Lý thuyết Tốc độ phản ứng (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Hóa học 10

Tải xuống 5 8.2 K 58

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.

Lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng

A. Lý thuyết Tốc độ phản ứng

I. Tốc độ phản ứng hóa học

1. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d), … Lượng chất có thể biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng hoặc thể tích.

Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau, có phản ứng xảy ra nhanh, có phản ứng xảy ra chậm.

Ví dụ:

2. Tốc độ trung bình của phản ứng

Để đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian, ta dùng tốc độ phản ứng trung bình.

Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB  cC + dD

Gọi DCADCBDCCDCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:

vtb=1aΔCAΔt=1bΔCBΔt=1cΔCCΔt=1dΔCDΔt

Ví dụ: Phản ứng phân hủy H2O2:

H2O2  H2O + 12 O2.

Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày dưới bảng sau:

Tốc độ phản ứng (h)

0

3

6

9

12

Nồng độ H2O2 (mol/L)

1,000

0,707

0,500

0,354

0,250

Tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ.

Hướng dẫn giải:

Tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ là:

vtb=ΔCH2O2Δt=CH2O2(3h)CH2O2(0h)30=0,7071,00030,098 (mol/(L.h))

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng với số mũ thích hợp. Đối với phản ứng đơn giản (phản ứng chỉ xảy ra qua một giai đoạn), số mũ là hệ số của chất tham gia trong phương trình hóa học.

Ví dụ: Xét phản ứng: 2NO + O2  2NO (1).

Từ thực nghiệm, xác định được mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng (1) và nồng độ các chất tham gia phản ứng:v=kCNO2CO2.

Trong đó: CNO và CO2 là nồng độ mol của NO và O2 tại thời điểm đang xét; k được gọi là hằng số tốc độ phản ứng; v là tốc độ phản ứng tại thời điểm đang xét. 

Xét tại thời điểm CNO=1M và CO2=1M, khi đó v = k. Như vậy: hằng số tốc độ k là tốc độ phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất đầu đều bằng đơn vị.

Chú ý: Đại lượng k đặc trưng cho mỗi phản ứng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Giá trị của k được xác định từ thực nghiệm.

2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

Chú ý: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Thực nghiệm cho thấy khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng thường tăng từ 2 đến 4 lần.

Gọi vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10, khi đó: vT+10vT=γ.

Trong biểu thức trên, g được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-Hốp). Giá trị g càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

Ví dụ: Xét phản ứng của acetone và iodine: CH3COCH3 + I2  CH3COCH2I + HI.

Phản ứng có hệ số nhiệt g trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/(L.h). Tính tốc độ phản ứng ở 45oC.

Hướng dẫn giải:

vT+10vT=γv45oC0,036=2,5v45oC=0,09 (mol/(L.h)).

4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

Ví dụ: Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng:

CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O

Tiến hành thí nghiệm:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đa vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 ml dung dịch HCl 0,5M vào mỗi bình.

Nhận xét: Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Ví dụ: Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2: một phản ứng có xúc tác MnO­2, một phản ứng không xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như sau:

Nhận xét: Đường phản ứng (b) có tốc độ thoát khí oxygen nhanh hơn, do đó phản ứng (b) có xúc tác MnO2.

III. Một số ứng dụng của việc thay đổi tốc độ phản ứng

Trong đời sống và trong sản xuất, con người áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật để thay đổi tốc độ phản ứng như thay đổi nồng độ, nhiệt độ, dùng chất xúc tác, …

Ví dụ: Trong hàn xì, đốt acetylene bằng oxygen nguyên chất cháy nhanh và cho nhiệt độ cao hơn khi đốt bằng oxygen trong không khí.

B. Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng

Câu 1. Xét phản ứng: 2NO + O2  2NO. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức:

A. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

B. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

C. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

D. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Đáp án: A

Giải thích:

Xét phản ứng: 2NO + O2 ® 2NO.

Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức: TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Câu 2. Hằng số tốc độ phản ứng k

A. phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất phản ứng.

B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

C. chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.

D. phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng.

Đáp án: B

Giải thích:

Đại lượng hằng số tốc độ phản ứng (k) đặc trưng cho mỗi phản ứng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Giá trị của k được xác định từ thực nghiệm.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

B. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng giảm.

C. Tăng áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.

D. Tăng hay giảm áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Đáp án: A

Giải thích:

Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

Chú ý: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.

Câu 4. Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng không có chất lỏng tham gia.

B. Phản ứng không có chất rắn tham gia.

C. Phản ứng không có chất khí tham gia.

D. Phản ứng trung hòa.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.

Câu 5. Gọi vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10, khi đó g được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-Hốp) được xác định bằng biểu thức:

A. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

B. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

C. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

D. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10, khi đó: TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Trong biểu thức trên, g được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-Hốp). Giá trị g càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

Câu 6. Tốc độ phản ứng được xác định như thế nào?

A. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất đầu.

B. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất sản phẩm.

C. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi thể tích của các chất khí.

D. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Đáp án: D

Giải thích:

Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d), … Lượng chất có thể biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng hoặc thể tích.

Câu 7. Các phản ứng khác nhau thì

A. tốc độ phản ứng khác nhau.

B. tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.

C. tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.

D. tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.

Đáp án: A

Giải thích:

Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau, có phản ứng xảy ra nhanh, có phản ứng xảy ra chậm.

Câu 8. Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB  cC + dD

Gọi DCADCBDCCDCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:

A. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

B. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

C. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

D. TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Đáp án: B

Giải thích:

Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB ® cC + dD

Gọi DCADCBDCCDCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 9. Phản ứng phân hủy H2O2:

H2O2  H2O + TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) O2.

Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày dưới bảng sau:

Tốc độ phản ứng (h)

0

3

6

9

12

Nồng độ H2O2 (mol/L)

1,000

0,707

0,500

0,354

0,250

Tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ.

A. 0,098 mol/(L.h).

B. 0,086 mol/(L.h).

C. 0,072 mol/(L.h).

D. 0,069 mol/(L.h).

Đáp án: D

Giải thích:

Tốcc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ là:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) (mol/(L.h))

Câu 10. Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên thì

A. tốc độ phản ứng không thay đổi.

B. tốc độ phản ứng giảm đi.

C. tốc độ phản ứng tăng lên.

D. tốc độ phản ứng giảm sau đó tăng lên.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

Câu 11. Xét phản ứng của acetone và iodine: CH3COCH3 + I2 CH3COCH2I + HI.

Phản ứng có hệ số nhiệt g trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/(L.h). Tính tốc độ phản ứng ở 45oC.

A. 0,12 mol/(L.h).

B. 0,09 mol/(L.h).

C. 0,06 mol/(L.h).

D. 0,08 mol/(L.h).

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) (mol/(L.h)).

Câu 12. Tiến hành thí nghiệm:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 ml dung dịch HCl 0,5M vào mỗi bình.

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Không so sánh được tốc độ thoát khí ở cả 2 bình.

B. Phản ứng trong cả 2 bình có tốc độ thoát khí như nhau.

C. Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

D. Phản ứng trong bình (1) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2­ + H2O.

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

® Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

Câu 13. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về chất xúc tác?

A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

C. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

D. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Câu 14. Trong hàn xì, để phản ứng đốt cháy acetylene xảy ra nhanh và cho nhiệt độ cao hơn, người ta dùng

A. oxygen trong không khí.

B. oxygen nguyên chất.

C. hỗn hợp khí oxygen và khí nitrogen.

D. hỗn hợp khí oxygen và carbon dioxide.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong hàn xì, đốt acetylene bằng oxygen nguyên chất cháy nhanh và cho nhiệt độ cao hơn khi đốt bằng oxygen trong không khí.

Câu 15. Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: D

Giải thích:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

+ Nồng độ

+ Nhiệt độ

+ Áp suất

+ Diện tích tiếp xúc

+ Chất xúc tác

 Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chương 5: Năng lượng hóa học

Chương 6: Tốc độ phản ứng

Bài 21: Nhóm halogen

Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống