Lý thuyết Polime môn Hóa học lớp 12

Tải xuống 3 0.9 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương POLIME Môn Hóa Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG 4: POLIME

DẠNG 1: LÍ THUYẾT

Câu 51 (đề thi THPT 2019 mã đề 203): Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6                     B. Tơ tằm.     

C. Tơ nilon-6,6.                 D. Tơ visco.

Câu 44. (đề thi THPT 2019 mã đề 204): Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ tằm.              

B. Tơ visco.

C. Tơ xenlulozơ axetat.            

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 49: (đề thi THPT 2019 mã đề 217): Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo

A. Tơ nitron.                      B. Tơ xenlulozơ axetat.    

C. Tơ tằm.                         D. Tơ capron.

Câu 44. (đề thi THPT 2019 mã đề 218): Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ tằm.                         B. Tơ capron.

C. Tơ xenlulozơ axetat.     D. Tơ visco.

Câu 60 (đề thi THPT 2019 mã đề 203): Phát biểu nào sau đây sai?

A.   Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B.   Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

C.   Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D.   Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 59. (đề thi THPT 2019 mã đề 204): Phát biểu nào sau đây đúng?

A.   Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B.   Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.

C.   Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

D.   Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 58: (đề thi THPT 2019 mã đề 217): Phát biểu nào sau đây đúng?

A.   PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B.   Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.

C.   Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo

D.   Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 59. (đề thi THPT 2019 mã đề 218): Phát biểu nào sau đây đúng?

A.   Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B.   Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C.   Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.

D.   Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.

Câu 43 – THPTQG 2018 -204: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là

A. poli(vinyl clorua).        B. polipropilen.

C. polietilen.                   D. polistiren.

Câu 42 – THPTQG 2018 -203 : Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Polistiren.                       B. Polipropilen.  

C. Tinh bột.                     D. Polietilen.

Câu 45 – THPTQG 2018 -202: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là

A. polietilen.               

B. polistiren.

C. polipropilen.           

D. poli(vinyl clorua).

Câu 43 – THPTQG 2018 -201: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là

A. polipropilen.     

 B. polietilen.

C. polistiren.       

D. poli(vinyl clorua).

Câu 1. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

A. CH2 = C(CH3) – COOCH3     

B. CH3COO – CH = CH2

C. CH2 = CH – CN            

D. CH2 = CH – CH = CH2

Câu 2. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron          

B. tơ visco và tơ nilon-6

C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6       

D. sợi bông và tơ visco

Câu 3. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. etylen glicol và hexametylenđiamin      

B. axit ađipic và glixerol

C. axit ađipic và etylen glicol.     

D. axit ađipic và hexametylenđiamin

Câu 4. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là

A. tơ nilon-6,6 và tơ capron.          

B. tơ visco và tơ xelulozơ axetat.

C. tơ visco và tơ nilon-6,6.     

D. tơ tằm và tơ vinilon.

Câu 5. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nilon-6,6.   

B. Tơ visco.

C. Tơ nitron.        

D. Tơ xenlulozơ axetat.

Câu 6. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng ngưng                    B. trùng hợp.  

C. xà phòng hóa.             D. thủy phân.

Câu 7. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào sau đây?

A. Etylen glicol                  B. Etilen   

C. Glixerol                       D. Ancol etylic

Câu 8. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2 = CH – CN                    

B. CH2 = CH – CH3

C. H2N – [CH2]5 – COOH      

D. H2N – [CH2]6 – NH2

Câu 9. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

A. Nilon-6,6                        B. Polietilen    

C. Poli(vinyl clorua)             D. Polibutađien

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng:

CH≡ CH + HCN →X; X → polime Y; X + CH2=CH-CH=CH2 → polime Z. Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?

A. Tơ capron và cao su buna.    

B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.

C. Tơ olon và cao su buna-N.     

D. Tơ nitron và cao su buna-S.

Câu 11: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A.  HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.

B.  HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.

C.  H2N-(CH2)5-COOH.

D.  HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.

Câu 12: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A.  CH3-COO-CH = CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

B.  CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C.  CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

D.  CH2 = CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

Câu 13: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A.  stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B.  1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

C.  1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

D.  buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

B.  Tơ visco là tơ tổng hợp.

C.  Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

D.  Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

Câu 15: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 3.                                     B. 4.    

C. 2.                                  D. 5.

Câu 16: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A. (1), (3), (6).                    B. (3), (4), (5).    

C. (1), (2), (3).                 D. (1), (3), (5).

Câu 17: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli(metyl metacrylat).         

B. poli(etylen terephtalat).

C. polistiren.                            

D.poliacrilonitrin.

Câu 18: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.         

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.     

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 19. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 1.                                     B. 2.  

C. 3.                                  D. 4.

Câu 20: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A.  Trùng hợp vinyl xianua.

B.  Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

C.  Trùng hợp metyl metacrylat.

D.  Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

Quan trọng

Câu 21. Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (3), (4) và (5).                B. (1), (2) và (3).            C. (1), (3) và (5).             D. (1), (2) và (5).

Câu 22. Cho các polime : (1) polietilen , (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:

A. (2),(3),(6)                       B. (2),(5),(6)                    C. (1),(4),(5)                    D. (1),(2),(5)

Xem thêm
Lý thuyết Polime môn Hóa học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Polime môn Hóa học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết Polime môn Hóa học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống