TOP 14 mẫu Tóm tắt truyện Thánh Gióng 2025 hay, ngắn gọn

Tải xuống 3 7.6 K 6

Tài liệu tóm tắt Thánh Gióng môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 14 bài tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Thánh Gióng 

Bài giảng: Thánh Gióng - Kết nối tri thức

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 1

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 2

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn chàng, lập đền thờ và phong cho là Phù Đổng Thiên Vương. 

Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn nhất (5 mẫu) | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 3

Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Xưa, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cậu mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. 

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 4

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói cười, đi đứng. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn gọn (ảnh 3)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 5

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 6

Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà vợ đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 7

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 8

Ở một làng nọ, có hai vợ chồng ông hiền lành mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một lần nọ, người vợ ra đồng, nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua cho lập đền thờ ở quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 9

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng bèn sai người đi tìm người tài giúp nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, rồi mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Ngày nay vẫn còn lại những dấu tích xưa.

Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn gọn (ảnh 2)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 10

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ nhưng vẫn chưa có con. Một lần nọ, người vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, về nhà thì mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Lên ba tuổi nhưng cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài. Nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua Hùng tưởng nhớ công ơn nên đã cho lập đền thờ. Ngày nay, chúng ta thấy vẫn còn những dấu vết xưa.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 11

Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành, phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà thì mang thai. Mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe thấy tiếng của sứ giả thì cất tiếng nói xin được đánh giặc. Kể từ đó, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng không vừa. Dân làng phải góp công nuôi lớn. Giặc đánh đến nơi, cậu bé bỗng vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 12

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nông dân. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con. Một lần, người vợ ra đồng, thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà, bà mang thai. Mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé, nhưng lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Kể từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không no, áo mặc chẳng vừa. Dân làng phải góp gạo nuôi cậu. Giặc đánh đến nơi, cũng là lúc nhà vua cho người mang áo sắt, roi sắt, ngựa sắt tới. Gióng bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Đến nay vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích xưa.

Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn gọn (ảnh 4)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 13

Ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con. Một hôm nọ, người vợ ra đồng thì nhìn thấy một vết chân lạ. Bà đặt chân vào ướm thử, về nhà mang thai đến mươi hai tháng mới sinh ra một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm ra người tài để giúp nước, liền sai sứ giả đi khắp nơi. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé bảo với mẹ mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc. Cậu bé liền nói với sứ giả rằng hãy về tâu nhà vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một thanh gươm sắt. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp công nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh tan quân giặc. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 14

Xưa ở làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, phúc đức mà vẫn chưa có một mụn con. Vào một lần, bà vợ đi ra đồng, thì nhìn thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà bà mang thai. Đến mười hai tháng sau mới sinh ra được một cậu bé. Nhưng cậu lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng muốn tìm người tài giúp nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái gươm sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ hôm đó trở đi, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp gạo nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi, cậu bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 15

Truyện kể về nhân vật Thánh Gióng ở đời Vua Hùng thứ sáu. Với sự ra đời kì lạ cùng với những điều lạ lùng xung quanh cậu bé lên ba không biết nói cười, đặt đâu nằm đó đã khiến mọi người nhớ mãi. Một cậu bé ba tuổi bỗng cất tiếng xin đi đánh giặc, vươn vai lớn bổng thành một tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt xông pha trận giặc. Roi gẫy vẫn không khuất phục, Gióng nhổ bụi tre bên đường tiếp tục đánh thắng quân giặc. Với chiến công của Gióng, người đời sau này mãi mãi ghi nhớ công ơn.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 16

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đàng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 17

Thánh Gióng là tác phẩm tập trung cho chủ đề đánh giặc cứu nước. Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, mang thai mười hai tháng rồi mới sinh nở. Sự sinh nở thần kì này vẫn thường thấy trong truyện dân gian.

Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Tiếng nói đầu tiên cất lên lại là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Sức mạnh của Thánh Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị. Giặc đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Gióng đánh giặc bằng cả cỏ cây đất nước. Nhân dân yêu mến đã để Gióng bất tử hóa với non sông, đất nước.

Chiến công của Gióng đã để lại cho quê hương nhiều chứng tích. Tất cả như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 18

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 19

Truyện kể về truyền thuyết Thánh Gióng đời Hùng Vương thứ sáu. Làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ hiền lành nhưng mãi chưa có con. Một lần bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, từ đó bà thụ thai và mười hai tháng sau mới sinh cậu con trai đặt tên là Gióng. Cậu bé lên ba vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đó. Năm giặc Ân xâm lược, sứ giả đi tìm người tài thì cậu bé cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Cả làng góp gạo góp cà nuôi cậu khôn lớn. Giặc đến, cậu vươn vai thành một tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt xông pha ra trận. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc chạy tan tác. Sau khi đánh đuổi quân giặc, Gióng một mình một ngựa bay lên trời.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 20

Thánh Gióng là truyền thuyết kể về người anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Mẹ của chàng sau khi ướm thử vào một vết chân to liền mang thai và sinh ra chàng. Mãi lên ba tuổi chàng vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó. Nhưng khi đất nước nguy nan, sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước thì Gióng bỗng nhiên cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Chàng xin vua giáp sắt, ngựa sắt và gậy sắt để làm vũ khí ra trận. Sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, thoắt cái vươn vai một cái trở thành tráng sĩ. Chàng mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt lao ra chiến trường, đẩy lùi hết kẻ địch. Sau khi thắng trận, Gióng cởi giáp sắt để trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 21

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 22

Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nhà nọ, nhà nghèo, họ đã sống với nhau nhiều năm mà chưa có con, hai ông bà ngày đêm ao ước có một đứa con để bế bồng. Và niềm mong mỏi bấy lâu ấy cuối cùng cũng thành sự thật. Một hôm, bà mẹ ra đồng như mọi hôm, bà thấy một vết chân to giữa đồng bèn đặt chân mình lên ướm thử. Mười hai tháng sau bà hạ sinh được một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Bà đặt tên là Gióng. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng phái sứ giả để cầu sự giúp đỡ của hiền tài cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phải đánh tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Dân làng phải góp gạo thổi cơm chung sức một lòng giúp Gióng đánh tan giặc. Đến ngày giặc kéo đến, sứ giả đem tới những thứ Gióng yêu cầu. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ đi đánh giặc. Gióng đánh đến đâu giặc tan đến đó, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre bên đường để giết giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám quân địch dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Gióng thúc ngựa đuổi theo đến chân núi Sóc Sơn. Gióng quay mặt về phía ngôi làng, cúi đầu lạy mẹ ba cái rồi bay về trời. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 23

Ở một làng nọ, có người đàn bà sau khi ướm chân vào một vết chân khổng lồ liền mang thai và sinh ra một bé trai đặt tên là Thánh Gióng. Năm lên ba, Gióng vẫn chưa biết nói biết cười, chỉ nằm yên một chỗ. Lạ thay, khi nghe tiếng sứ giả đi tìm người giúp nước, cậu lại cất lời xin đi đánh trận. Cậu còn nhờ sứ giả về báo với nhà vua chuẩn bị một con ngựa sắt, áo giáp sắt và gậy sắt. Từ hôm đó, Gióng được cả làng góp gạo nuôi dưỡng, lớn nhanh như thổi. Khi sứ giả mang đồ đến, cậu vươn vai trở thành tráng sĩ cao lớn, oai phong. Mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, Thánh Gióng lao vụt ra chiến trường tiêu diệt giặc. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, cậu để lại giáp sắt trên đỉnh núi, một mình bay về.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 24

Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có một cặp vợ chồng già, tuy làm việc chăm chỉ và được biết đến là phúc đức, nhưng mãi không có con. Một ngày, bà vợ đi ra đồng và bất ngờ đặt chân vào một vết chân khổng lồ, sau đó sinh ra một đứa con trai mạnh mẽ sau mười hai tháng. Điều đặc biệt là dù đã ba tuổi, đứa bé không biết đi cũng như nói hay cười.

Khi quân giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, đứa bé bỗng nói muốn đi chiến đấu. Anh ta lớn nhanh chóng. Dù ăn uống bao nhiêu cũng không no, áo mới may xong đã chật, bà con phải cùng nhau đóng góp cơm gạo để nuôi đứa bé. Khi quân giặc đến, đứa bé trở thành một anh hùng thực sự, mặc bộ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, và cầm roi sắt để tiến vào trận đánh. Roi sắt gãy, Gióng nhổ cả những bụi tre bên đường để đánh tan quân giặc.

Sau khi đánh bại quân giặc, Gióng cưỡi một mình một con ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân đã xây đền thờ và mỗi năm lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về cuộc chiến của Gióng trong quá khứ.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 25

Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một dấu chân khổng lồ in trên một tảng đá ở thôn Gióng Mốt, xã Phù Đổng, dân gian tương truyền rằng đó dấu chân của ông Đổng về hái cà trong đêm mưa bão. Ông Đổng cao lớn một cách lạ thường: đầu thì đội trời, chân thì đạp đất, vai thì chạm mây, ông vun đá thì thành đồi núi, xẻ cát thì thành sông, cào đất thì thành những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Giọng nói ông vang như tiếng sấm, bước chân ông đi lún cả đất trời, mắt ông thì lóe sang như tia chớp, hơi thở thì phun ra mây mưa, gió bão. Những dấu tích mà ông Đổng để lại vẫn còn đến ngày nay nơi như gò Bình Tân, núi Khám, núi Sóc Sơn, làng Gióng Mốt. Hàng năm, cứ vào mùng 9 tháng 4 âm lịch, ông Đổng lại về hái cà gây nên mưa, sấp chớp đùng đùng.

Ở làng Gióng Mốt, có một bà lão đã già rồi nhưng vẫn chưa có con, bà sống một mình trong một túp lều tranh rách nát. Hàng ngày, bà ra vườn chăm sóc luống cà hoặc ra đồng mò cua bắt ốc rồi đem ra chợ bán để lấy tiền mua gạo, tự nuôi sống bản thân. Trong một đêm giông bão, mưa như trút nước ông Đổng về hái cà và để lại những dấu chân khổng lồ ngay trong vườn. Sáng hôm sau, khi bà lão ra vườn chăm sóc luống cà thì thấy những dấu chân rất lạ, to ơi là to, bà rất ngạc nhiên, liền đưa chân lên ướm thử và sau đó không lâu thì bà mang bầu.

Bà bỏ lên rừng Trai Mòn, sau chín tháng mười ngày thì bà sinh ra ông Đổng ngay dưới một gốc cây lớn, trên một cái gò đất nổi lên giữa một cái đầm, bà đặt tên đứa con trai mình là Gióng. Ngay sau hôm đấy, trời bỗng nhiên hóa thành nhiều tôm, cua, cá để bà ăn lấy nhiều sữa nuôi con, hóa đá thành bồn để bà tắm cho con, hóa thành chõng tre để ru con ngủ. Trong ba năm liền, ông Đổng cứ nằm yên trên chõng tre, không nói không cười. Đến khi đất nước bị giặc Ân sang xâm chiến thì ông Đổng liền bước ra khỏi chõng tre, vươn vai và biến thành một chàng trai cao to khỏe mạnh và đòi mẹ đi đánh giặc Ân. Chính vì lẽ đó mà ông cha ta có câu hát ví von rằng:

Trời thương Bách Việt sơn hà,
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài

(Người anh hùng làng Gióng – Cao Huy Đỉnh)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 26

Truyện kể rằng: Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no.

Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 27

Sau khi đánh bại quân giặc, Gióng cưỡi một mình một con ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân đã xây đền thờ và hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng là dấu tích về trận đánh của Gióng trong quá khứ.

Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có một cặp vợ chồng già, tuy làm việc chăm chỉ và được biết đến là phúc đức, nhưng mãi không có con. Một ngày, bà vợ ra đồng và bất ngờ đặt chân vào một vết chân khổng lồ, sau đó sinh ra một đứa con trai mạnh mẽ sau mười hai tháng. Điều đặc biệt là dù đã ba tuổi, đứa bé không biết đi cũng như nói hay cười.

Khi quân giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, đứa bé bỗng nói muốn đi chiến đấu. Anh ta lớn nhanh chóng. Dù ăn uống bao nhiêu cũng không no, áo mới may xong đã chật, bà con phải cùng nhau đóng góp cơm gạo để nuôi đứa bé. Khi quân giặc đến, đứa bé trở thành một anh hùng thực sự, mặc bộ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, và cầm roi sắt để tiến vào trận đánh. Roi sắt gãy, Gióng nhổ cả những bụi tre bên đường để đánh tan quân giặc.

Gióng vượt lên, cưỡi ngựa, bay thẳng về trời sau khi đánh bại quân giặc. Người dân xây đền thờ và hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre vàng óng đều là dấu tích của cuộc chiến của Gióng trong quá khứ.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 28

Truyện kể rằng, ngày xưa, có một dấu chân khổng lồ in trên một tảng đá ở thôn Gióng Mốt, xã Phù Đổng. Dân gian tưởng rằng đó là dấu chân của ông Đổng, người thường đi hái cà trong đêm mưa bão. Ông Đổng cao lớn và có sức mạnh phi thường, có thể biến đổi cảnh vật như đầu đất, chân trời. Những dấu tích của ông Đổng vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi như gò Bình Tân, núi Khám, núi Sóc Sơn và làng Gióng Mốt. Hàng năm, vào mùng 9 tháng 4 âm lịch, ông Đổng trở lại để hái cà, gây ra mưa, sấp chớp.

Ở làng Gióng Mốt, có một bà lão đã già rồi nhưng vẫn chưa có con, bà sống một mình trong một túp lều tranh rách nát. Hàng ngày, bà ra vườn chăm sóc luống cà hoặc ra đồng mò cua bắt ốc rồi đem ra chợ bán để lấy tiền mua gạo, tự nuôi sống bản thân. Trong một đêm giông bão, mưa như trút nước ông Đổng về hái cà và để lại những dấu chân khổng lồ ngay trong vườn. Sáng hôm sau, khi bà lão ra vườn chăm sóc luống cà thì thấy những dấu chân rất lạ, to ơi là to, bà rất ngạc nhiên, liền đưa chân lên ướm thử và sau đó không lâu thì bà mang bầu.

Bà bỏ lên rừng Trai Mòn, sau chín tháng mười ngày thì bà sinh ra ông Đổng ngay dưới một gốc cây lớn, trên một cái gò đất nổi lên giữa một cái đầm, bà đặt tên đứa con trai mình là Gióng. Ngay sau hôm đấy, trời bỗng nhiên hóa thành nhiều tôm, cua, cá để bà ăn lấy nhiều sữa nuôi con, hóa đá thành bồn để bà tắm cho con, hóa thành chõng tre để ru con ngủ. Trong ba năm liền, ông Đổng cứ nằm yên trên chõng tre, không nói không cười. Đến khi đất nước bị giặc Ân sang xâm chiến thì ông Đổng liền bước ra khỏi chõng tre, vươn vai và biến thành một chàng trai cao to khỏe mạnh và đòi mẹ đi đánh giặc Ân. Chính vì lẽ đó mà ông cha ta có câu hát ví von rằng:

Trời thương Bách Việt sơn hà,
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài

(Người anh hùng làng Gióng - Cao Huy Đỉnh)

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 29

Truyện kể rằng: Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có một cặp vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại được biết đến là phúc đức nhưng mãi không có con. Một ngày, bà vợ ra đồng và đặt chân vào một vết chân lạ, sau đó mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu con trai khỏe mạnh và tuấn tú. Nhưng kỳ lạ là sau ba năm, cậu bé vẫn không biết nói, không biết cười, chỉ biết đặt đâu là nằm đấy.

Khi quân giặc Ân xâm nhập, vua Hùng đã gửi người ra khắp nước kêu gọi những người tài giỏi ra chiến đấu. Nghe tiếng kêu gọi, cậu bé bỗng muốn tham gia vào cuộc chiến. Từ đó, cậu bé lớn nhanh chóng, dù ăn uống bao nhiêu cũng không no.

Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ cả những bụi tre để quét sạch giặc thù.

Gióng sau khi đánh bại giặc, cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng lên trời. Dân làng xây đền thờ và hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay, các ao hồ và bụi tre vàng óng đều là dấu ấn của trận đánh và là nơi Gióng đã đi qua.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 30

Truyện ngày xưa tương truyền được cha ông ta kể lại rằng ở xã Phù Đổng có một dấu chân khổng lồ nằm trên một tảng đá. Đó được dân gian cho biết là dấu chân của ông Gióng hay cách gọi khác là Ông Đổng (cậu bé từ khi chào đời đã không khóc và lớn nhanh như thổi sau đó xung phong ra trận để đánh đuổi Giặc Ân). Dân gian tương truyền nhau rằng Ông Đổng cao lớn một cách lạ thường: đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây, trông dáng vẻ của ông rất hiên ngang khi ông đắp đá tạo nên đồi núi, đào cát thì thành sông, cào đất biến thành cả khu đồng lúa thẳng cánh cò bay. Dưới ngòi bút pháp nghệ thuật của truyện cổ dân gian đã miêu tả giọng của ông vang hơn tiếng sấm (rất to lớn), bước chân ông đạp rung cả đất trời (tàn đầy khí thế), mắt ông đi vụt qua như ánh chớp (sáng rực như những vì sao), hơi thở thì phát ra mây mưa, gió bão (sức khỏe phi thường). Các dấu tích do ông Đổng bỏ lại và còn đến ngày nay nơi như gò Bình Tân, núi Khám, núi Sóc Sơn, làng Gióng Mốt. Hàng năm, đúng ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch là ông Đổng thường về bẻ cà tạo ra mưa, sấm giật liên hồi. Ở làng Gióng Mốt còn có một bà lão đã lớn tuổi lắm nhưng mãi không có con, bà sinh sống đơn độc trong một túp lều tranh rách nát. Bầu ngày, bà đi ra vườn chăm bón ruộng cà rồi ra đồng bắt ốc và mang đến chợ bán nhằm có tiền mua gạo, tự nuôi sống bản thân. Trong một đêm giông bão, mưa như trút nước ông Đổng xuống lấy cà đã lưu lại nhiều dấu chân lớn ngay trong vườn. Sáng hôm sau, khi bà lão trở lại vườn chăm bón ruộng cà đã thấy nhiều dấu chân khác nhau, lớn ơi là to khiến bà vô cùng kinh ngạc, bèn giơ chân lên để kiểm tra và cách đấy không xa thì bà có bầu. Bà bỏ lên rừng Trai Mòn, được chín tháng mười ngày thì bà phát hiện thi thể ông Đổng ngay dưới một gốc cây lớn, trên một cái gò đất nhô lên giữa một cái đầm và bà gọi tên người con trai ấy là Gióng. Ngay từ hôm đó, trời tạo nên vô số tôm, cua, cá giúp bà có được nguồn sữa nuôi dưỡng con và hóa đá làm bồn để bà tắm rửa cho con, biến thành chõng tre để ru con ngủ. Trong ba năm liền, ông Đổng chỉ nằm im trên một chiếc chõng tre, không khóc không kêu. Tức là khi đất nước có giặc Ân đến xâm chiến thì ông Đổng đã bước từ chõng tre, vươn vai rồi hóa trở thành một chàng trai cao to khỏe mạnh và xin mẹ theo đánh giặc Ân. Cũng bởi lẽ ấy nên ông cha mới có câu hát ví nổi tiếng này:

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 31

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa leo đến đỉnh núi và phóng vút lên trời. Nhân dân lập đền thờ phụng và mỗi năm tổ chức hội làng để tưởng niệm. Các ao hồ và có cả rặng tre cũng là những dấu tích về trận chiến của Gióng năm xưa. Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão rất giỏi buôn bán, cũng có tiếng là thông minh nhưng vẫn không có con. Một hôm bà vợ ra ngoài đồng xỏ chân vào một vết chân to rồi về thụ thai và mười hai tháng sau đẻ được một cậu con trai khôi ngô. Điều kỳ diệu là dù đã hơn ba tuổi, cậu bé chẳng hề nói mà cũng không ngừng khóc cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng nhiên lại bảo muốn tự mình chống giặc. Cậu lớn bổng hơn. Cơm ăn nhiều cũng không đủ, áo chưa mặc hết đã rách, bà con lại đóng góp cơm gạo nuôi nấng cậu. Giặc đến, cậu bé đổi vai trở thành một tráng sĩ, khoác giáp sắt, đi ngựa sắt, dùng roi sắt lao ra đánh giặc. Roi sắt Gióng bẻ bên đường cũng đã gãy, Gióng liền bẻ đứt từng bụi tre bên đường đánh tan tành quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa leo đến đỉnh núi và phóng vút lên trời. Nhân dân lập đền thờ cúng và mỗi năm tổ chức hội làng để tưởng niệm. Các ao hồ và nhiều rặng tre đằng ngà vàng óng đó là những dấu tích trong trận chiến của Gióng năm xưa.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 32

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 33

Dân gian xưa có tương truyền lại một câu chuyện rằng vào đời Hùng Vương thứ mười sáu, ở làng Gióng (xã Phù Đổng) có hai vợ chồng ông lão đều chịu khó, chăm chỉ làm việc và rất hiền lành. Họ sống ngày qua ngày tháng qua tháng hạnh phúc bên nhau nhưng ngặt một nỗi qua một thời gian rất lâu mà mãi mà hai vợ chồng vẫn không có con mặc dù họ rất chăm đi chùa cúng bái, công đức. Tình cờ một hôm nọ, bà lão đi ra một cái đồng và ở đây bà nhìn thấy có một vết chân khá lớn và không giống với chân của người bình thường. Bà rất thấy làm lạ và bà đã dẫm đôi chân của mình vào chiếc dấu chân đó, nhưng khi muốn nhấc chân lên thì bà không thể nào nhấc được vì nó rất nặng. Mười hai tháng sau khi chuyện qua đi và bà đã quay trở lại nhà sống cuộc sống như người bình thường, thì bà hạ sinh được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, trắng trẻo. Nhưng lạ thay! Thi chào đời cậu bé đã không khóc và ba năm sau cậu bé cũng không biết khóc, hay cười, cứ bạ đâu ngủ đấy điều đó làm bà cảm thấy rất lo lắng và hoảng sợ. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước việt. Thế giặc rất hung hãn lại hay quấy nhiễu yêu sách khiến nhà vua lo sợ cực độ và cử sứ giả đi kêu khắp thiên hạ xin tài diệt giặc. Khi thấy sứ giả gọi, Gióng xin tài diệt giặc và bắt nhà vua hãy mang vũ khí mà giết giặc. Nhà vua vô cùng mừng rỡ và cử người đến đem ngay vũ khí cho Gióng giết giặc. Từ khi Gióng gặp gỡ sứ giả bỗng nhiên trở nên lạ thường, ăn uống nhiều cũng không được và to nhanh hơn trước. Sứ giả đem vũ khí cho Gióng mặc áo giáp sắt, đi ngựa sắt, trên tay mang roi sắt ra trận đánh giặc. Giặc chết như ngả rạ vì roi sắt đã đứt, Gióng chặt những bụi tre bên đường thành vũ khí giết hết giặc. Khi phá xong kẻ thù, Gióng lên núi Sóc và phi vút về trời. Dấu tích còn lại của trận chiến năm xưa là các ao hồ và bụi tre vàng ươm. Nhân dân lập đền thờ phụng rồi gọi Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 34

Ngày xửa ngày xưa, khoảng thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng lớn tuổi sống hạnh phúc nhưng vẫn không có lấy một mụn con. Cho đến một ngày, người vợ đi chơi đồng về bỗng nhiên phát hiện một dấu chân lớn khác thường. Điều đó rất đáng làm ngạc nhiên, bà đưa chân đó vào ướm thử để đo xem dấu vết chân mình to ở cỡ nào. Thời gian cứ trôi đi và cô vợ không hề nhớ về vết chân ngày xưa nhưng rồi bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão vui mừng khôn xiết khi bà sinh ra một cậu bé kháu khỉnh và khỏe mạnh. Ấy vậy mà đứa trẻ đó sau khi đẻ xong lại chả biết nói chuyện, cũng không học đi, không tập bò nên bà nằm đâu thì nó ngủ đấy. Hai ông bà từ vui mừng khi đẻ ra con đến lo âu, buồn rầu cho con. Lúc này, giặc Ân tràn qua xâm chiếm nước Việt Nam. Chúng khiến cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn và tình cảnh đất nước lúc bấy giờ đang vào thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sứ giả đi đăng tin khắp nơi, để tìm kiếm người tài giỏi đưa đến cứu đất nước. Sứ giả đi bán tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bỗng khóc kêu mẹ: "Mẹ à, mẹ đã gọi sứ giả đến đây giúp con". Thấy đứa con trai sau bao nhiêu tháng ngày không khóc, không cười, giờ bỗng mở miệng kêu mẹ, hai ông bà vui mừng khôn xiết, bèn cho sứ giả đến ngay. Khi sứ giả đến nhà, cậu bé đã lập tức yêu cầu sứ giả phải về báo cáo với vua có đầy đủ các vũ khí chuẩn bị để chống giặc: Ngựa sắt, áo sắt và miếng giáp sắt sẽ giết được bọn giặc xâm lăng. Sứ giả mừng rỡ trở về báo cáo với nhà vua ngay. Nhà vua cũng đồng ý ngay theo lời cậu bé. Càng lạ thay, Thánh Gióng sau khi gặp gỡ với sứ giả của nhà vua lại lớn nhanh hơn nhiều, cơm cha mẹ cùng dân làng nấu cho cậu bé cũng không đủ đầy, quần áo chẳng mấy chốc đã phủ kín cả. Cậu bé vì vậy đã hóa trở thành một chàng trai cao lớn, cường tráng và hào khí ngút trời. Không bao lâu, nhà vua sai người mang về làng tất cả các thứ gì Gióng muốn. Nhận được đồ vua cho, Gióng lại lên đường chống giặc. Cậu đi đến đâu đập tan quân giặc ở đó. Khi gậy sắt đứt, Gióng bèn nhổ một bụi cỏ ven đường làm sạch đám giặc ngoại xâm. Một hôm, ngựa của Gióng đã đến chân núi Sóc, Thánh Gióng bèn tháo ra bộ giáp sắt đang khoác và cưỡi ngựa sắt phi vút lên trời. Sau đấy, nhằm tưởng nhớ về công lao của Gióng, nhà vua đã cho người mang đến thờ cúng viên tướng ngay tại quê nhà của ông. Cho đến ngày nay, cũng còn khá nhiều dấu tích năm xưa được giữ nguyên vẹn và vào tháng 4 hàng năm, người ta thường về đền của Phù Đổng Thiên Vương để tưởng niệm ông.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 35

Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn lại hiền lành, tốt bụng. Một hôm, người vợ ra đồng thì thấy một vết chân rất to liền ướm thử. Không ngờ về nhà, bà thụ thai, rồi sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng kì lạ là đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy. Thuở ấy, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua vô cùng lo lắng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài. Đến làng Gióng, khi nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nói với mẹ ra mời sứ giả vào cho mình. Sứ giả vào, cậu bé liền bảo với sứ giả về tâu với nhà vua sắm một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp và hứa sẽ đánh tan lũ giặc này. Sứ giả liền vội vàng về tâu nhà vua. Kể từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ dân làng giúp sức. Bà con vui lòng góp gạo thóc để nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ cưỡi ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Tại quê nhà vẫn còn những dấu tích cũ.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 36

Truyền thuyết "Thánh Gióng" kể chuyện một cậu bé làng Gióng. Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nhà giàu và nhà nghèo khó, họ đã sống với nhau nhiều năm vẫn không có con, hai ông bà ngày đêm mong mỏi có một đứa con để bế. Và niềm mong ước bấy lâu đó cuối cùng cũng thành sự thật. Một hôm, bà mẹ ra ngoài đồng giống hàng hôm, bà phát hiện một vết chân to giữa đồng liền nhấc người dậy đi kiểm tra. Mười hai tháng sau bà hạ sinh ra một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Bà đặt tên là Gióng. Nhưng kỳ lạ là, đứa bé đã lên ba vẫn không nghe nói chuyện, không chịu ăn, không biết ngủ, bạ đâu nằm đó. Khi giặc Ân xâm lấn bờ cõi, vua Hùng phái sứ giả đến cầu xin sự trợ giúp của hiền tài giữ nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, chợt đứng lên rồi dõng dạc gật đầu: "Mẹ ơi gọi sứ giả đến đây". Sứ giả hỏi thì chú bé trả lời: "Ông hãy tâu với vua mua cho tôi một con ngựa sắt, một cây roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, chúng ta sẽ dễ dàng giết chết lũ giặc này". Sứ giả vừa mừng, lại sợ liền chạy ngay về báo cáo với nhà vua. Nhà vua cho người ngày đêm lo đầy đủ những thứ mà chú bé yêu cầu. Gạo ngày ấy các chú bé lớn hơn có thổi cơm đến đâu cũng không thiếu. Dân làng cũng đóng góp gạo thổi cơm chung sức một lòng giúp Gióng đánh thắng giặc. Đến ngày giặc kéo sang thì sứ giả mang theo mọi thứ Gióng muốn. Nên Gióng vỗ vai một cái biến thành một tráng sĩ đi đánh giặc. Gióng đánh ở đâu giặc đuổi đến đó, cây roi sắt gãy nên Gióng nhổ bụi tre bên đường để chém giặc. Thế giặc thấy vậy thì rất kinh hồn bạt vía, rối loạn và tan vỡ thua trận. Đám quân địch dẫm đạp lẫn nhau rồi rút lui. Gióng thúc ngựa chạy theo đến chân núi Sóc Sơn. Gióng quay mặt lại phía đình làng, ngẩng đầu vái mẹ ba cái và chạy về trời. Để tưởng niệm người tráng sĩ có công dẹp yên giặc Ân xâm lăng. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và dựng đền thờ phụng ngay tại quê nhà. 

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 37

Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ, tốt bụng nhưng vẫn chưa có con. Một lần, người vợ ra đồng, trông thấy một vết chân to. Lấy làm lạ, người vợ liền đặt chân vào ướm thử. Về nhà, người vợ thụ thai, tới mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu bé vẫn chưa biết nói, ai đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giá, cậu bé liền bảo mẹ mời vào. Cậu nói với sứ giả về tâu vua cho rèn một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một cái roi sắt và hứa sẽ đánh tan lũ giặc. Kể từ đó, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Dân làng cùng góp gạo nuôi lớn. Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Cậu bé bỗng vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Đánh giặc xong, tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 38

Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nhà giàu và nhà nghèo khó, họ đã sống với nhau nhiều năm vẫn không có con, hai ông bà ngày đêm mong có một đứa con để nối dõi. Quý tử niềm mong ước bấy lâu của cuối cùng cũng thành sự thật. Một hôm, bà mẹ ra ngoài đồng như thường hàng hôm, bà phát hiện một vết chân to giữa đồng liền nhấc người dậy đi kiểm tra. Mười hai tháng sau bà hạ sinh ra một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Bà đặt tên là Gióng. Nhưng kỳ lạ là, đứa bé đã lên ba vẫn không hề lớn, không được ăn, không biết nói, bạ đâu ngủ đó. Khi giặc Ân xâm lấn bờ cõi, vua Hùng phái sứ giả đến cầu xin sự trợ giúp của hiền tài giữ nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, chợt hét lên rồi lại hỏi tiếp theo: "Mẹ muốn gọi sứ giả đến đây". Sứ giả vào, đứa bé nói: "Ông hãy bảo với vua mua giúp ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ có thể phá được bọn giặc này". Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa sợ hãi, quay ngay lại tâu với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm việc với từng thứ do chú bé đòi hỏi. Từ ngày đó, chú bé lớn nhanh đến nỗi nấu cơm nhiều lắm cũng không hết. Dân làng phải đóng góp gạo nấu cơm chung sức một lòng cùng Gióng đánh thắng giặc. Đường ngày giặc đánh đến nơi, sứ giả đem theo các thứ Gióng cần. Bỗng Gióng vươn vai một cái hóa làm một tráng sĩ để giết giặc. Gióng đánh ở đâu giặc chạy đến đấy, bỗng nhiên roi sắt đứt, Gióng chặt cây tre bên đường đi chém giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan rã. Đám quân địch dẫm đạp lẫn nhau rồi rút lui. Gióng thúc ngựa chạy theo đến chân núi Sóc Sơn. Gióng quay mặt lại phía đình làng, ngẩng đầu vái mẹ ba cái và đi về trời. Để ghi nhớ người tráng sĩ có công dẹp yên giặc Ân xâm lăng. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và dựng đền thờ phụng ngay tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 39

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, ó hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân lên ướm thử, về nhà thì mang thai. Không ngờ về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau thì sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tin, bỗng cất tiếng nói. Sứ giả vào, cậu bảo về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một cái roi sắt để phá tan lũ giặc. Kể từ đó, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi cậu, phải nhờ dân làng cùng góp gạo nuôi lớn. Giặc đánh đến nơi, thế nước rất nguy. Lúc nào, sứ giả cũng đem roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến. Cậu bé bỗng vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ở quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng - Mẫu 40

Thuở bấy giờ, vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ông hiền lành, chăm chỉ nhưng chưa có con. Lần nọ, bà vợ ra đồng thì trông thấy một vết chân to, đặt bàn chân của mình lên ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Cậu bé lên ba tuổi nhưng chẳng biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Khi ấy, giặc Ân sang xâm lược đất nước. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả, liền bảo với mẹ mời vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một cái roi sắt, hứa phá tan lũ giặc. Từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Vợ chồng ông lão phải nhờ dân làng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đánh đến nơi, cậu bé vươn vai, biến thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Sau này, vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Tại quê nhà vẫn còn nhiều dấu tích lưu lại.

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Theo Lê Trí Viễn, Văn tuyển (Lớp 5, tập I), 1957 

3. Phương thức biểu đạtTự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

6. Bố cục: 

Gồm 4 phần: 

+ Phần 1 (từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của Thánh Gióng

+ Phần 2 (tiếp theo đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ

+ Phần 3 (tiếp theo đến “bay lên trời, biến mất”): Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

+ Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

7. Giá trị nội dung: 

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

8. Giá trị nghệ thuật: 

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống