Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu đầy đủ, chi tiết. Giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 11 sắp tới.
Trắc nghiệm Hóa học 11 Chương 6 có đáp án: Hiđrocacbon không no
Trắc nghiệm Anken có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Dẫn từ từ 6,72 lit (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tắng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là
A.50,00% B. 66,67% C. 57,14% D. 28,57%
Đáp án: B
C2H4: x mol; C3H6: y mol
⇒x + y = 0,3 mol (1)
mdung dịch sau phản ứng tăng = mX
⇒ 28x + 42y = 9,8 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol
%VC2H4 = 0,2 : 0,3. 100% = 66,67%
Bài 2:13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là
A.40% B. 50% C. 25% D. 75%
Đáp án: D
nankan = nH2O - nCO2 = 0,4 – 0,35 = 0,05 (mol)
nanken = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol → %Vnanken = 0,15/0,2 .100% = 75%
Bài 3: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là
A.C4H8 B. C3H6 C. C3H8 D. C2H4
Đáp án: B
X + HCl → Y (CxHyCl)
35,5/MY. 100% = 45,223% → MY = 78,5 → MX = 78,5 – 36,5 = 42 (C3H6)
Bài 4: Cho Hiđrocacbon X phản ứng với brom(trong dung dịch) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì được chất hữu cơ Y(chứ 74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en B.etilen C. but-2-en. D. propilen
Đáp án: A
X + Br2 → Y (CxHyBr2)
80.2/MY . 100% = 74,08% → MY = 216 → MX = 216 - 160 = 56 (C4H8)
Bài 5: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phẩn ứng hiđro hóa la
A.20% B. 25% C. 50% D. 40%
Đáp án: C
MX = 15 ⇒ nH2 : nC2H4 = 1 : 1 (Hiệu suất tính theo 1 trong 2)
Giả sử X có 1mol H2 và 1 mol C2H4
H2 + C2H4 -to, xt→ C2H6
Bảo toàn khối lượng: mX = mY
⇒ CnH2n-2
⇒ nY = 2 : 4/3 = 1,5 mol
Ta có n khí giảm = nX – nY = nH2 pư = 2 – 1,5 = 0,5 mol
⇒ H% = 0,5 : 1. 100% = 50%
Bài 6: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2- đibromtoluen?
A. But -1-en B. butan C. But -2-en D. 2-metylpropen
Đáp án: A
Bài 7:.8. Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
A. 3-etylpent-2-en B. 3-etylpent-3-en
C. 3-etylpent-2-en D. 2-etylpent-2-en
Đáp án: A
Bài 8: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu đen cần V lít khí C2H4 (đktc). Giá trị tối thiểu của V là
A.2,240 B. 2,688 C. 4,480 D. 1,344
Đáp án: D
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
nKMnO4 = 0,04 mol => nC2H4 = 0,06 mol
→ V = 0,06.22,4 = 1,344 (lít)
Bài 9: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
A.1,25 B. 0,80 C. 1,80 D. 2,00
Đáp án: A
m = 1.100/80 = 1,25 (tấn)
Bài 10: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y,sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là
A.30 gam B. 10gam C. 40 gam D. 20 gam
Đáp án: A
Phân tử Z hơn phân tử X 2 nhóm CH2 → MZ = MX + 28
→ MZ = 2MX → 2MX = MX + 28 → MX = 28 → X là C2H4
Bài 11: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en B. 3-metylbut-1-in.
C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in
Đáp án: C
Bài 12: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. but-1-en B. but-2-en.
C. 1,2-dicloetan D. 2-clopropen
Đáp án: B
Bài 13: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3 B. CH3 – CH – C(CH3)2.
C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 D. (CH3)2 – CH – CH = CH2
Đáp án: C
Bài 14: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?
A.2 B. 4 C. 3 D. 5
Đáp án: C
Bài 15: Ứng với công thức phân tử C4H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?
A.4 B. 5 C. 6 D. 3
Đáp án: B
Bài 16: Số liên kết σ có trong một phân tử But -1-en là
A.13 B. 10 C.12 D. 11
Đáp án: D
Trắc nghiệm Ankađien có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 28,6 gam CO2 và 9,18 gam nước. Vậy công thức của 2 ankađien là:
A. C6H10 và C7H12 B. C5H8 và C6H10
C. C4H6 và C5H8 D. C3H4 và C4H6
Đáp án:
Gọi công thức trung bình của X là: CnH2n-2 (n trung bình)
nX = nCO2 – nH2O = 0,65 – 0,51 = 0,14 mol
⇒ n = (nCO2)/(nX) = 4,6 ⇒ X gồm: C4H6 và C5H8
Bài 2: Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 45,0 gam B. 37,5 gam
C. 40,5 gam D. 42,5 gam
Đáp án: D
nH20 = 3 nX = 0,45 mol ⇒ mH (X) = mH(H2O) = 0,9g
MX = 20. 2 = 40 ⇒ mX = 0,15. 40 = 6g
mC (CO2) = mC(X) = mX – mH = 5,1g ⇒ nC = nCO2 = 0,425mol
⇒ mkết tủa = 0,425. 100 = 42,5g
Bài 3: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là:
A. 13,44 lít B. 12,32 lít
C. 10,08 lít D. 11,20 lít
Đáp án: C
nπ = 2nbutadien + netilen = nH2 + nBr2 = 0,5 mol
⇒ H2 pư = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
nY = nX – nH2 pư = 0,15 + 0,2 + 0,4 – 0,3 = 0,45 mol
⇒ V = 10,08 lít
Bài 4: Hỗn hợp X gồm một ankađien và hiđro có tỷ lệ mol là 1 : 2. Cho 10,08 lít hh X qua Ni nung nóng thu được hh Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hh X là 1,25. Hãy cho biết khi cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì có bao nhiêu mol Br2 đã tham gia phản ứng?
A. 0,15 mol B. 0,06 mol
C. 0,18 mol D. 0,21 mol
Đáp án: D
nX = 0,45 mol ⇒ nankadien = 0,15 mol; nH2 = 0,3 mol.
⇒ nY = 0,36 mol
nkhí giảm = nX – nY = 0,09 = nH2 pư
Ta có nπ = 2nankadien = nH2 pư + nBr2 = 0,3 mol
⇒ nBr2 = 0,21 mol
Bài 5: Hỗn hợp X gồm anken và một ankađien. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có 25,6 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,32 mol CO2. Vậy công thức của anken và ankađien lần lượt là:
A. C2H4 và C5H8
B. C2H4 và C4H6
C. C3H6 và C4H6
D. C4H8 và C3H4
Đáp án: B
nanken = x mol; nankadien = y mol
⇒ x + y = 0,1
nBr2 = x + 2y = 0,16
⇒ x = 0,04; y = 0,06
CnH2n và CmH2m-2
Ta có 0,04n + 0,06m = 0,32 ⇒ n = 2; m = 4
Bài 6: Hiđro hóa hoàn toàn isopren , thu được
A. pentan B. isobutan
C. isopentan D. neopentan
Đáp án: C
Bài 7: Oxi hóa hoàn toàn 6,8 gam ankanđien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H2 B. C4H6
C. C5H8 D. C6H8
Đáp án: C
Đặt CTPT X là CnH2n-2
⇒ CTPT: C5H8
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankanđien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Cho , gam X tác dụng với dung dịch Br2, số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là
A. 0,10mol B. 0,20 mol
C. 0,30mol D. 0,05mol
Đáp án: B
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,3 mol
nC = H2O - CO2 = 0,1 mol ⇒ nBr2 = 2nX = 0,2 mol
Tham khảo Các bài chương 6 Hóa 11 khác:
Bài 9: Cho các chất sau:
(1) 2-metylbuta-1,3-đien;
(2) 2-metylpenta-1,3-đien;
(3) 2,4-đimetylpenta-1,3-đien;
(4) pentan-1,3-đien;
(5) 1-clobuta-1,3-đien.
Những chất có đồng phân hình học là:
A. (1), (3), (5) B. (2), (4), (5)
C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
Đáp án: B
Bài 10: Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là :
A. C6H10 B. C5H8
C. C4H6 D. C3H4
Đáp án: B
⇒ X = 68 ⇒ X: C5H8
Bài 11: Số liên kết σ trong 1 phân tử buta-1,2- đien là
A.8 B. 7 C. 6 D. 9
Đáp án: D
Bài 12: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3 B. CH3 – CH – C(CH3)2.
C. CH3 – CH = CH – CH = CH2 D. CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án: C
Bài 13: Cho buta 1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là
A.3 B. 1 C. 2 D. 4
Đáp án: A
Bài 14: Cho isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số sản phẩm tối đa thu được có công thức phân tử C5H8Br2 là
A.5 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: D
Bài 15: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được
A. butan B. isobutan
C. isopentan D. pentan
Đáp án: A
Trắc nghiệm Anken và Ankađien có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Đáp án: D
Bài 2: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12
Đáp án: A
nH2O = x mol; nCO2 = y mol ⇒ 44y – 18x = 6,76g (1)
X là anken ⇒ nH2O – nCO2 = nanken ⇒ x – y = 0,1 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,43 ; y = 0,33
0,1 mol X → 0,33 mol CO2
⇒ Số C trung bình = 3,3 ⇒ 2 anken là C2H4 và C3H6.
Bài 3: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
A. CH3-CH=CH-CH. B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2.
Đáp án: A
Anken: CnH2n
Bảo toàn khối lượng:
⇒ Giả sử X có 10 mol, Y có 7 mol
nkhí giảm = nX – nY = nanken pư = 3 mol
Y không làm mất màu brom ⇒ anken phản ứng hết, H2 dư
⇒ nH2 = 10 – 3 = 7 mol
Ta có:
X phản ứng với HBr cho 1 sản phẩm duy nhất ⇒ X đối xứng ⇒ A
Bài 4: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4.
C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.
Đáp án: C
nX = 0,075 mol
nBr2 = 0,025 mol,
nkhí thoát ra bình Br2 = nankan = 0,05 mol ⇒ nhidrocacbon còn lại = 0,025 = nBr2
⇒ X gồm ankan (CnH2n+2) và anken (CmH2m)
nCO2 = 0,05n + 0,025m = 0,125 ⇒ n = 1; m = 3
Bài 5: Người ta điều chế poliisopren theo sơ đồ sau:
isopentan --2H2→ isopren → poliisopren. Tính khối lượng isopentan cần lấy để có thể điều chế được 68 gam poliisopren. Biết hiệu suất của quá trình đạt 72%.
A. 90 gam B. 120 gam
C. 110 gam D. 100 gam
Đáp án: D
isopentan -H = 72%→ poliisopren
72 → 68 (gam)
68.72/68 : 72% = ←H = 72%- 100 (gam)
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam ankađien liên hợp X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH2 = C = CH2 B. CH2 = C – CH = CH2.
C. CH2 = C(CH3) – CH = CH2 D. CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án: D
Đặt CTPT X là CnH2n-2
⇒ 2,7n/(14n-2) = 4,48/22,4 ⇒ n = 4
⇒ CTPT: C4H6
Bài 7: Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 .Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là (biết thể tích khí đều đo (đktc)).
A. CH4 và C2H4 B. CH4 và C3H4
C. CH4 và C3H6 D. C2H6 và C3H6
Đáp án: C
Khí không tham gia phản ứng là ankan ⇒ nCnH2n+2 = 0,05 mol
Thể tích khí tham gia phản ứng là: 1,68 – 1,12 = 0,56 lít (0,025 mol)
⇒ nBr2 = 0,025 mol ⇒ Khí còn lại là anken CmH2m
⇒ nCO2 = 0,125 mol ⇒ 0,05n + 0,025m = 0,125
⇒ 2n + m = 5 ⇒ n = 1; m = 3 ⇒ CTPT hai hidrocacbon là CH4 và C3H6
Tham khảo Các bài chương 6 Hóa 11 khác:
Bài 8: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với H2 là 7,5. Dẫn qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A.50% B. 60% C. 70% D. 80%
Đáp án: D
MX = 15 (Hiệu suất tính theo 1 trong 2 chất)
Giả sử nX = 2 mol ⇒ nH2 = 1 mol; nC2H4 = 1 mol
Bảo toàn khối lượng:
nkhí giảm = nH2 pư = nX – nY = 0,8 mol
⇒ H% = 0,8 : 1 .100% = 80%
Bài 9: Cho các chất sau:
2-metylbut-1-en (1);
3,3-đimetylbut-1-en (2);
3-metylpent-1-en (3);
3-metylpent-2-en (4);
Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (3) và (4). B. (1),(2) và (3).
C. (1) và (2). D. (2),(3) và (4).
Đáp án: D
Bài 10: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2-metylbut-2-en.
B. 2-clo-but-1-en.
C. 2,3- điclobut-2-en.
D. 2,3 – đimetylpent-2-en.
Đáp án: C
Bài 11: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A. propan B. metan C. propen D. cacbonđioxit
Đáp án: C
Bài 12: Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?
A. CH2 = C = CH2 B. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2
C. CH3 – CH = C = CH2 D. CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án: D
Bài 13: Chất nào sau đây cộng H2 tạo thành isopentan?
A. CH3 – CH2 – CH = CH2 B. CH3 – CH = CH – CH = CH2.
C. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 D. CH2 = CH – C(CH3) = CH2
Đáp án: D
Bài 14: Khi cho propen tác dụng với dung dịch HBr, theo quy ắc Maccopnhicop sản phaamt nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3 – CHBr – CH2Br B. CH3 – CHBr– CH3.
C. CH2Br – CH2 – CH2Br D. CH3 – CH2 – CH2Br
Đáp án: B
Bài 15: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm metan và etilen vào dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn lại 2,24 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đều do(đktc)). Thành phần phần trăm thể tích của metan trong X là
A. 25,0% B. 50,0%
C. 60,0% D. 37,5%
Đáp án: A
Chất khí thoát ra là CH4 ⇒ thể tích CH4 là 2,24 lít
⇒ %VCH4 = 2,24/8,96 . 100% = 25%
Trắc nghiệm Ankin có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 1 thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là:
A. C4H6 và C5H8 B. C2H2 và C3H4
C. C3H4 và C5H8 D. C3H4 và C4H6
Đáp án: D
nankin = nCO2 – nH2O = 0,7 – 0,5 = 0,2 mol
Gọi 2 ankin là: CnH2n-2 (0,1 mol) và CmH2m-2 (0,1 mol)
nCO2 = 0,1n + 0,1m = 0,7
⇒ n = 2; m = 5 hoặc n = 3, m = 4
Bài 2: Nhiệt phân metan ở 1500oC trong thời gian rất ngắn, toàn bộ khí sau phản ứng cho qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 24,0 gam kết tủa. Khí thoát ra được đốt cháy hoàn toàn thì thu được 9,0 gam H2O. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?
A. 33,33% B. 60%
C. 66,67% D. 40%
Đáp án: C
2CH4 -1500oC C2H2 + 3H2
nC2Ag2 = nC2H2 = 0,1mol
⇒ nCH4 pư = 0,2 mol; nH2 = 0,3 mol
nH2O = nH2 + 2nCH4 dư ⇒ nCH4 dư = 0,1 mol ⇒ nCH4 ban đầu = 0,3 mol
H% = 0,2 : 0,3. 100% = 66,67%
Bài 3: Cho các chất sau:
axetilen (1); propin (2);
but-1-in (3); but-2-in (4);
but-1-en-3-in (5); buta-1,3-điin (6).
Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa?
A. 3 B. 5
C. 6 D. 4
Đáp án: B
Các chất tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa 1, 2, 3, 5, 6.
Bài 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 -H = 100%→ CaO -H = 80%→ CaC2 -H = 100%→ C2H2.
Từ 100 gam CaCO3, hãy cho biết cuối quá trình phản ứng thu được bao nhiêu lít C2H2.
A. 35,84 lít B. 17,92 lít
C. 22,4 lít D. 20,16 lít
Đáp án: B
H% chung = 100%. 80%. 100% = 80%
CaCO3 -H = 80%→ C2H2
100g → 26g
100g -H = 80%→ 100. 26/100. 80% = 20,8g
⇒ V = 20,8 : 26 .22,4 = 17,92 lít
Bài 5: Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X?
A. 8,96 lít B. 5,6 lít
C. 2,8 lít D. 8,4 lít
Đáp án: D
X qua Br2 dư thể tích giảm đi 1 nửa ⇒ nankan = nanken
⇒ nCO2 = nH2O = x mol
mC + mH = 12x + 2x = 3,5 ⇒ x = 0,25 mol
⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 0,375 mol ⇒ VO2 = 8,4 lít
Bài 6: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm metan và axetilen vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và có 1,12 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đo (đktc)). Giá trị của m là
A.12,0 B. 24,0 C.13,2 D. 36,0
Đáp án: B
nC2H2 = (3,36 - 1,12) / 22,4 = 0,1 mol
⇒ nC2Ag2 = 0,1 mol ⇒ m = 0,1 . 240 = 24 gam
Bài 7: Cho 3,36 lít Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A.C4H4 B. C2H2 C. C4H6 D. C3H4
Đáp án: B
CxHy + nAgNO3 + nNH3 → CxHy-nAgn + nNH4NO3
n ↓ = nX = 3,36/22,4 = 0,15 (mol) ⇒ M ↓ = 36/0,15 = 240
MX = M ↓ - 107n ⇒ n = 2; MX = 26 (C2H2)
Bài 8: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
A.0,46 B. 0,22 C.0,34 D. 0,32
Đáp án: B
nC3H3Ag = 0,12mol ⇒ npropin = 0,12 mol
X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2 ⇒ netilen + 2npropin = 0,34
⇒ netilen = 0,1 mol
⇒ a = 0,1 + 0,12 = 0,22 mol
Bài 9: Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là:
A. nước vôi trong và dd HCl
B. AgNO3 trong NH3 và dd KOH
C. dd Br2 và dd KOH
D. AgNO3 trong NH3 và dd HCl
Đáp án: D
Bài 10: Hiđro hoá hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có CTPT là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?
A. 2-metylbut-1-en B. 3-metylbut-1-en
C. pent-1-en D. pent-2-en
Đáp án: A
Bài 11: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-2-en B. 3-metylbut-1-in
C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in
Đáp án: B
Bài 12: Số liên kết σ trong mỗi phân tử etilen; axetilen;buta-1,2- đien lần lượt là
A. 3; 5; 9 B. 5; 3; 9 C. 4; 2; 6 D. 4; 3; 6
Đáp án: B
Bài 13: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?
A. CH3 – CH = CH2 B. CH2 – CH – CH = CH2.
C. CH3 – C ≡ C – CH3 D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2
Đáp án: D
Bài 14: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ?
A.3 B. 2 C. 4 D. 1
Đáp án: B
Bài 15: 4 gam một ankin X có thể làm mất tối đa 200m, dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử của X là
A.C5H8 B. C2H2 C. C3H4 D. C4H6
Đáp án: C
nBr2 = 1.0,2 = 0,2 mol
2nX = nBr2 ⇒ nX = 0,1
⇒ MX = 40 (C3H4)
Trắc nghiệm Luyện tập: Ankin có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
A. 1,0 mol B. 0,75 mol
C. 0,50 mol D. 1,25 mol
Đáp án: D
C2H2 và C4H4
Đốt cháy X ta có: nCO2 = 2nH2O
Gọi nH2O = x mol ⇒ nCO2 = 2x
mX = mC + mH = 12.2x + 2x = 26x = 13
⇒ x = 0,5 mol
Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 2,5x = 1,25 mol
Bài 2: Hiđro hoá hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có CTPT là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?
A. 2-metylbut-1-en B. 3-metylbut-1-en
C. pent-1-en D. pent-2-en
Đáp án: A
Bài 3: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỷ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Vậy công thức của ankin X là:
A. CH3CH2CH2-C≡CH B. CH3-CH2-C≡CH
C. CH3-C≡C-CH3 D. CH3-C≡CH
Đáp án: D
C2H2 (0,05 mol); CnH2n-2 ( 0,05 mol)
nC2Ag2 = nC2H2 = 0,05 mol ⇒ mC2Ag2 = 12g < 19,35g
⇒ ankin còn lại có tạo kết tủa với AgNO3/NH3
mCnH2n-3Ag = 19,35 – 12 = 7,35
⇒ 14n + 105 = 7,35 : 0,05 = 147 ⇒ n = 3
Bài 4: Nhiệt phân 0,2 mol CH4 tại 1500oC và tiến hành làm lạnh nhanh người ta thu được 0,36 mol hỗn hợp X gồm axetilen, metan và khí H2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 9,6 gam B. 12,0 gam
C. 19,2 gam D. 24,0 gam
Đáp án: C
nsau pư = 0,2 - 2x + x + 3x = 0,2 + 2x = 0,36 ⇒ x = 0,08mol
nC2Ag2 = nC2H2 = x = 0,08 mol ⇒ m↓ = 0,08. 240 = 19,2g
Bài 5: Hỗn hợp X gồm 2 ankin đều có số nguyên tử cacbon > 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X thu được 0,17 mol CO2. Cho 0,05 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Vậy hỗn hợp X gồm:
A. propin và but-1-in B. axetilen và propin
C. propin và but-2-in D. propin và pent-2-in
Đáp án: C
0,05 mol X → 0,17 mol CO2
Số C trung bình trong X = 0,17 : 0,05 = 3,4 ⇒ loại B
nAgNO3 < nX ⇒ Trong X chỉ có một ankin 1 ⇒ loại A
ankin 1 là propin = 0,03 mol ⇒ ankin còn lại = 0,02 mol
Số C trong ankin còn lại là n ⇒ 0,03.3 + 0,02.n = nCO2 = 0,17
⇒ n = 4
Bài 6: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6 tác dùng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất trên?
A.5 B. 4 C. 6 D. 2
Đáp án: B
C7H6 + nAgNO3 + nNH3 → C7H8-nAgn + nNH4NO3
n↓ = nC7H6 = 0,15 mol ⇒ 0,15(92 + 108n) = 45,9 ⇒ n = 2
⇒ X có 2 liên kết ba đầu mạch, có 4 cấu tạo:
HC≡C – CH2 – CH2 – CH2 – C≡CH; HC≡C – CH(CH3) – CH2 – C≡CH;
HC≡C – CH(C2H5) – C≡CH; HC≡C – C(CH3)2 – C≡CH
Bài 7: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít H2 (đktc) có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y (không có H2), Y phản ứng tối đa với dung dịch chưa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A.C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H6
Đáp án: D
2nX = nH2 + nBr2 = 15,68/22,4 + 16/160 ⇒ nX = 0,4 mol ⇒ MX = 27,2/0,4 = 68 (C5H6)
Bài 8: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A.C2H2 B. C5H6 C. C4H6 D. C3H4
Đáp án: A
CnH2n-2 + H2 → CnH2n
Y có hai hidrocacbon ⇒ ankin dư ⇒ 0,1.MX < 3,12 ⇒ MX < 31,2 (C2H2)
Bài 9: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?
A. 25% B. 20%
C. 30% D. 40%
Đáp án: A
MX = 14,5 ⇒ mX = 0,1. 14,5 = 1,45g
nCO2 = 2 nC2H2 + 2nC2H4 = 0,1mol
⇒ x + y = 0,05 mol (1) (x = nC2H2; y = nC2H4)
⇒ nH2 = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,1g
⇒ mC2H2 + mC2H4 = 1,45 – 0,1 = 1,35 ⇒ 26x + 28y = 1,35 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,025 mol; y = 0,025mol
⇒ %VC2H2 = 0,025 : 0,1 . 100% = 25%
Bài 10: Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:
A. C3H4 và C4H6 B. C4H6 và C4H6
C. C2H2 và C4H6 D. C2H2 và C3H4
Đáp án: C
nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16g
⇒ nH2O = 0,12 mol
nankin = nCO2 – nH2O = 0,08 mol
Gọi 2 ankin CnH2n-2 (0,02 mol); CmH2m-2 (0,06 mol)
nCO2 = 0,02n + 0,06m = 0,2
⇒ n + 3m = 10
⇒ n = 4; m = 2
Bài 11: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức C4H6 là
A.3 B. 2 C. 5 D. 4
Đáp án: D
Bài 12: Ankin có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A.3 B. 4 C. 5 D. 6
Đáp án: B
Bài 13: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O( xúc tác HgSO4), thu được sản phẩm hữu cơ là
A.C2H4(OH)2 B. CH3CHO
C. CH3COOH D. C2H5OH
Đáp án: B
Bài 14: Cho các chất: but-1-en; but-1-in; buta-1,3-đien; vinyl axetilen; isobutilen; anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A.3 B. 6 C. 5 D. 4
Đáp án: D
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít Hiđrocacbon X , thu được 8,96 lít CO2 (thể tích các khí đo (đktc)). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. CH3 – CH2 – C ≡CH B. CH3 – CH2 – C ≡ CH.
C. CH3 – C ≡ C – CH3 D.CH3 – CH = CH – CH3
Đáp án: A
nC = 8,96/2,24 = 4;
X + AgNO3/NH3 ⇒ X có liên kết ba đầu mạch
Trắc nghiệm Thực hành: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen có đáp án – Hóa học 11
Câu 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt H2SO4, đặc, đồng thời lắc đều. Đun nóng hỗn hợp phản ứng. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào 3 ống nghiệm đựng ba dung dịch sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng quan sát ở ba ống nghiệm trên lần lượt là
A. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa đen; kết tủa vàng.
B. nhạt màu; không hiện tượng; kết tủa vàng.
C. không hiện tượng; nhạt màu và có kết tủa đen; kết tủa vàng.
D. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa đen; không hiện tượng
Câu 2: Cho vài mẩu nhỏ canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1ml nước. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào ba ống nghiệm đựng ba dung dịch sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng quan sát ở ba ống nghiệm trên lần lượt là
A. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa đen; kết tủa vàng.
B. nhạt màu; không hiện tượng; kết tủa vàng.
C. không hiện tượng; nhạt màu và có kết tủa đen; kết tủa vàng.
D. nhạt màu; nhạt màu và có kết tủa đen; không hiện tượng