TOP 20 Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe

Tải xuống 3 3.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe

Đề bài: Qua văn bản “Vua chích chòe”, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 1

Trong cuộc sống, tính cách kiêu ngạo là tính cách không nên có ở mỗi người. Thật vậy, sự kiêu ngạo sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Đầu tiên, tính kiêu ngạo sẽ làm cho chúng ta trở nên xa lánh với những người xung quanh. Dường như, chẳng có ai ưa thích và muốn gần gũi với một người kiêu ngạo, luôn nghĩ mình là số một, là giỏi nhất không ai sánh bằng. Người kiêu ngạo luôn có xu hướng độc tôn bản thân để mà hạ thấp năng lực của những người xung quanh xuống. Cô công chúa trong truyện cổ “Vua chích chòe” kiêu ngạo vì bản thân xinh đẹp và xuất thân danh giá mà coi thường những người xung quanh và đã nhận được kết cục đích đáng. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Thứ hai, tính cách kiêu ngạo là đức tính sẽ hạn chế đi khả năng học hỏi của mỗi người. Đây chính liều thuốc độc giết chết sự mở mang học hỏi từ những người xung quanh. Khi một người luôn nghĩ mình là giỏi nhất, não sẽ chẳng thể mở mang tiếp thu được những kiến thức mới khác. Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như kiêu ngạo thì ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình. Mặt khác, đức tính kiêu ngạo còn có thể được hiểu theo nghĩa tích cực đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự tin với những phẩm chất mình có. Tóm lại, sự kiêu ngạo mà độc tôn bản thân là đức tính không nên có, còn kiêu ngạo theo xu hướng tự tin chính mình thì lại là đức tính tốt cần có ở mỗi người chúng ta.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 2

Truyện cổ tích Vua chích chòeđã để lại cho em nhiều suy nghĩ: bài học về thói kiêu ngạo ở đời. Cô công chúa trong câu chuyện được sống trong nhung lụa, lại được trời ban cho sắc vóc hơn người. Cô không lấy đó làm biết ơn mà lại tỏ ra kiêu ngạo, đề cao bản thân và xem thường những người xung quanh.  Cô ta đã phải trải qua nhiều thửu thách. Từ kết cục và thử thách đối với cô công chúa, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta bài học về thói kiêu ngạo ở đời, và hướng con người sống với thái độ biết ơn. Câu chuyện về cô công chúa và cách hành xử của các vị vua không những thể hiện sự trừng trị của nhân dân đối với những kẻ kiêu ngạo mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

TOP 20 Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe (ảnh 1)

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 3

Trong những câu chuyện cổ tích nước ngoài mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Vua chích chòe là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện bài học đích đáng cho những kẻ có thói kiêu căng, ngạo mạn. Truyện Vua chích chòe xoay quanh nhân vật cô công chúa ngạo mạn. Cô ta luôn chê bai, hạ thấp những người đến cầu hôn mình. Vua cha của công chúa đã trừng phạt con bằng cách sẽ gả cô cho kẻ ăn mày đi ngang qua cung điện. Cô công chúa đã phải trải qua những ngày tháng vất vả, cơ cực để hiểu được nỗi khổ của dân thường và để cô ý thức được rằng cô may mắn như thế nào khi được làm một công chúa. Công chúa sau nhiều thử thách đã hiểu được sai lầm và tự nhủ mình sẽ sống tốt hơn. Như vậy, câu chuyện là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 4

Nàng công chúa trong truyện cổ tích "Vua chích chòe" bởi vì mình xinh đẹp và xuất thân cao quý nên kiêu ngạo, xem thường người khác. Bởi vì tính kiêu ngạo mà nàng đã bị nhà vua trừng phạt, phải trải qua cuộc sống vất vả. Qua câu chuyện, ta thấy được tính kiêu ngạo là một đức xấu mà mỗi chúng ta nên tránh. Tính kiêu ngạo làm cho các mối quan hệ của chúng ta trở nên xấu đi, dần dần sẽ bị mọi người xa lánh. Không những vậy, kiêu ngạo làm cho chúng ta luôn đề cao bản thân mình hơn người khác, không tiếp thu ý kiến của mọi người. Từ đó, cánh cửa đến với tri thức mới của mỗi người sẽ nhỏ dần lại. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, tích cực hơn thì sự kiêu ngạo đó cũng thể hiện sự tự tin của mỗi người. Tự tin vào năng lực của bản thân, tự tin vào những gì mình có và mình đang làm giúp con người ta trở nên quyết đoán trong mọi việc hơn. Chỉ cần chúng ta biết kiểm soát sự tự tin của bản thân, không để sự tự tin đó vượt quá mức tạo thành sự kiêu ngạo thì moi việc với chúng ta sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.

truyen co tich

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 5

Những con người được sinh ra trên thế giới này luôn mang trong mình những tính cách khác nhau, có người là người tốt cũng có người mang trong mình những tà niệm. Tính cách tốt của con người mà chúng ta hãy nhắc đến là tính ham học hỏi, lễ phép, hiếu thảo, ngon hiền, tính cách trầm lặng, nhẹ nhàng; song song với đó cũng có những tính xấu. Và trong cuộc sống, tính cách kiêu ngạo là tính cách không nên có ở con người. Kiêu ngạo được hiểu mang ý nghĩa là luôn tự cho bản thân mình là giỏi hơn người khác trong mọi khía cạnh, từ đó có thái độ coi thường những người xung quanh. Những người kiêu ngạo là những người thường chỉ quan tâm đến kết quả của bản thân mình, bỏ lờ đi những việc xin lỗi, cảm ơn, lắng nghe câu chuyện của người khác. Như cô công chúa trong truyện cổ tích “Vua chích chòe”, vốn cho rằng bản thân mình là công chúa của một nước, xuất hân từ dòng giỏi hoàng gia nên có thói kiêu căng ngạo mạn. Đến tuổi cặp kê, nên có nhiều người đến cầu hôn cô nhưng cô ta luôn tỏ thái độ chế bai, hạ thấp những người đến cầu hôn mình. Vua cha không chịu được tính cách của con gái nên đã trừng phạt con bằng cách sẽ gả cô cho kẻ ăn mày đi ngang qua cung điện. Vì làm vợ của một người ăn mày nên cô công chúa đã phải trải qua những ngày tháng vất vả, cơ cực để hiểu được nỗi khổ của dân thường và để cô ý thức được rằng cô may mắn như thế nào khi được làm một công chúa. Sau nhiều thử thách cô đã hiểu được sai lầm và tự nhủ mình sẽ sống tốt hơn. Nhìn hình ảnh cô công chúa ta có thể thấy rằng tính cách kiêu ngạo không mang đến những thứ tốt đẹp cho bạn thân mà lại còn mang đến cho ta những điều xấu. Chẳng ai trên đời này muốn làm bạn với người có thói kiêu ngạo, nó sẽ làm cho chúng ta bị xa lánh với mọi người xung quanh, trở thành người cô đơn. Sự kiêu ngạo sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ, chúng ta sẽ hó hòa hợp với mọi người trong công việc hàng ngày, gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Vì luôn cho bản thân là độc tôn nhất nên từ đó sẽ đâm ra thói lười biếng, không thèm quan tâm học hỏi, thói kiêu ngạo sẽ làm hạn chế đi khả năng học hỏi của bản thân chúng ta, dần dần chúng ta sẽ trở thành những kẻ ngu ngốc và hèn nhát. Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như ta vẫn giữ thói kiêu ngạo thì chính bản thân ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình, cánh cửa đi vào tương lai cũng dần hẹp lại. Mặt khác, đức tính kiêu ngạo cũng mang nhiều chiều hướng tích cực nếu chúng ta biết được giá trị của nó đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự tin với những phẩm chất mình có và đôi khi chúng ta chỉ cần sự tự tin là đủ để đi xa, đi lâu hơn người khác. Tóm lại, sự kiêu ngạo mà độc tôn bản thân là đức tính không nên có, đôi khi những chỉ xấu không phải sẽ xấu toàn diện mà nó còn ẩn sâu trong đó là những cái đẹp cần tận dụng như kiêu ngạo theo xu hướng tự tin chính mình thì lại là đức tính tốt cần có ở mỗi người chúng ta. Như vậy, câu chuyện “Vua chích chòe” là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

TOP 20 Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe (ảnh 2)

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 6

Kiêu ngạo là một tính cách xấu mà mỗi người không nên có bởi vì sự kiêu ngạo có thể gây ra rất nhiều tác hại cho cả công việc lẫn mối quan hệ của mỗi người. Thứ nhất, tính kiêu ngạo có thể làm cho chúng ta trở nên xa lánh với những người xung quanh. Không ai thích và muốn gần gũi với một người kiêu ngạo, luôn cho rằng mình là số một, giỏi hơn bất kỳ ai khác. Những người kiêu ngạo cũng có xu hướng độc tôn bản thân và coi thường năng lực của những người xung quanh. Câu chuyện về cô công chúa trong truyện cổ “Vua chích chòe” đã minh họa điều này. Vì kiêu ngạo với sự xinh đẹp và danh giá của bản thân, cô ấy đã bị cô lập và đánh mất tất cả những người xung quanh. Vì vậy, tính kiêu ngạo đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Thứ hai, bởi vì kiêu ngạo, luôn coi mình là nhất, không ai bằng mình nên sẽ hạn chế khả năng tiếp thu, học hỏi của mỗi người. Mà tri thức là vô tận, nếu không biết tiếp thu, học hỏi thì cánh cửa đến với tri thức mới sẽ bị đóng lại. Mỗi người cần có sự tự tin vào năng lực của bản thân nhưng không được tự tin thái quá để rồi trở thành kiêu ngạo.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 7

Con người có quyền tự hào về những điều mình đạt được. Nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn và kiêu căng. Tự mãn là thuật ngữ chỉ những người luôn thoả mãn với những gì mình đạt được, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm nữa. Còn kiêu căng là chỉ sự kiêu ngạo một cách lộ liễu làm cho người khác phải khó chịu. Tự mãn và kiêu căng luôn đi liền với nhau trong một con người, nó làm cho họ luôn cảm thấy bản thân mình là tốt nhất, mà không bao giờ quan tâm hay để ý đến những người xung quanh. Với họ, không có ai có thể vượt qua bản thân mình, họ cũng thường hay huênh hoang về những thành tựu đã đạt được, sống trong sự nhỏ nhen và ích kỉ. Chính vì thế, khi ở gần một người có tính kiêu căng, tự mãn, chúng ta thường cảm thấy khó chịu và tránh xa. Những người có tính kiêu căng, tự mãn sẽ bị mọi người xung quanh sự cô lập, xa lánh, không muốn kết giao bạn bè. Họ cũng không nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm hay giúp đỡ từ người khác. Bởi không phải ai cũng có thể chịu nổi tính cách của họ. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng cho rằng mình đã đọc hết sách trong toàn thiên hạ, vậy nên treo bảng mà thách thức người đời. Đến khi có ông cụ - bạn của bố ông tới thách đố, ông mới dần bỏ được tính kiêu căng, tự mãn và cố gắng học hỏi, trở thành một nhà bác học tài ba như ta biết ngày nay. Vậy nên, con người phải luôn trau dồi, hoàn thiện bản thân, đừng trở thành một kẻ kiêu căng tự mãn bởi như ông cha ta luôn dạy rằng:"Núi cao còn có núi cao hơn".

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 8

Kiêu căng và tự mãn là tự lấy làm thoả mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa, đồng thờ tỏ ra tự kiêu, khinh thường người khác. Người có tính kiêu căng, tự mãn là người luôn tự hào về những gì mình có, hài hòng với cuộc sống hiện tại, cho rằng mình hơn người khác, không chịu rèn luyện hay cố gắng. Người hay kiêu ngạo, tự mãn, xem thường người khác, sống thụ hưởng hơn là cống hiến, không có mục đích, khát vọng lớn lao. Cuộc sống mà tỏ ra kiêu căng, tự mãn tất sẽ rước hoạ vào thân. Chính thói kiêu căng khiến con người ta hay bất đồng với người khác, dễ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Bởi tự tự mãn, con người không có mục tiêu để phấn đấu, cuộc sống thụ hưởng nhàm chán, làm hao mòn tài sản và tâm hồn. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Bởi thế, làm người chớ kiêu căng và tự mãn mà hay khiêm nhường, sống vì người khác, đừng hơn thua với nhau, luôn rèn luyện bản thân mình, xây dựng ước mơ, khát vọng lớn lao, ra sức học tập để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 9

Mỗi người có một cách tôi luyện, rèn giũa bản thân mình khác nhau. Mỗi người muốn rèn luyện bản thân hãy cố gắng tránh xa những tính xấu đặc biệt là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng và tự mãn là hai tính khí hay đi cùng với nhau. Kiêu căng là việc chúng ta nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh, lĩnh vực nào đó. Còn tự mãn lại là việc chúng ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người kiêu căng, tự mãn hay có thói cho rằng bản thân mình là nhất, mình hơn người, những người khác phải học tập, noi theo mình, từ đó dẫn đến chủ quan, lơ là trong cuộc sống và dễ vấp ngã. Biết tự hào về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn thì chẳng khác nào tự tay phá hủy cuộc sống của chính mình. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Cuộc sống của chúng ta do chính mình làm chủ, hãy sống, rèn luyện và trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 10

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống với tính kiêu căng và tự mãn.

Kiêu căng là việc mỗi người tự nghĩ và tự cho bản mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh. Kiêu căng và tự mãn là hai tính cách hủy hoại một con người vô cùng nghiêm trọng.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 11

Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 12

Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Mỗi con người tự có cách trau dồi cho bản thân mình những kĩ năng, kiến thức để bước vào đời. Nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để tránh xa những thói hư tật xấu, đặc biệt là tính kiêu căng, tự mãn. Kiêu căng là biểu hiện của sự kiêu ngạo một cách thái quá, lộ liễu, khiến người khác khó chịu. Còn tự mãn là biểu hiện của sự bằng lòng với chính mình, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm. Đây là hai tính xấu mà con người ta phải tránh trong cuộc sống bởi nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường. Người kiêu căng, tự mãn luôn cảm thấy mình là trung tâm, luôn cho rằng bản thân là phiên bản tốt nhất, không chịu tiếp tục cố gắng. Họ bỏ ngoài tai những lời khuyên của mọi người, không để ý, quan tâm tới xung quanh. Họ huênh hoang, tự đắc với chính mình, nhỏ nhen và ích kỉ nữa. Điều này sẽ tạo nên những tác hại như bị cô lập, bị xa lánh. Xã hội sẽ bỏ lại những kẻ tự mãn, kiêu căng, họ sẽ không được tín nhiệm cũng như không nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Chúng ta, nên từ bỏ những tính xấu như kiêu căng, tự mãn thì mới có thể có được những thành công lớn trong tương lai.

Đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo qua bài Vua chích chòe - Mẫu 13

Mỗi chúng ta đều có những bản ngã riêng, những khuyết điểm mà bản thân cần phải khắc phục nếu muốn có được thành công và hoàn thiện hơn. Một trong những thói xấu mà chúng ta cần loại bỏ chính là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là việc mỗi người nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là việc ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người có tính kiêu căng, tự mãn là những người luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất, có ý định coi thường người khác hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình. Khi làm được một việc gì đó họ luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có. Người có tính kiêu căng tự mãn còn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều tấm gương sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi người là chủ nhân tương lai của đất nước, mà chủ nhân thì phải có trách nhiệm làm cho đất nước ấy ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng hơn. Hãy gạt bỏ cái tôi, lòng kiêu căng tự mãn để có được những điều tốt đẹp nhất giúp đời, giúp người.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích nước ngoài.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Trích Truyện cổ Gờ-rim, theo Lương Văn Hồng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Ngày xưa, có một nàng công chúa tính tình kiêu ngạo và không một anh chàng nào vừa mắt. Nhà vua quá tức giận thề sẽ gả công chúa cho người ăn mình đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau, cô công chúa được gả cho một người hát rong và bị đuổi ra khỏi cung. Từ đó, cuộc sống nghèo khó của cô công chúa bắt đầu. Đan sót, dệt vài cô đều không làm được thế là hai vợ chồng buôn nồi và bát đĩa. Đang làm ăn tốt thì có một chàng hiệp sĩ phi ngựa từ xa khiến đồng hàng vỡ. Thế là chồng xin cho cô vào làm phụ bếp trong hoàng cung. Trong lúc nhìn lén hôn lễ của nhà vua thì bị kéo ra ngoài, cô phát hiện ra chồng mình là vua chích chèo, người đã sửa đổi tính nết của mình.

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

- Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.

- Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.

- Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.

7. Giá trị nội dung: 

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 

8. Giá trị nghệ thuật: 

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống