu thức sau: X = (9 876 – 6 789).(9 876 + 6 789) và Y = – 134.

A. X < Y

B. X > Y

C. X = Y

D. X < Y < 0

Lời giải

Ta có: (9 876 – 6 789).(9 876 + 6 789) > 0 mà – 134 < 0 nên (9 876 – 6 789).(9 876 + 6 789) > -134.

Vậy (9 876 – 6 789).(9 876 + 6 789) > -134 hay X  > Y.

Đáp án: B

Câu 4. Tìm các số nguyên x, biết: 100 : (x – 7) = 1

A. x = 7

B. x = 93

C. x = 107

D. x = -7            

Lời giải

100 : (x – 7) = 1

x – 7 = 100:1

x – 7 = 100

x = 100 + 7

x = 107.

Vậy x = 107.

Đáp án: C

Câu 5. Tìm các số nguyên x, biết: (5x – 10) : (77x2 + 1) = 0.

A. x = 2

B. x = 0

C. x = 2 và x = 0

D. x = -2

Lời giải

(5x – 10) : (77x2 + 1) = 0

TH1: 5x – 10 = 0

5x = 10

x = 10:5

x = 2.

TH2: 77x2 + 1 = 0 

77x2 = -1 (vô lí).

Vậy x = 2.

Đáp án: A

Câu 6. Một tàu lặn thám hiểm đại dương lặn xuống thêm được 12 m trong 3 phút. Hỏi trung bình mỗi phút tàu lặn xuống thêm được bao nhiêu mét? 

20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 2)

A. 4m

B. 3m

C. 6m

D. 12m

Lời giải

Trong 3 phút, tàu lặn xuống 12 m hay tàu lặn được: - 12 m

Một phút tàu lặn được: (-12) : 3 = - 4 m.

Vậy mỗi phút tàu lặn xuống thêm được 4 m.

Đáp án: A

Câu 7. 

20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 3)

Một máy cấp đông (làm lạnh nhanh) trong 6 phút đã làm thay đổi nhiệt độ được 120C. Hỏi trung bình trong một phút máy đã làm thay đổi được bao nhiêu độ C?

A. -120C

B. 60C

C. 20C

D. -20C

Lời giải

Trong một phút máy đã làm thay đổi được: -12 : 6 = -20C.

Vậy trung bình một phút máy đã làm thay đổi nhiệt độ được  -20C.

Đáp án: D

Câu 8. Thực hiện phép tính: (-132).(-98):11

A. 1 176

B. 176

C. 16 116

D. 1 616

Lời giải

(-132).(-98):11

= 12 936:11

= 1 176.

Đáp án: A

Câu 9. Kết quả của phép tính: [(-9).(-9).(-9) + 93]:810.

A. là một số nguyên âm

B. là một số nguyên dương

C. 1

D. 0

Lời giải

[(-9).(-9).(-9) + 93]:810

= [-93 + 93]:810

= 0: 810

= 0.

Đáp án: D

Câu 10. Tìm số nguyên x, biết: (- 24).x = - 120;                                       

A. x = 5 

B. x = -5

C. x = 2

D. x = -2

Lời giải

(- 24).x = - 120

x = (- 120):(- 24) 

x = 5

Vậy x = 5.

Đáp án: A

III. Vận dụng

Câu 1. Một công ty cơ khí sản xuất đồ dùng dân dụng đã đề xuất chế độ thưởng phạt như bảng sau:

Loại sản phẩm

Mức thưởng/phạt cho 1 sản phẩm

A

Thưởng 100 000 đồng

B

Thưởng 50 000 đồng

C

Phạt 30 000 đồng

D

Phạt 70 000 đồng

Bác Toàn làm được 40 sản phẩm loại A, 35 sản phẩm loại B, 15 sản phẩm loại C và 10 sản phẩm loại D. Vậy bác Toàn được thưởng hay phạt trung bình bao nhiêu tiền trên mỗi sản phẩm.

A. 4 600 000 đồng

B. 4 600 đồng

C. 46 000 đồng

D. 460 000 đồng

Lời giải

Số tiền bác Toàn được nhận là: 40.100 000 + 35.50 000 – 15.30 000 – 10.70 000

= 4 000 000 + 1 750 000 – 450 000 – 700 000 = 4 600 000 (đồng).

Tổng số sản phẩm bác Toàn làm được là: 40 + 35 + 15 + 10 = 100 (sản phẩm).

Do đó bác Toàn được thưởng trung bình mỗi sản phẩm là: 

4 600 000:100 = 46 000 (đồng).

Vậy bác Toàn được thưởng trung bình 46 000 đồng trên mỗi sản phẩm.

Đáp án: C

Câu 2. Bạn Nam có một bộ sưu tập gồm 169 quyển truyện khác nhau và muốn tặng bạn bè, biết không có hai bạn nào nhận được số quyển truyện bằng nhau. Bạn Nam có thể tặng được nhiều nhất cho bao nhiêu bạn?

A. 19 bạn

B. 18 bạn 

C. 17 bạn

D. 16 bạn

Lời giải

Giả sử Nam tặng 169 quyển truyện được nhiều nhất cho n bạn. Không có hai bạn nào nhận được số quyển truyện bằng nhau, nên để chia được cho nhiều bạn nhất thì phải chia cho từng bạn số quyển truyện tương ứng là: 1; 2; 3; 4; 5; …; n – 1; n.

Tổng số quyển truyện của n bạn trên là: 

20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 4)

Nếu n ≥ 18 thì 20 câu Trắc nghiệm Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 5). Mà bạn Nam chỉ có 169 quyển truyện nên bạn Nam có thể tặng nhiều nhất cho 17 bạn.

Vậy bạn Nam có thể chia 169 quyển truyện cho nhiều nhất 17 bạn.

Đáp án: C

Câu 3. Tìm các số nguyên dương x, sao cho: x chia hết cho 18

A. x ∈ {1; 2; 3; 6; 9; 18}

B. x ∈ {0; 18; 36; 54; …}

C. x ∈ {18; 36; 54; …}

D. x ∈ {…; -36; -18; 0; 18; 36; 54; …}

Lời giải

b) Vì x chia hết cho 18 nên x thuộc tập B(18) = {…; -36; -18; 0; 18; 36; 54; …}.

Mà x là số nguyên dương nên x ∈ {18; 36; 54; …}

Vậy x ∈ {18; 36; 54; …}.

Đáp án: C

Câu 4. Tìm các số nguyên x, sao cho: 2x – 3 là bội của x + 1

A. x = 0

B. x ∈ {0; -2; 4; -6}

C. x ∈ {0; -2; 4}

D. x ∈ {4; -6}

Lời giải

Ta có 2x – 3 = 2x + 2 – 5 = 2(x + 1) – 5 

Vì 2x – 3 là bội của x + 1 nên 2x – 3 chia hết cho x + 1.
 Mà 2(x + 1) chia hết cho x + 1 nên 5 phải chia hết cho x + 1 hay x + 1 thuộc Ư(5) = {1; -1; 5; -5}.

Suy ra x ∈ {0; -2; 4; -6}.

Vậy x ∈ {0; -2; 4; -6}.

Đáp án: B

Câu 5. Chỉ số đồng hồ đo nước sinh hoạt cuối các tháng 9, 10, 11, 12 của năm 2020 ở nhà bác Long được thống kê trong bảng sau:

Thời điểm

Cuối tháng 9

Cuối tháng 10

Cuối tháng 11

Cuối tháng 12

Chỉ số đồng hồ đo nước (m3)

22

26

31

37

Biết số tiền nước phải trả cho mỗi m3 là không đổi và tổng số tiền mà bác Long phải trả trong quý IV là 90 000 đồng. Tính số tiền nước mà bác Long phải trả của tháng 10 và thàng 11 năm 2020.

A. 24 000 đồng

B. 30 000 đồng

C. 24 000 đồng và 30 000 đồng

D. 30 000 đồng và 24 000 đồng.

Lời giải

Một năm có 12 tháng được chia làm 4 quý, trong đó:

Quý I gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3;

Quý II gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6;

Quý III gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9;

Quý IV gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Số m3 nước của nhà bác Long đã sử dụng trong ba tháng cuối năm (hay trong quý IV) là: 

37 – 22 = 15 (số).

Mỗi m3 nước có giá tiền là: 90 000:15 = 6 000 (m3).

Số mnước bác Long đã sử dụng trong tháng 10 là: 26 – 22 = 4 (m3).

Số tiền nước mà bác Long phải trả của tháng 10 năm 2020 là:

4.6 000 = 24 000 (đồng).

Số mnước bác Long đã sử dụng trong tháng 11 là: 31 – 26 = 5 (m3).

Số tiền nước mà bác Long phải trả của tháng 11 năm 2020 là:

5.6 000 = 30 000 (đồng).

Vậy số tiền nước mà bác Long phải trả của tháng 10 và tháng 11 năm 2020 lần lượt là 24 000 đồng và 30 000 đồng.

Đáp án: C

Câu 6. Tìm hai số nguyên khác nhau a và b thỏa mãn a  b và b  a.

A. a và b là hai số nguyên dương bằng nhau

B. a và b là hai số nguyên âm bằng nhau

C. a và b là hai số nguyên đối nhau

D. a và b bằng 0

Lời giải

Vì  a  b và b  a. 

Vì a chia hết cho b nên a là bội của b mà b cũng chia hết cho a nên b là bội của a.

Suy ra a = b hoặc a = -b (a, b ≠ 0)

Mà a và b là hai số nguyên khác nhau  nên a = - b hay a và b là số đối của nhau.

Đáp án: C

Câu 7. Sau một quý kinh doanh, bác Ba lãi được 60 triệu đồng, còn chú Tư lại lỗ 12 triệu đồng. Em hãy tính xem bình quân trong một tháng mỗi người lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?

A. Bác Ba lãi 20 triệu đồng, bác Tư lỗ 4 triệu đồng

B. Bác Ba lãi 60 triệu đồng, bác Tư lỗ 12 triệu đồng

C. Bác Ba lãi 30 triệu đồng, bác Tư lỗ 6 triệu đồng

D. Bác Ba lãi 10 triệu đồng, bác Tư lỗ 2 triệu đồng

Lời giải

Ta có: Một quý sẽ gồm có 3 tháng.

Trong một tháng số tiền lãi của bác Ba: 60:3 = 20 (triệu đồng)

Trong một tháng số tiền lỗ của bác Tư: 12:3 = 4 (triệu đồng)

Vậy bình quân trong một tháng số tiền lãi/lỗ của mỗi người là:

Bác Ba lãi: 20 triệu đồng (Có 20 triệu đồng).

Bác Tư lỗ: 4 triệu đồng (Có - 4 triệu đồng).

Đáp án: A

Phần 2. Lý Thuyết Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

1. Phép chia hết

Cho a,b ∈ Z với b ≠ 0 . Nếu có số nguyên q sao cho  a = b.q thì ta có phép chia hết a:b = q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  b.

Ví dụ 1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) 27 chia hết cho 9;

b) 28 không chia hết cho 14;

c) 135 chia hết cho 15.

Lời giải

a) Vì 27 = 9.3 nên 27 chia hết cho 3. Do đó a đúng.

b) Vì 28 = 14.2 nên 28 chia hết cho 14. Do đó b sai.

c) Vì 135 = 15.9 nên 135 chia hết cho 15. Do đó c đúng.

2. Ước và bội

Khi a Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức b (a,b ∈ Z, b ≠ 0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.

Ví dụ 2. 

a) 5 là một ước của -15 vì (-15) Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 5.

b) (-15) là một bội của 5 vì (-15) Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 5.

Nhận xét: 

Nếu a là một bội của b thì –a cũng là một bội của b.

Nếu b là một ước của a thì – b cũng là một ước của a.

Ví dụ 3. 

a) Tìm tất cả các ước của 6 và 9.

b) Tìm các bội của 8.

Lời giải

a) Ta có các ước dương của 6 là: 1; 2; 3; 6.

Do đó tất cả các ước của 6 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.

Ta có các ước dương của 9 là: 1; 3; 9.

Do đó tất cả các ước của 9 là: 1; -1; 3; -3; 9; -9.

b) Lần lượt nhân 8 với 0; 1; 2; 3; 4; …, ta được các bội dương của 8 là: 0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …Do đó bội của 8 là: 0; 8; -8; 16; -16; 24; -24; 32; -32; …

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 16: Phép nhân hai số nguyên

Trắc nghiệm Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

Trắc nghiệm Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

Trắc nghiệm Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Trắc nghiệm Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống