29 câu Trắc nghiệm Bắt nạt lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bắt nạt sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bắt nạt

A.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Thế Hoài Linh

Câu 1. Tác phẩm Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút

B. Thơ

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn

Đáp án: B

Giải thích:

Tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Thế Hoàng Linh?

A. Chuyến thư miền Nam

B. Hoàng tử bé

C. Văn chương động

D. Cung thành

Đáp án: C

Giải thích:

Văn chương động – Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Câu 3. Năm 2004, Nguyễn Thế Hoàng Linh được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội với tác phẩm nào?

A. Ra vườn nhặt nắng

B. Chuyện của thiên tài

C. Mầm sống

D. Văn chương động

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 2004, Nguyễn Thế Hoàng Linh được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội với tác phẩm Chuyện của thiên tài.

Câu 4. Tác phẩm Chuyện của thiên tài  của Nguyễn Thế Hoàng Linh thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Tùy bút

Đáp án: A

Giải thích:

Tiểu thuyết Chuyện của thiên tài – Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Câu 5. Nguyễn Thế Hoài Linh sinh ra tại đâu?

A. Hà Nam

B. Nam Định

C. Hà Nội

D. Quảng Ninh

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh ra tại Hà Nội.

Câu 6. Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ năm bao nhiêu tuổi?

A. 12 tuổi

B. 13 tuổi

C. 14 tuổi

D. 15 tuổi

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ năm 12 tuổi.

Câu 7. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em có đặc điểm như thế nào?

A. Hồn nhiên, ngộ nghĩnh

B. Vui tươi

C. Trong trẻo

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, vui tươi.

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh?

A. Mầm sống

B. Uống một ngụm nước biển

C. Bé tập tô

D. Góc sân và khoảng trời

Đáp án: D

Giải thích:

Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa.

A.2. Tìm hiểu chung về bắt nạt

Câu 1. Tác phẩm Bắt nạt của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bùi Mạnh Nhi

D. Nguyễn Thế Hoàng Linh

Đáp án: D

Giải thích:

Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Câu 2. Tác phẩm Bắt nạt trích từ tác phẩm nào của Nguyễn Thế Hoàng Linh?

A. Ra vườn nhặt nắng

B. Bé tập tô

C. Mầm sống

D. Uống một ngụm nước biển

Đáp án: A

Giải thích:

Bắt nạt trích từ tác phẩm Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Câu 3. Tác phẩm Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Thơ

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ Bắt nạt.

Câu 4. Bài thơ Bắt nạt được viết theo thể thơ nào?

A. 5 chữ

B. 6 chữ

C. 7 chữ

D. Tự do

Đáp án: A

Giải thích:

Thể thơ 5 chữ

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Bắt nạt?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

Đáp án: C

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Bắt nạt là xấu lắm

Đừng bắt nạt bạn ơi

Bất cứ ai trên đời

Đều không cần bắt nạt

(Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nêu vấn đề bắt nạt là xấu

B. Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt

C. Phân loại đối tượng bắt nạt

D. Không chơi cùng người bắt nạt người khác

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Nêu vấn đề bắt nạt là xấu

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Tại sao không học hát
Nhảy híp - hóp cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt…”

Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?”

Những bạn nào nhút nhát

Thì là giống thỏ non

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn, …?

(Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nêu vấn đề bắt nạt là xấu

B. Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt

C. Phân loại đối tượng bắt nạt

D. Không chơi cùng người bắt nạt người khác

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt

Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu cần bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay

Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!

(Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nêu vấn đề bắt nạt là xấu

B. Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt

C. Phân loại đối tượng bắt nạt

D. Lời khuyên răn và bài học đừng bắt nạt

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Lời khuyên răn và bài học đừng bắt nạt

Câu 9. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt trái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây


(Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nêu vấn đề bắt nạt là xấu

B. Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt

C. Phân loại đối tượng bắt nạt

D. Lời khuyên răn và bài học đừng bắt nạt

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Phân loại đối tượng bắt nạt

Câu 10. Vấn đề được tác giả nêu trong bài thơ Bắt nạt là gì?

A. Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống.

B. Vấn đề đoàn kết trong lớp học

C. Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp.

D. Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.

Câu 11. Trong văn bane Bắt nạt, thái độ của tác giả đối với những người hay đi bắt nạt người khác là gì?

A. Phê phán

B. Bênh vực

C. Ngợi ca

D. Yêu mến

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt; Khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

Câu 12. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh?

A. Thể thơ 5 chữ

B. Kết hợp các biện pháp tu từ

C. Lối thơ trong trẻo, hóm hỉnh

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,…cùng lối thơ trong trẻo, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

A.3. Phân tích chi tiết bắt nạt

Câu 1. Trong bài thơ, tác giả nhận định bắt nạt là gì?

A. Là hèn kém

B. Là ngốc nghếch

C. Là sai lầm

D. Là xấu xa

Đáp án: D

Giải thích:

“Bắt nạt là xấu lắm”.

Câu 2. Đâu là câu thơ thể hiện lời khuyên của tác giả trong văn bản Bắt nạt?

A. Bắt nạt là xấu lắm

B. Đừng bắt nạt, bạn ơi

C. Bất cứ ai trên đời

D. Đều không cần bắt nạt

Đáp án: B

Giải thích:

"Đừng bắt nạt, bạn ơi" chính là câu thơ nêu ý kiến, lời khuyên của tác giả.

Câu 3. Theo bài thơ Bắt nạt, đối tượng nào “không cần bắt nạt”?

A. Học sinh

B. Thầy cô giáo

C. Cha mẹ

D. Tất cả mọi người

Đáp án: D

Giải thích:

" Bất cứ ai đều không cần bắt nạt" chính là lời khẳng định của tác giả.

Câu 4. Đâu không phải hoạt động mà tác giả gợi ý làm thay vì bắt nạt?

A. Thử mù tạt

B. Học hát 

C. Chơi bóng

D. Nhảy híp-hóp

Đáp án: C

Giải thích:

Chơi bóng là hoạt động không có trong bài thơ.

Câu 5. Trong bài thơ Bắt nạt, tác giả đã đứng về phe những người đi bắt nạt người khác, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả đứng về phe kẻ yếu và lên án phản đối người đi bắt nạt bạn bè.

Câu 6. Trong bài thơ, tác giả đã so sánh những bạn nhút nhát giống con vật nào?

A. Thỏ non

B. Chó con

C. Lợn nhựa

D. Nhím xù

Đáp án: A

Giải thích:

Trong bài thơ, tác giả đã so sánh những bạn nhút nhát giống thỏ non.

Câu 7. Tác giả đã liên hệ với ai khi nhắc đến việc bắt nạt?

A. Những chú thỏ

B. Bạn của mình

C. Những chú chim

D. Chính “tôi”

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả đã liên hệ với bản thân mình khi nhắc đến việc bắt nạt

Câu 8. Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ?

A. 5 lần

B. 6 lần

C. 7 lần

D. 8 lần

Đáp án: C

Giải thích:

Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ 

Câu 9. Câu thơ “Vì bắt nạt rất hôi” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Điệp từ

D. Không có đáp án nào đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Từ "hôi" trong câu thơ là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về từ ghép, từ láy

Trắc nghiệm Bắt nạt

Trắc nghiệm Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 28

Trắc nghiệm Kể lại một trải nghiệm của em

Trắc nghiệm Củng cố, mở rộng trang 34

Trắc nghiệm Những người bạn

Đánh giá

0

0 đánh giá