TOP 20 cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 2 2.9 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt

Đề bài: Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bắt nạt

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt - Mẫu 1

       Nguyễn Thế Hoàng Linh là một nhà thơ viết cho nhiều trẻ em. Thơ của anh viết cho tre em mang vẻ hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui. Một trong số đó là bài thơ “Bắt nạt”.

       Với giọng điệu hồn nhiên thân thiện, cách xưng hô gần gũi, tác giả đã khiến cho bài thơ nói đến vấn đề mang tính xã hội nhưng không mang nặng nề, có tính thuyết phục cao.

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt - Mẫu 2

       “Bắt nạt” là một bài thơ sáng tác theo thể thơ 5 chữ viết về hiện tượng khá dễ bắt gặp “bắt nạt” trong cuộc sống. Đây là hành động xấu, cần lên án, loại bỏ khỏi mọi nơi, nhất là trường học. 

       Đọc cả bài thơ, chúng ta cảm nhận được ý vị hài hước, dí dỏm, nét đáng yêu của thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Có thể thấy, bắt nạt là một thói xấu, có thể gây tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.

TOP 20 cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt - Mẫu 3

      "Bắt nạt" vủa Nguyễn Thế Hoàng Linh được thể hiện bằng lời thơ ngộ nghĩnh, ngây thơ. Tác giả đã sáng tạo trong việc để nhân vật trữ tình sử dụng giọng điệu của con trẻ một cách nghệ thuật. Chính điều này đã đưa đến cho người đọc một sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tâm hồn trong niềm khát khao hóa giải vấn đề bắt nạt của trẻ thơ.

       Bài thơ cho ta thấy tâm hồn thơ trong sáng, cách nhìn thân thiện, bao dung của nhà thơ. Bài thơ nhẹ nhàng vươn tới, thấm sâu vào cảm xúc của con người, nhất là những ai từng rơi vào tình huống khó xử “bắt nạt”, để mỗi người tự tìm cho mình cách ứng xử phù hợp, tránh gây tổn thương, và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt - Mẫu 4

       Trong những năm gần đây, Nguyễn Thế Hoàng Linh nổi lên như một hiện tượng thơ ca! Anh là một nhà thơ trẻ (sinh năm 1982), sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, và gia tài thơ của anh có tới hàng ngàn bài thơ. Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, vui tươi. Một trong những bài thơ gần gũi với các bạn học sinh là bài thơ “Bắt nạt” in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, sáng tác năm 2017. Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt là thói quen xấu xí, đáng chê. Bằng tâm hồn thơ trong sáng, cách nhìn thân thiện, bao dung của nhà thơ, bài thơ đã giúp cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

       Tóm lại, bà thơ “Bắt nạt” là một bài thơ đặc sắc, đề cập một chủ đề khá mới mẻ, mang tính thời sự, với một lối nói rất thơ. Thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ ngộ nghĩnh, giọng thơ hài hước, dí dỏm, tâm tình, gần gũi, tạo không khí thân thiện, khiến người nghe dễ tiếp nhận, thể hiện cách nhìn bao dung. Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt là thói quen xấu xí, đáng chê. Từ đó giúp mọi người có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

TOP 20 cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Cách mở bài, kết bài cho Bắt nạt - Mẫu 5

Bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh viết về một đề tài nóng trong cuộc sống - bạo lực học đường.

Mở đầu bài thơ là những lời nhắn nhủ hết sức nhẹ nhàng mà sâu sắc:

“Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt…”

Bài thơ “Bắt nạt” đã khiến cho bài thơ nói đến vấn đề mang tính xã hội nhưng không khô khan, đầy thuyết phục.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982)

- Quê quán: Hà Nội.

- Sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ.

- Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng bể, Bé tập tô, Ra vườn nhặt nắng,… 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, 2017.

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

5. Bố cục: 

Gồm 4 phần: 

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.  

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Thể thơ 5 chữ 

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống