Bắt nạt: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 5 11.5 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Bắt nạt thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 5 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bắt nạt Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Bắt nạt – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:

Tác giả - tác phẩm: Bắt nạt - Ngữ văn lớp 6

Bài giảng: Bắt nạt - Kết nối tri thức

I. Tác giả

Tác giả - tác phẩm: Bắt nạt

Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982)

- Quê quán: Hà Nội.

- Sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ.

- Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng bể, Bé tập tô, Ra vườn nhặt nắng,… 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, 2017.

Tác giả - tác phẩm: Bắt nạt

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

Tác giả - tác phẩm: Bắt nạt

5. Bố cục: 

Gồm 4 phần: 

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.  

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Thể thơ 5 chữ 

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Khổ 1: Nêu vấn đề.

- Nêu vấn đề trực tiếp cùng thái độ của tác giả: Bắt nạt là xấu lắm.

- Nêu ý kiến, lời khuyên:

+ "Đừng bắt nạt, bạn ơi" → Dấu phẩy ngăn cách, tách đối tượng, nhấn mạnh lời kêu gọi.

+ Bất cứ ai đều không cần bắt nạt.

2. Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

- Nêu những việc làm tốt:

+ Học hát, nhảy híp-hóp.

+ Thử mù tạt, đối mặt thử thách.

- Nhấn mạnh việc không nên dành thời gian bắt nạt, chèn kép kẻ yếu. → Tốn thời gian, hèn nhát.

- Đứng về phe kẻ yếu:

+ Nhút nhát giống thỏ con, đáng yêu.

+ Sao không yêu, lại còn...?

- Nghệ thuật:

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp: Tại sao, sao không...

+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.

3. Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

- Điệp từ, điệp ngữ "Đừng bắt nạt". → Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả.

- Đối tượng: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác.

→ Hướng tới tất cả mọi đối tượng.

- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. → Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn.

4. Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

- Trực tiếp xưng "tớ".

- Lời khuyên răn, bảo vệ phe yếu: Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.

- So sánh với chính mình: Bị bắt nạt quen rồi.

- Khẳng định lần nữa ý kiến bản thân: Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi! → Từ "hôi" là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. → Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt.

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống