21 câu Trắc nghiệm Chùm ca dao về quê hương đất nước lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước

D.1. Tìm hiểu chung về Chùm ca dao về quê hương, đất nước

Câu 1. Các bài ca dao trên thể hiện điều gì?

A. Lòng biết ơn với người có công với đất nước

B. Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người Việt Nam

C. Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng

D. Biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân đối với quê hương, đất nước

Đáp án: D
Giải thích:
Các bài ca dao trên biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân đối với quê hương, đất nước.

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về quê hương, đất nước?

A. Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

C. Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

D. Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Đáp án: B

Giải thích:

Biện pháp nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình

- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

- Ngôn ngữ không theo hình thức đối lập mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Câu 3. Bài ca dao sau viết theo thể thơ nào?

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

A. Thể thơ lục bát 

B. Thể thơ 6 chữ

C. Thể thơ 8 chữ

D. Thể thơ khác

Đáp án: D

Giải thích:

2 câu đầu có 7 tiếng, 2 câu thơ sau là thơ lục bát

=> Thể thơ: song thất lục bát.

Câu 4. Khái niệm sau về dân ca đúng hay sai?

“Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Dân ca là những sáng tác của dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.

Câu 5. Nội dung sau đúng hay sai?

“Mỗi bài ca dao phải có ít nhất 4 dòng thơ”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Mỗi bài ca dao phải có ít nhất 2 dòng.

Ví dụ bài ca dao: 

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hát, đắng cay muôn phần.

Câu 6. Văn bản sau thuộc loại nào?

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

A. Ca dao

B. Dân ca

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản trên là một bài ca dao. Bài ca dao mượn lời kêu của “con cò” để nói về phẩm chất của người lao động.

Câu 7. Chọn khái niệm đúng về ca dao dân ca:

A. Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

B. Là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

C. Là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. 

D. Là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính thời sự, phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể hiện thái độ khen chê của dân gian đối với các sự kiện đó.

Đáp án: A

Giải thích:

Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Câu 8. Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

A. Thơ 6 chữ

B. Thơ 7 chữ

C. Thơ 8 chữ

D. Thơ lục bát

Đáp án: D

Giải thích:

Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát được sử dụng nhiều nhất.

Câu 9. Nội dung chính của đoạn sau:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

A. Bức tranh buổi sáng kinh thành Thăng Long

B. Vẻ đẹp của Tháp Mười

C. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng xứ Huế

D. Bức tranh thiên nhiên Hồ Tây

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Bức tranh buổi sáng kinh thành Thăng Long

Câu 10. Nội dung chính của đoạn dưới đây:

Ðường lên xứ Lạng bao xa,
Cách ba quả núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

A. Bức tranh thiên nhiên xứ Huế

B. Vẻ đẹp lịch sử của đất nước

C. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xứ Lạng

D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xứ Lạng

Câu 11. Nội dung chính của bài ca dao sau:

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

A. Bức tranh thiên nhiên xứ Huế

B. Vẻ đẹp lịch sử của đất nước

C. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xứ Lạng

D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế

D.2. Phân tích chi tiết chùm ca dao về quê hương, đất nước

Câu 1. Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tre

B. Trúc

C. Mai

D. Đào

Đáp án: B

Giải thích:

Gió đưa cành trúc la đà => cây trúc được nhắc tới trong câu ca dao đầu.

Câu 2. Nghĩa từ "canh gà" trong bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương, đất nước là gì?

A. Chỉ tiếng gà báo canh.

B. Chỉ ban đêm.

C. Chỉ đặc sản bát canh gà.

D. Chỉ một hành động trông coi.

Đáp án: A

Giải thích:

Thời gian: canh gà. → Đơn vị tính thời gian ban đêm của người xưa. 

Câu 3. Các địa danh Yên Thái, Tây Hồ trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Huế

B. Đà Nẵng

C. Hà Nội

D. Hải Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Thời gian: canh gà. → Đơn vị tính thời gian ban đêm của người xưa. 

Câu 4. Những âm thanh nào được nhắc tới trong bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tiếng chuông, nhịp chày

B. Tiếng trống, tiếng chuông

C. Tiếng mõ, tiếng trống

D. Tiếng kẻng, nhịp chày

Đáp án: A

Giải thích:

Âm thanh: 

+ Tiếng chuông.

+ Nhịp chày.

Câu 5. Bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương, đất nước vẽ nên bức tranh của mùa nào trong năm?

A. Xuân

B. Hạ  

C. Thu

D. Đông

Đáp án: C

Giải thích:

Bài ca dao vẽ nên bức tranh mùa thu

Câu 6. Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?

A. Huế.

B. Ninh Bình.

C. Thăng Long.

D. Lạng Sơn.

Đáp án: D

Giải thích:

Bài ca dao thứ hai nói về bức tranh vùng Lạng Sơn.

Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

A. Hoán dụ và ẩn dụ

B. So sánh và nhân hóa

C. Điệp từ và liệt kê

D. Điệp từ và hoán dụ

Đáp án: C

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp điệp từ và liệt kê.

Câu 8. Đâu là nhận xét đúng nhất về bức tranh thiên nhiên xứ Lạng trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tráng lệ và hào hùng

B. Sầm uất và náo nhiệt

C. Kì vĩ và tráng lệ

D. Hùng vĩ và thơ mộng

Đáp án: D

Giải thích:

Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Câu 9. Địa danh Vĩ Dạ được nhắc tới trong Bài ca dao số 3 Chùm ca dao về quê hương, đất nước thuộc tỉnh nào nước ta?

A. Hà Nội

B. Nam Định

C. Huế

D. Đà Nẵng

Đáp án: C

Giải thích:

Địa danh Vĩ Dạ được nhắc tới trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước thuộc Huế.

Câu 10. Âm thanh nào được nhắc tới trong Bài ca dao số 3 Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tiếng sáo

B. Tiếng chày

C. Tiếng đàn

D. Tiếng hò

Đáp án: D
Đánh giá

0

0 đánh giá