20 câu Trắc nghiệm Ước chung. Ước chung lớn nhất (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 14 2.3 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất

Phần 1. Trắc nghiệm Ước chung. Ước chung lớn nhất

I. Nhận biết

Câu 1. Cho tập ƯC(24; 28) = {1; 2; 4}. Vậy ƯCLN(24; 28) là: 

A. 1;

B. 2;

C. 4;

D.24.

Lời giải

Tập ƯC(24; 28) = {1; 2; 4}.

Mà 4 là số lớn nhất trong tập này nên ƯCLN(24, 28) = 4.

Đáp án: C

Câu 2. Tìm ƯCLN(72, 63, 1):

A. 63;

B. 72;

C. 9;

D. 1.

Lời giải

Ta có ƯCLN(a, b, 1) = 1 với a, b là các số tự nhiên.

Vậy ƯCLN(72, 63, 1) = 1.

Đáp án: D

Câu 3. Muốn tìm tập hợp ước chung chung của hai hay nhiều số tự nhiên, ta thực hiện:

A. Tìm ƯCLN của các số đó. Khi đó tập hợp ước chung của các số đó chính là tập hợp ước của ƯCLN.

B. Viết tập hợp các ước của các số đó ra. Tìm trong số đó các phần tử chung. Tập các phần tử đó chính là tập hợp ước chung của các số đó.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Lời giải

Muốn tìm tập hợp ước chung chung của hai hay nhiều số tự nhiên, ta có hai cách để tìm như sau:

Cách 1. 

- Tìm ƯCLN của các số đó.

- Tìm các ước của ƯCLN đó.

- Kết luận tập hợp ƯC là tập các ước của ƯCLN.

Cách 2. 

- Liệt kê tập hợp ước của các số.

- Tìm các phần tử chung của các tập hợp đó.

- Tập hợp ƯC là tập các phần tử chung đó.

Vậy cả A và B đều đúng. 

Đáp án: D

Câu 4. Nếu 9 là số lớn nhất sao cho a ⋮ 9 và a ⋮ 9 thì 9 là ………… của a và b. Chọn câu trả lời đúng nhất. 

A. ước;

B. ước chung;

C. ước chung lớn nhất;

D. bội.

Lời giải

Nếu 9 là số lớn nhất sao cho a ⋮ 9 và b ⋮ 9 thì 9 là ước chung lớn nhất của a và b. 

Đáp án: C

Câu 5. Nếu a ⋮ 7 và a ⋮ 7 thì 7 là ……………… của a và b.

A. ước

B. ước chung;

C. ước chung lớn nhất;

D. bội.

Lời giải

Nếu a ⋮ 7 và b ⋮ 7 thì 7 là ước chung của a và b.

Đáp án: B

Câu 6. Cho tập Ư(8) = {1; 2; 4; 8} và Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}. Tập hợp ƯC(8; 20) là:

A. ƯC(8; 20) = {1; 2; 4}.

B. ƯC(8;20) = {1; 2}.

C. ƯC(8; 20) = {1;4}.

D. ƯC(8; 20) = {2;4}.

Lời giải

Các phần tử chung của tập Ư(8) và Ư(20) là: 1; 2; 4.

Do đó ƯC(8; 20) = {1;2;4}.

Đáp án: A

Câu 7. Chọn phát biểu đúng.

A. Ước chung của hai hay nhiều số chỉ có thể là số 1.

B. Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là ước lớn nhất của số lớn nhất trong các số đó.

C. Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung cuả các số đó.

D. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó, không nhất thiết là chỉ có số 1. Do đó A sai.

Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung cuả các số đó. Do đó B sai, C đúng, D sai.

Đáp án: C

Câu 8. Sắp xếp các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 là:

1 – Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

2 – Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

3 – Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

A. 1 – 3 – 2;

B. 1 – 2 – 3;

C. 3 – 2 – 1;

D. 3 – 1 – 2; 

Lời giải

Các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 là: 

3 – Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

1 – Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

2 – Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Thứ tự đúng là: 3 – 1 – 2.

Đáp án: D

Câu 9. Tìm ƯCLN(90; 10)

A. ƯCLN(90; 10) = 10; 

B. ƯCLN(90; 10) = 5; 

C. ƯCLN(90; 10) = 90;

D. ƯCLN(90;10) = 1.

Lời giải

Vì 90 = 9.10 nên 90 chia hết cho 10. Do đó ƯCLN(90; 10) = 10.

Đáp án: A

Câu 10. Phân số ab được gọi là phân số tối giản khi:

A.  a và b không có ước chung nào khác 1.

B. a và b có ƯCLN(a, b) = 1.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Lời giải

Phân số ab được gọi là phân số tối giản nếu a và b không có ước chung nào khác 1, nghĩa là ƯCLN(a, b) = 1.

Đáp án: C

II. Thông hiểu

Câu 1. Tìm ƯCLN(56, 140, 168).

A. 56;

B. 28;

C. 7;

D. 4.

Lời giải

Ta có: 56 = 23.7; 140 = 22.5.7; 168 = 23.3.7.

Tích các thừa số chung với số mũ nhỏ nhất là: 22.7.

Vậy ƯCLN(56, 140, 168) = 22.7 = 28.

Đáp án: B

Câu 2. Cho các phân số sau: 12144;9727;613;2381;25632 . Có bao nhiêu phân số tối giản trong các phân số trên.

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Lời giải

Ta có: 

+) Xét phân số: 12144 

Ta có 12 = 22.3; 144 = 24.32 nên Ư CLN(12, 144) = 22.3 = 12 nên phân số này không tối giản.

+) Xét phân số: 9727 

Vì 97 là số nguyên tố, 27 = 33 nên ƯCLN(97, 27) = 1.

Do đó phân số này tối giản.

+) Xét phân số: 613 

Ta có 6 = 2.3, 13 = 13 (do 13 là số nguyên tố) nên ƯCLN(6, 13) = 1.

Do đó đây là phân số tối giản.

+) Xét phân số: 2381 

Ta có: 23 = 23, 81 = 34 nên ƯCLN(23, 81) = 1.

Do đó đây là phân số tối giản.

+) Xét phân số 25632 

Ta có 256 = 28; 32 = 25 nên Ư CLN(256, 32) = 25 = 32.

Do đó đây không phải phân số tối giản.

Vậy có 3 phân số tối giản trong dãy phân số đã cho.

Đáp án: D

Câu 3. Tìm số tự nhiên a lớn nhất sao cho 48a, 72a 

A. a = 12;

B. a = 6;

C. 24;

D. 48.

Lời giải

Ta có 48a, 72a nên a là ước chung của 48 và 72

Mà a lớn nhất nên a chính là ƯCLN(48, 72) 

Ta có 48 = 24.3; 72 = 23.32.

ƯCLN(48, 72) = 23.3 = 24.

Vậy a = 24.

Đáp án: C

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai:

A. ƯCLN(35, 21) = 7.

B. ƯCLN(72, 90) = 18.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Lời giải

+) Ta có 35 = 5.7, 21 = 3.7 

Nên ƯCLN(35, 21) = 7. Do đó A đúng.

+) Ta có 72 = 23.32; 90 = 2.32.5.

ƯCLN(72, 90) = 2.32 = 18. Do đó B đúng.

Suy ra C đúng.

Vậy D sai.

Đáp án: D

Câu 5. Tìm ƯCLN(36, 84)

A. 2;

D. 4;

C. 3;

D. 12.

Lời giải

Ta có: 36 = 22.32; 84 = 22.3.7.

Tích các nhân tử chung với số mũ nhỏ nhất là: 22.3.

 ƯCLN(36, 84) = 22.3 = 12.

Đáp án: D

Câu 6. Rút gọn phân số 11636 về phân số tối giản:

20 câu Trắc nghiệm Ước chung. Ước chung lớn nhất (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

Lời giải

Ta có: 114 = 22.29; 36 = 22.32.

ƯCLN(114, 36) = 22 = 4.

Khi đó: 11636=116:436:4=299 

Đáp án: C

Câu 7. Biết ƯCLN(75, 105) = 15. Hãy tìm ƯC(15, 105).

A. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 3; 5}.

B. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 5; 15}.

C. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 3; 5;15}.

D. ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 15}.

Lời giải

Lần lượt chia 15 cho các số tự nhiên từ 1 đến 15 ta thấy 15 chia hết cho các số 1; 3; 5 và 15.

Suy ra Ư(15) = {1; 3; 5;15}.

Ta có: ƯC(15, 105) = Ư(15) = {1; 3; 5; 15}.

Đáp án: C

III. Vận dụng

Câu 1. Tuấn và Hà mỗi người mua một số hộp bút chì màu, trong mỗi hộp đều có từ hai chiếc bút trở lên và số bút trong mỗi hộp là như nhau. Tính ra Tuấn mua 25 bút, Hà mua 20 bút. Hỏi mỗi hộp bút chì màu có bao nhiêu chiếc.

A. 1;

B. 20;

C. 25;

D. 5.

Lời giải

Số bút chì trong mỗi hộp là như nhau nên số bút trong mỗi hộp chính là ước chung của 25 và 20.

Ta có 25 = 52; 20 = 22.5

Khi đó ƯCLN(25, 20) = 5.

ƯC(25, 20) = Ư(5) = {1;5}.

Mà mỗi hộp đều có từ hai chiếc bút trở lên nên số bút trong mỗi hộp là 5.

Đáp án: D

Câu 2. Tìm tất cả các số tự nhiên khác 0, không vượt quá 60 sao cho ƯCLN của hai số đó là 17. 

A. 17; 34 và 51.

B. 17; 34 và 41.

C. 17 và 51.

D. 17 và 34.

Lời giải

Các số tự nhiên có ƯCLN là 17 nên các số đó là bội của 17.

Muốn tìm bội của 17, ta nhân lần lượt 17 với các số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; …

B(17) = {0; 17; 34; 51; 68; …}.

Mà các số tự nhiên cần tìm khác 0 và không vượt quá 60 nên các số đó là: 17; 34 và 51.

Đáp án: A

Câu 3. Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo. Chẳng hạn, các ước của 6 (không kể chính nó) là 1; 2; 3 ta có 1 + 2 + 3 = 6. Vậy 6 là số hoàn hảo. Hãy chỉ ra trong các số 10; 28; 49 số nào là số hoàn hảo.

A. 10;

B. 28;

C. 49;

D. 10; 28 và 49..

Lời giải

+) Lấy 10 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 10 ta thấy 10 chia hết cho 1; 2; 5; 10.

Các ước của 10 không kể chính nó là: 1; 2 và 5.

Ta có: 1 + 2 + 5 = 8 (khác 10).

Vậy 10 không phải là số hoàn hảo.

+) Lấy 28 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 28 ta thấy 28 chia hết cho 1; 2; 4; 7; 14; 28.

Các ước của 28 không kể chính nó là: 1; 2; 4; 7; 14.

Ta có: 1 + 2 + 4 + 7 + 14  = 28.

Vậy 28 là số hoàn hảo.

+) Lấy 49 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 49 ta thấy 49 chia hết cho 1; 7; 49.

Các ước của 49 không kể chính nó là: 1; 7.

Ta có 1 + 7 = 8 (khác 49) 

Vậy 49 không phải số hoàn hảo.

Đáp án: B

Phần 2. Lý thuyết Ước chung. Ước chung lớn nhất

1. Ước chung và ước chung lớn nhất

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.

Ta kí hiệu:

ƯC(a, b) là tập hợp các ước chung của a và b.

ƯCLN(a, b) là ước chung lớn nhất của a và b.

Ví dụ 1. 

a) Tìm ước chung của 24 và 60.

b) Tìm ƯCLN (24; 60).

Lời giải

Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Ư (30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

a) ƯC(24; 30) = {1; 2; 3; 6}

b) ƯCLN(24; 30) = 6.

Nhận xét: 

- Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.

Nếu a Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  b thì ƯCLN(a, b) = b.

- Số 1 chỉ có 1 ước là 1. Do đó với mọi số tự nhiên a và b, ta có: 

ƯCLN(a, 1) = 1; ƯCLN(a, b, 1) = 1.

Ví dụ 2. 

a) Tìm ƯCLN(180, 18)

Vì 180 Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 18 nên ƯCLN(180, 18) = 18.

b) Tìm ƯCLN(13, 1)

Ta có: ƯCLN(13, 1) = 1.

2. Cách tìm ước chung lớn nhất

Các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1:

Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Ví dụ 3. Cách tìm ƯCLN(140, 168)

Ta có: 140 = 22.5.7;   168 = 23.3.7.

Các thừa số chung: 2, 7.

Vậy ƯCLN(140, 168) = 22.7 = 4.7 = 28.

3. Rút gọn về phân số tối giản

Vận dụng ƯCLN để rút gọn về phân số tối giản

Ta rút gọn phân số bằng cách chia cả tử và mẫu của phân số đó cho một ước chung khác 1 (nếu có).

Phân số Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  được gọi là phân số tối giản nếu a và b không có ước chung nào khác 1, nghĩa là ƯCLN(a, b) = 1.

Ví dụ 4. Rút gọn các phân số sau về phân số tối giản

Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Lời giải

a) ƯCLN(12, 46) = 2.

Để rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu cho ƯCLN của 12 và 46, ta được:

Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức;

b) ƯCLN(35,45) = 5.

Để rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu cho ƯCLN của 35 và 45, ta được:

Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức ;

c) ƯCLN(102, 54) = 6.

Để rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu cho ƯCLN của 102 và 54, ta được:

Ước chung. Ước chung lớn nhất | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố

Trắc nghiệm Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất

Trắc nghiệm Bài 12: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất

Trắc nghiệm Bài 13: Tập hợp các số nguyên

Trắc nghiệm Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống