TOP 20 Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà

Tải xuống 6 4.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà”

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 1

Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 2

 Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

     Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

     Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

    Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

     Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 3

 “Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 4

Mỗi lần đọc bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà", em đều thêm yêu quê hương, đất nước mình. Điều khiến em đặc biệt yêu thích ở bài ca dao chính là bức tranh thiên nhiên thơ mộng: "Gió đưa cành trúc la đà", "Mịt mù khói tỏa ngàn sương". Động từ "đưa" và "la đà" đã diễn tả được hình ảnh cành trúc đưa đi, đưa lại một cách nhẹ nhàng trước gió. Cảnh vật bị bao trùm trong tấm màn mờ ảo của khói sương càng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên trữ tình. Không những vậy, âm thanh đời sống càng nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình, yên ả của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Vũ, tiếng gà báo canh ở huyện Thọ Xương, tiếng nhịp chày làm giấy ở làng Yên Thái. Tất cả tạo nên bức tranh tươi đẹp, lay động lòng người. Để làm nên sức hấp dẫn của bài ca dao, ta không thể không nhắc tới thể thơ lục bát truyền thống với cách ngắt nhịp 2/2/2, 4/4 cùng ngôn từ giản dị, mang đậm màu sắc dân gian. Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã miêu tả bức tranh Thăng Long xưa với những đường nét hài hòa, tinh tế. Từ đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Đọc bài ca dao, em càng thêm yêu, tự hào về đất nước mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 5

 Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng nét cấm phá, hình ảnh sinh động ấy là loạt hình ảnh gợi tả: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. La đà khiến cành trúc như thực hơn và làn gió trở nên hữu tình hơn, nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước. Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy. Lời ca dao ghi nhận những cảm xúc nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp thanh thoát của cảnh vật quê hương, yêu cuộc sống trong lành của con người trong một thời đại thanh bình. Bài ca dao còn thấm đượm một tình cảm gắn bó cảnh vật của những con người không bận lòng vì những toan tính lợi danh. Nó còn mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 6

 Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu thơ. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 7

Một trong những bài ca dao mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Chỉ với bốn câu ngắn nhưng tác giả dân gian đã khắc họa được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Những hình ảnh đã rất quen thuộc hiện ra trước mắt với vẻ trữ tình, sinh động. Không chỉ vậy, tôi còn lắng nghe được âm thanh đặc trưng, đó là tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Và cả tiếng chày từng nhịp vang lên đã gợi nhắc tôi nhớ về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đọc bài ca dao, tôi càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất quê hương.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 8

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao trên đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức quen thuộc như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được những âm thanh gợi về một quá khứ xa xăm. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Nhịp chày gợi đến nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên, cùng với đó là vẻ đẹp của hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Đọc bài thơ, tôi càng yêu mến thêm mảnh đất quê hương.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 9

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ. Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng. Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao kháTất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 10

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long đã được tác giả dân gian gói lại trong bốn câu ca dao:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Kinh thành Thăng Long hiện lên giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ hiện lên thật sinh động. Cùng với đó là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Có thể thấy rằng, khung cảnh kinh thành Thăng Long hiện lên khiến người đọc say mê, yêu mến.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 11

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Qua bài ca dao, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Với bút pháp chấm phá, tác giả dân gian đã khắc họa một bức tranh đầy sinh động. Đó là cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Làn khói mờ ảo của buổi sớm bao phủ lấy không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Tất cả đã tạo ra một nét đẹp tràn đầy sức sống. Bài ca dao khiến tôi thêm yêu mảnh đất Thăng Long nhiều hơn.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 12

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bài ca dao vô cùng quen thuộc khắc họa vẻ đẹp trữ tình của Hồ Tây thuộc thủ đô Hà Nội. Bao trùm toàn bài thơ là vẻ đẹp lắng đọng và bình yên. Với cành lá trúc đung đưa trong gió thoảng, với mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi, với làn khói mờ giăng mắc khắp không gian. Ở đó, văng vẳng tiếng chuông chùa thánh khiết, xen lẫn tiếng chày giã gạo mộc mạc. Vẻ đẹp của chốn bồng lai hòa vào với vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Tạo nên một Tây Hồ rất riêng mà không nơi nào giống được.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 13

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết theo thể thơ lục bát dân gian quen thuộc. Nhờ vậy, đã tạo được giai điệu nhịp nhàng, du dương như một bài dân ca. Trong bài thơ, không gian hiện lên mênh mông, mờ ảo, nửa thực nửa mơ, khiến người đọc như được đến với chốn bồng lai tiên cảnh. Ở đó, bên bờ hồ có những cành trúc cao lớn, la đà bay ngang theo làn gió, có khói sương mờ bảng lảng, có mặt hồ tĩnh lặng như bóng gương soi. Trong không gian miên man chẳng có giới hạn ấy, tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng chày Yên Thái vang lên, đem lại cảm giác chân thật hơn cho cảnh vật. Vẻ đẹp thần tiên ấy, nhờ có âm thanh của đời thường mà trở nên gần gũi, trở về với thực tại. Bài thơ đã khắc họa nên vẻ đẹp đặc trưng của Phủ Tây Hồ, giúp người đọc mường tượng ra một cảnh đẹp đặc sắc của đất nước. Đồng thời càng thêm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 14

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một tác phẩm thơ ngợi ca về vẻ đẹp của phủ Tây Hồ. Tác giả đã chọn khoảnh khắc vào sáng sớm, khi mọi người còn chưa bắt đầu các hoạt động sinh hoạt để miêu tả. Nhờ vậy mà tái hiện được toàn bộ vẻ đẹp thiên nhiên của nơi đây. Đó là một không gian rộng mở, thoáng đãng và yên tĩnh. Cái nét yên tĩnh ấy được thể hiện qua tiếng chuông, nhịp chày vang khắp không gian. Phải vắng lặng đến như thế nào, thì mới có thể nghe được từng tiếng chày gỗ đánh lên áo quần bên bờ hồ như thế chứ? Âm thanh đó vang ra, lan xa vô cùng qua mọi chiều kích. Đẩy người đọc mở rộng tầm mắt hơn, nhìn ra xa hơn, bao quát hơn cả phủ Tây Hồ. Để thấy được mặt hồ buổi sớm phẳng lặng như gương, thấy sương mờ phảng phất. Khói lả lướt trên mặt hồ, sinh động như thể sắp có nàng tiên nào đó vén mây bước ra. Gió hồ nhè nhẹ đưa mây khói tản ra, để nàng liễu thướt tha được diện kiến. Ven hồ có trồng rất nhiều cây liễu. Các cành liễu lá dài rủ xuống nước, như mái tóc người con gái đang chải chuốt buổi sớm mai. Tất cả những chi tiết ấy, được tác giả dân gian khắc họa lại bằng vần thơ lục bát, vừa tự nhiên, lại mộc mạc. Từ đó thể hiện tình yêu và niềm tự hào dành cho một cảnh đẹp trữ tình của quê hương, đất nước.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 15

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết bằng thể thơ lục bát - một thể thơ dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Đến với bài thơ, người đọc được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp mộc mạc đậm chất trữ tình của vùng Hồ Tây vào buổi sớm tinh mơ. Khi những sương mờ vẫn còn giăng mắc, dùng dằng chẳng tắt trên khắp không gian, tạo nên cảnh tượng lãng mạn, lâng lâng như chốn bồng lai tiên cảnh. Lúc này, gió thổi là là, làm đung đưa cành trúc, nhưng cũng chưa đủ mạnh để tạo nên tiếng xào xạc. Chỉ có văng vẳng tiếng chuông chùa Trấn Vũ đưa từ xa tới, kéo từng hồi từng hồi, đem đến sự linh thiêng cho chốn tiên cảnh này. Cùng với đó, lại là từng hồi tiếng chày giã gạo, hay tiếng chày giặt áo bên bờ hồ. Âm thanh ấy mang lại dư vị của cuộc sống thường nhật, mang hơi thở của chốn trần gian, xua đi sự vắng lặng, lạnh lẽo của khung cảnh thiên nhiên. Có thể nói, bài ca dao đã khắc họa một cách tinh tế và ý nhị vẻ đẹp độc đáo của chốn Hồ Tây lúc bình minh. Gợi lên những rung cảm khó tả trong lòng người đọc.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 16

Bài hát Gió đưa cành trúc về la đà là một bức tranh đẹp về cảnh buổi sớm mùa thu ở kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá bằng ngòi bút độc đáo của tác giả dân gian nhằm ca ngợi vẻ đẹp quê hương. Ca dao xưa và cả nhiều thi nhân đã miêu tả vẻ đẹp yên bình của kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, làn gió nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên hàng liễu rũ bên hồ. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà khẽ đung đưa cành trúc rậm rạp sát đất. Những cành trúc được làn gió thu trong trẻo mát rượi mơn man, cùng với gió những cành trúc khẽ đung đưa theo chiều gió. Cảnh đẹp gợi cảm, khêu gợi trong tiết trời thu trong lành, mát mẻ. Câu thơ có màu xanh của tre, gió hiu hiu hiu hiu, và tất nhiên là không khí mùa thu, tiết trời mùa thu, bầu trời rộng rãi, cánh diều bay rợp trời, sau rặng tre là tiếng vàng thiêng liêng. Xa xa, tiếng chuông Trấn Vũ êm ả khiến không khí náo nhiệt hẳn lên. Tiếng gà điểm canh kết thúc ở Thọ Xương vang vọng. Chuông reo và gà gáy. Tiếng chày như hòa vào đất trời, sương thu… Tiếng chày phường Yên Thái mỗi lúc một réo rắt. Nhịp chày là nhịp sống, là sức sống mãnh liệt của thủ đô này. Bình minh hồng phương Đông xua tan sương khói. Quê hương đang thay da đổi thịt từng ngày, cảnh nghĩa tình thấm đẫm bên nhau mãi rung động trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thiết tha nên mới có những bài thơ hay như vậy.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 17

Bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà" thuộc chùm ca dao về quê hương đất nước. Mỗi lần đọc bài ca dao trên, em vô cùng ấn tượng trước khung cảnh tươi đẹp của thành Thăng Long xưa. Có thể thấy, hai câu thơ "Gió đưa cành trúc la đà" và "Mịt mù khói tỏa ngàn sương" đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên trong khung cảnh sáng sớm. Trước tác động khe khẽ của những cơn gió, cành trúc như sà xuống thấp rồi đưa đi đưa lại theo chiều gió một cách nhẹ nhàng. Không những vậy, bức tranh ấy còn được bao trùm trong màn sương mờ ảo, mịt mù, đem lại cho ta cảm nhận về một vùng đất thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, tác giả dân gian còn nhắc đến các địa danh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa trong hai câu "Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương", "Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Dường như trên nền không gian lắng đọng, yên bình ấy, tiếng chuông chùa, tiếng gà báo canh, nhịp chày của người dân làm giấy càng nhấn mạnh sự thư thái, yên bình trong buổi sáng sớm. m thanh của đời sống con người giao hòa với vẻ đẹp thiên nhiên khiến ta cảm thấy thư thái biết bao! Bằng thể thơ lục bát truyền thống cùng ngôn từ giản dị, trong sáng, tác giả dân gian đã khắc họa khung cảnh khoáng đạt, trữ tình của thành Thăng Long xưa. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Đối với em, bài ca dao trên luôn có một sức hút đặc biệt khiến em không thể nào quên.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 18

Mở đầu bài ca dao là nét chấm phá đơn sơ: gió đưa cành trúc la đà. Làn gió sớm mai thổi nhè nhẹ làm đung đưa cành trúc, trĩu nặng sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại rất nên thơ. Đường nét của bức tranh duy nhất chỉ có một nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mờ ảo của bầu trời, mặt hồ buổi sớm mai. Hình ảnh ấy tiêu biểu cho bao làng quê Việt Nam. Trong bài thu vịnh của nguyễn khuyến cũng có câu: cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Ở câu tiếp theo không có hình ảnh mà chỉ có âm thanh nối tiếp nhau: tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệư một ngày mới bắt đầu. Đêm chuyển dần về sáng. Xa xa, tiếng chuông chùa vọng làm cho cảnh trở nên huyền ảo, cổ kính, trang nghiêm. Tiếng gà gáy gợi lên cuộc sống đời thường nơi thôn dã, gần gũi, đầm ấm. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện với nhau, nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian mênh mông, càng làm tăng vẻ thanh khiết, tĩnh lặng của một vùng đất nước. Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp thơ mộng của đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao nói về vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, bài ca dao về cảnh đẹp hồ tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thận của nhiều thế hệ.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà - Mẫu 19

Trong bài "Chùm ca dao về quê hương đất nước", em đặc biệt ấn tượng với bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà". Tác giả dân gian đã gửi gắm tình cảm sâu đậm của mình cho kinh thành Thăng Long thông qua việc khắc họa bức tranh tươi đẹp nơi đây. Sự tinh tế, khéo léo của tác giả được phô diễn thông qua việc miêu tả chuyển động của cành trúc. Những cơn gió khiến cành trúc sà thấp xuống, đưa qua đưa lại một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt hơn, vạn vật như được bao trùm trong màn sương mờ ảo của buổi sớm. Tất cả đã tạo nên bầu không khí thơ mộng, trữ tình cho cảnh sắc vùng "đất rồng bay lên". Điểm xuyết lên không gian vắng lặng ấy là thanh âm của đời sống con người. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Võ, tiếng gà báo canh ở đất Thọ Xương và cả nhịp chày cất lên từ hoạt động làm giấy của người dân vùng Yên Thái. Dường như, con người, vạn vật đã giao hòa, quyện lại với nhau, không thể tách rời. Với thể thơ lục bát truyền thống, nhịp chẵn 2/2/2, 4/4 cùng ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi, thân quen, tác giả dân gian đã miêu tả một cách chân thực, sống động vẻ đẹp Thăng Long một thời. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của tác giả dân gian.

Đôi nét về tác phẩm

1. Khái niệm ca dao

- Là loại thơ trữ tình dân gian. 

- Nội dung: biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. 

- Ngôn ngữ ca dao: giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ lục bát và lục bát biến thể

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Bài 1, 3 : Trích “Kho tàng ca dao người Việt”, tập 1

+ Bài 2: Trích “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, hình ảnh các miền quê hiện lên thật phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … Đồng thời qua những bài ca dao, tác giả dân gian cũng thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo nhưng cũng có khi thốt lên thành lời tha thiết. 

5. Bố cục: 

+ Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây. 

+ Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình. 

+ Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm. 

6. Giá trị nội dung: 

Các bài ca dao về quê hương đất nước thường nói đến những danh thắng, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng,… Ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu thiết tha dành cho quê hương, xứ sở, con người. 

7. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. 

+ Giọng điệu tha thiết, tự hào. 

+ Mỗi bài có cách cấu tứ, cách thể hiện riêng độc đáo. Điều này khiến chùm ca dao thêm phong phú, đa dạng. 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống