TOP 20 Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn

Tải xuống 1 2.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên bài học rút ra được từ văn bản “Bài tập làm văn”

Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn - Mẫu 1

 

Câu chuyện của cậu bé Ni-cô-la trong Bài tập làm văn đã đưa ra tình huống thú vị về việc cậu bé nhờ bố mình làm giúp bài tập làm văn. Cả hai bố con đã rắc rối trong việc không biết chọn người bạn nào để thực hiện đưa vào trong bài văn của cậu bé. Và rắc rối càng cao hơn khi bố và người bạn của bố tranh luận này lửa về vấn đề này. Cuối cùng cậu bé tự làm bài văn và cô giáo khen cậu có sự sang tạo, cá tính. Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sự tự giác trong học tập và trong cuộc sống. Bất cứ việc gì, khi bản thân tự thực hiện, trực tiếp trải nghiệm thì mới mang lại kết quả tốt. Bởi vì khi chúng ta tự làm nó, chúng ta mới hiểu rằng điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu để kịp thời phát huy, sửa chữa. Nếu nhờ vả và ỷ lại vào người khác, ta sẽ không biết mình kém cỏi ở đâu và khắc phục. Văn bản chính là bài học cho tất cả trẻ em và người lớn trong quá trình phát triển, lớn lên và thành người.

Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn - Mẫu 2

Trong phần cuối của văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã rút ra được một bài học quan trọng, đó cũng chính là bài học mà văn bản muốn truyền đạt tời người đọc: “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình”. Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.

TOP 20 Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn (ảnh 2)

Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn - Mẫu 3

Trong văn bản "Bài tập làm văn" là câu chuyện về cậu bé Ni-cô-la nhờ bố làm giúp bài tập làm văn. Ni-cô-la và bố của cậu bé đã gặp rắc rối và tranh luận với nhau về việc lựa chọn nhân vật cho bài văn của cậu bé. Và Ni-cô-la đã quyết định tự viết bài văn của mình. Với bài văn này cậu bé đã nhận được lời khen của cô giáo về sự sáng tạo và cá tính. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn truyền tải tới người đọc về sự quan trọng của tính tự giác trong học tập và cuộc sống. Chúng ta sẽ chỉ đạt được kết quả tốt khi tự mình suy nghĩ, thực hiện và vượt qua khó khăn. Đây là một văn bản hay và ý nghĩa mà các em cần ghi nhớ trong học tập và phát triển sau nay của mình.

Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn - Mẫu 4

Cuộc sống này là của chúng ta, chúng ta không thể trông chờ hay ỷ lại bất cứ ai. Bởi vậy, tính tự giác là điều chúng ta cần phải có. Tự giác là khi chúng ta tự chủ động thực hiện điều gì đó mà không cần ai nhắc nhở. Người có tính tự giác bao giờ cũng sống rất quy củ, biết sắp xếp công việc của mình. Và chắc chắn những người có tính tự giác sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Xưa, trạng nguyên Nguyễn Hiền học tập rất chăm chỉ, thậm chí còn bắt đom đóm vào vỏ trứng để làm đèn. Việc học hành như một thói quen hàng ngày cần làm mà trạng nguyên Nguyễn Hiền không cần ai phải nhắc. Cậu bé Ni-cô-la trong Bài tập làm văn đã rối ren khi nhờ bố làm và chỉ khi tự làm bài, cậu mới đạt kết quả tốt cho bài văn của mình. Để có thể rèn luyện tính tự giác, mỗi cá nhân cần đặt ra cho mình những quy tắc riêng, cần nghiêm khắc hơn nữa với bản thân. Nếu chúng ta cứ sống ỷ lại, chúng ta sẽ là những con rối để cho người khác điều khiển, xã hội này sẽ “giậm chân tại chỗ” mà thôi. Nhất là thế hệ trẻ chúng ta, chúng ta cần chủ động học tập, rèn luyện để góp sức mình làm nên sự giàu đẹp của quê hương. 

TOP 20 Đoạn văn nêu lên bài học rút ra từ văn bản Bài tập làm văn (ảnh 3)

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926-1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim. 

- Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp , chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa. 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Trích từ Trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, NXB Hội nhà văn và Nhã Nam, Hà Nội, 2016.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất 

5. Tóm tắt: 

Ni-cô-la có bài tập làm văn miêu tả người bạn thân nhất của mình và cậu muốn bố giúp mình. Khi bố cùng cậu lập dàn ý, bố yêu cầu cậu chọn một người bạn thân nhất và các đức tính Ni-cô-la thích ở nó. Sau khi Ni-cô-la kể một hàng loạt các cậu bạn của mình thì ông hàng xóm Blê-đúc xuất hiện và muốn giúp cùng. Thế nhưng bố cậu và ông hàng xóm cãi nhau thế là cậu tự hoàn thành bài tập một mình.

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Bố Ni-cô-la giúp đỡ làm bài tập làm văn.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …ông Blê-đúc rất tức giận): Ông hàng xóm Blê-đúc muốn giúp đỡ bài tập làm văn.

- Phần 3 (Còn lại): Bài học Ni-cô-la rút ra được.

7. Giá trị nội dung: 

Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.

8. Giá trị nghệ thuật: 

Nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống