Với Giáo án Toán lớp 4 Luyện tập trang 104 mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Luyện tập trang 104
Giúp học sinh:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng tính diện tích của hình bình hành ABCD với độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm. ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? - Nhận xét, đánh giá ý thức học bài của HS. |
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. - Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo. |
||||||||||||
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: |
- Lắng nghe |
||||||||||||
7p |
Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ. - Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình để làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả làm bài. - Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. ? Những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau? ? Có bạn nói hình chữ nhật cũng là hình bình hành. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài cá nhân vào vở. - 3 HS báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung: + Trong hình chữ nhật ABCD có: AB đối diện với DC; AD đối diện với BC; + Trong hình bình hành EGHK có: EG đối diện với KH; EK đối diện với GH; + Trong hình tứ giác MNPQ có: MN đối diện với QP; MQ đối diện với NP; - Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. - Bạn ấy nói đúng, vì hình chữ nhật cũng có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. |
||||||||||||
7p |
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu): - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt bài. ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc từng phần của bài. - Nhận xét bài trên bảng phụ. - Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo. |
||||||||||||
8p |
Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b... - Giảng: Công thức tính chu vi P của hình bình hành là: P = (a + b) x 2 (a, b cùng đơn vị đo). Yêu cầu HS áp dụng công thức trên để tính diện tích hình bình hành, 2 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt bài. ? Nêu cách tính chu vi của hình chữ nhật và hình bình hành? |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Chú ý lắng nghe, nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành và tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng phụ. a, P = (8 + 3 ) x 2 = 22 (cm) b, P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm) - 2 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài trên bảng phụ. - 1 HS nêu, lớp theo dõi. |
||||||||||||
8p |
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS tóm tắt bài, nêu cách giải. - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. - Gọi HS đọc bài bạn, nhận xét. - Nhận xét, chốt cách tính diện tích hình bình hành. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS tóm tắt bài, nêu cách giải. Tóm tắt: Mảnh đất trồng hoa HBH Độ dài đáy: 40 dm Chiều cao: 25 dm S: ... dm2? - Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. Đáp số: 1000dm2 - 3 HS đọc bài bạn, nhận xét. |
||||||||||||
4p |
C. Củng cố, dặn dò: ? Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành ? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phân số. |
- 2 học sinh trả lời |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................