Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc
Đề bài: Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 1
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 2
Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là một hình ảnh tráng lệ, oai phong. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 3
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa xông pha ra trận địa để lại trong lòng mỗi người dân một ấn tượng sâu sắc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ không nản lòng mà nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù xâm lăng. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hùng, tráng lệ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 4
Trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng, em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh khi roi sắt gẫy, Gióng nhổ cả bụi tre bên đường để đánh giặc. Hình ảnh này vừa thể hiện sức mạnh vô song của Gióng vừa thể hiện sự nhanh trí và ý chí quyết tâm thắng giặc. Một cây tre thường đã không dễ gì mà có thể nhổ được, vậy mà chỉ dùng tay không Gióng đã nhổ cả bụi tre lên để quét giặc. Chắc chắn lúc ấy là ý chí, là lòng quyết tâm muốn diệt giặc đã giúp Gióng có sức mạnh phi thường tới vậy. Không những thế, cũng chính hình ảnh của những bụi tre đằng ngà còn hiện hữu tới bây giờ làm em luôn tin rằng thánh Gióng là có thật. Vị anh hùng vô song, bất tử luôn còn mãi để sẵn sàng giúp dân bảo vệ đất nước khi đất nước lâm nguy.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 5
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 6
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 7
Truyện truyền thuyết cổ tích nằm trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam nước ta. Nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người, thể hiện những tâm tư tình cảm của người xưa .
Truyện “Thánh Gióng” thể hiện ước mơ đánh tan giặc ngoại xâm của người xưa. Ước mơ về sức mạnh phi thường giúp người dân có thể lớn nhanh như thổi tạo ra sức mạnh to lớn, không ai sánh kịp.
Trong đó nhân vật Thánh Gióng đã để lại trong lòng người đọc nhiều chi tiết hay, thể hiện nghệ thuật thần thoại hóa của người xưa. Câu chuyện xoay quanh nhân vật một em bé sinh ra đã không biết nói. Nhưng đến năm ba tuổi khi nước ta có giặc ngoại xâm chiếm đánh, quan triều đình ra lời kêu gọi tướng tài gia nhập quân đội giết giặc ngoại xâm thì cậu bé Thánh Gióng lại mở mồm nói được.
Câu nói đầu tiên của một chú bé không phải lời gọi mẹ gọi ba mà lời nói dành cho quê hương đất nước rằng “Con sẽ đi đánh giặc ngoại xâm” Rồi sau câu nói đó chú bé Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vững mạnh, chắc chắn. Chú bé mặc bộ quần áo giáp sắt vào người, rồi nhổ một bụi tre làm vũ khí lao ra mặt trận.
Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng đã phá tan quân thù làm cho chúng phải bỏ chạy toán loạn. Sau chiến thắng cả người và ngựa Thánh Gióng bay thẳng về trời. Thể hiện sự kỳ diệu của người thần thông quảng đại, thể hiện dòng dõi tiên rồng.
Nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người dân chúng ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược.
Ước mơ về sự tự do thái bình thịnh trị, không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy mọi người dân đều được sống tự do, hòa bình, no đủ.
Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí sức mạnh phi thường.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc - Mẫu 8
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện truyền thuyết
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Theo Lê Trí Viễn, Văn tuyển (Lớp 5, tập I), 1957
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
6. Bố cục:
Gồm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của Thánh Gióng
+ Phần 2 (tiếp theo đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ
+ Phần 3 (tiếp theo đến “bay lên trời, biến mất”): Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
+ Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng
7. Giá trị nội dung:
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
8. Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết