Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án: Thân dài ra do đâu?

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 6 Bài 14: Thân dài ra do đâu? chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 6. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 6.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 6 
BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU? 

Câu 1: Khi trồng cây lấy sợi, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường 
A. bón thúc liên tục cho cây. 
B. cắt bỏ hết hoa và lá. 
C. bấm ngọn cho cây. 
D. tỉa cành xấu, cành bị sâu. 
Lời giải 
Khi trồng cây lấy sợi, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta 
thường tỉa cành xấu, cành bị sâu. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 2: Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta 
A. không bón thúc cho cây. 
B. đốn các cành lân cận thân chính. 
C. tỉa bớt lá. 
D. cắt bỏ ngọn cây. 
Lời giải 
Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta cắt bỏ ngọn cây. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 3: Khi bấm ngọn, cây sẽ 
A. phát triển nhiều chồi hoa. 
B. phát triển nhiều chồi lá, tạo nhiều quả. 
C. phát triển chiều cao. 
D. cả A và B. 
Lời giải

Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho năng suất cao. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 4: Khi trổng những cây nào sau đây người ta thường bấm ngọn? 
A. Lim, cà phê, bông. 
B. Đậu, bông, cà phê. 
C. Bạch đàn, lim, gai, đay. 
D. Đậu, bạch đàn, đay 
Lời giải 
Khi trổng đậu, bông, cà phê  người ta thường bấm ngọn vì: khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho năng suất cao. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 5: Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ? 
A. Chè       
B. Bạch đàn 
C. Đậu xanh  
D. Cà phê 
Lời giải 
Bạch đàn là cây nuôi để lấy gỗ không nên bấm ngọn khi trồng. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 6: Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn ? 
A. Cây chuối     
B. Cây mít 
C. Cây trúc 
D. Cây khế

Lời giải 
Cây trúc có mô phân sinh gióng ở các đốt, khi cắt bỏ ngọn cây vẫn có thể dài ra được. Các cây chuối, mít hay cây khế không có khả năng này. 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 7: Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ? 
A. Mô rễ 
B. Mô dẫn 
C. Mô che chở 
D. Mô phân sinh ngọn 
Lời giải 
Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn. 
Đáp án cần chọn là: D 
Câu 8: Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng ? 
A. Vừng  
B. Lạc 
C. Lúa     
D. Khoai lang 
Lời giải 
Lúa có mô phân sinh gióng (gốc của các gióng có thể mọc dài ra) 
Đáp án cần chọn là: C 
Câu 9: Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ? 
A. Bưởi 
B. Mướp 
C. Lim   
D. Thông

Lời giải 
Cây mướp là cây thân cỏ, cụ thể là thân leo dài ra rất nhanh. Các cây bưởi, lim, thông là các cây thân gỗ sự dài ra của thân diễn ra chậm hơn. 
Đáp án cần chọn là: B 
Câu 10: Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ? 
A. Mồng tơi       
B. Xoan 
C. Mun      
D. Vàng tâm 
Lời giải 
Mồng tơi là cây thân leo tốc độ tăng trưởng chiều dài thân nhanh hơn các cây xoan, mun và vàng tâm (cây thân gỗ). 
Đáp án cần chọn là: A 
Câu 11: Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ? 
A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả 
B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả 
C. Khi cây non được 1 tháng tuổi 
D. Sau khi đã thu hoạch quả chín 
Lời giải 
Người ta thường ngắt ngọn cà phê trước khi cây ra hoa, tạo quả. 
Đáp án cần chọn là: A 

Xem thêm
Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án: Thân dài ra do đâu? (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án: Thân dài ra do đâu? (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án: Thân dài ra do đâu? (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 14 có đáp án: Thân dài ra do đâu? (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống