Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều

Tải xuống 8 6.2 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều môn Công nghệ lớp 12 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều:

Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều

I - KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI MẠCH ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm

Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn,dây dẫn để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.

2. Phân loại

Mạch điện tử có nhiều cách phân loại khác nhau , về cơ bản được phân theo hình 7.1

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

II - MẠCH CHỈNH LƯU VÀ NGUỒN MỘT CHIỀU

1. Mạch chỉnh lưu

Nguồn điện một chiều cung cấp cho các thiết bị điện tử có thể dùng pin, acquy hoặc chỉnh lưu đổi điện xoay chiều thành điện một chiều.

Mạch chỉnh lưu dùng các Điot tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều. Có nhiều cách mắc mạch chỉnh lưu”

a) Mạch chỉnh lưu nửa chu kì

Trong khoảng 0 ÷ ∏, nguồn u2 ở nửa chu kì dương, điot Đ phân cực thuận, dẫn điện, cho dòng điện I chạy qua tải theo chiều từ trên xuống dưới về cuộn thứ cấp của biến áp, khép kín mạch.

Trong khoảng ∏ ÷ 2∏, nguồn u2 đổi chiều sang nửa chu kì âm, Điot Đ bị phân cực ngược, không dẫn điện, không có dòng điện chạy qua tải, điện áp Rtải bằng không. Các chu kì sau cứ thế tiếp diễn.

Như vậy điot Đ đã đổi điện xoay chiều trong biến áp thành điện một chiều qua tải. Nguồn điện một chiều U sau khi chỉnh lưu có cực dương (+) luôn luôn ở phía catot của điot chỉnh lưu.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Nhận xét:

Ưu điểm: Mạch đơn giản, chỉ dùng 1 điot

Nhược điểm: Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp. Dạng sóng ra có độ gợn lớn nên việc lọc san bằng độ gợn khó khăn. Hiệu quả kém, thực tế ít sử dụng.

b) Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì

∗ Mạch chỉnh lưu 2 điot

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Nhận xét về mạch điện:

   - Mạch điện phải dùng 2 diot tiếp mặt Đ1và Đ2 để luân phiên chỉnh lưu theo từng nửa chu kì.

   - Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn phải được quấn làm hai nửa cân xứng nhau.

Hai nửa cuộn thứ cấp cho hai điện áp u2a và u2b có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau 1800 đặt lên hai đầu anot của điot Đ1và Đ2

   - Điện áp một chiều U_ lấy ra trên tải có cực dương (+) luôn ở phía hai catot của điot chỉnh lưu.

   - Điện áp một chiều U_ lấy ra có gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100Hz, dễ lọc, hiệu quả tốt.

   - Các diot Đ1 và Đ2khi phân cực thuận dẫn điện, điện áp làm việc chỉ là u2a hoặc u2b; nhưng khi chúng bị phân cực ngược không dẫn điện, điện áp ngược phải chịu gấp đôi biên độ điện áp khi làm việc

   - Mạch điện không được dùng nhiều như mạch chỉnh lưu cầu.

∗ Mạch chỉnh lưu cầu (dùng 4 diot)

Giả sử trong khoảng 0 ÷ ∏, nguồn u2 ở nửa chu kì dương. Điot Đ1 và Đ3 phân cực thuận, dẫn điện; điot Đ2 và Đ4 bị phân cực ngược, không dẫn điện (khoá). Dòng điện từ cực dương nguồn chạy qua Đ1, Rtải, Đ3 sau đó trở về cực âm nguồn.

Trong khoảng ∏ ÷ 2∏, nguồn u2 đổi chiều ở nửa chu kì âm. Điot Đ2và Đ4 dẫn điện; diot Đ1 và Đ3 khoá. Dòng điện từ cực dương nguồn chạy qua Đ2, Rtải, Đ4 sau đó trở về cực âm nguồn.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Trong sơ đồ mạch điện, có thể dùng kí hiệu sau biểu thị mạch chỉnh lưu cầu

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

2. Nguồn một chiều

a) Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn

Là mạch điện quan trọng trong một thiết bị điện tử. Nó có nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều từ mạng lưới quốc gia thành điện một chiều có mức điện áp ổn định và công suất cần thiết để nuôi toàn bộ các thiết bị điện tử

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

b) Mạch nguồn điện thực tế

   - Khối 1 là biến áp nguồn: đổi điện xoay chiều 220V thành mức điện áp lên cao hoặc xuống thấp.

   - Khối là 2 mạch chỉnh lưu: dùng các diot tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành một chiều

   - Khối 3 là mạch lọc nguồn: dùng các tụ hoá có trị số điện dung lớn phối hợp cuộn cảm L có trị số điện cảm lớn để lọc, san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một chiều ra trên tải được bằng phẳng

   - Khối 4 là mạch ổn áp điện một chiều: dùng để giữ cho điện áp một chiều ra trên tải luôn luôn ổn định.

Mạch ổn áp dùng IC như hình được sử dụng rất phổ biến vì vừa đơn giản, gọn nhẹ và chất lượng cao.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều hay, ngắn gọn

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều

Câu 1: Mạch lọc của mạch nguồn một chiều sử dụng:

A. Tụ hóa

B. Tụ giấy

C. Tụ mica

D. Tụ gốm

Đáp án: A

Câu 2: Trong mạch nguồn một chiều, điện áp ra sau khối nào là điện áp một chiều

A. Biến áp nguồn

B. Mạch chỉnh lưu

C. Mạch lọc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B. Vì mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện xoay chiều thành một chiều.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng nhất

A. Biến áp nguồn dùng biến áp

B. Mạch chỉnh lưu dùng điôt

C. Mạch lọc dùng tụ hóa

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 4: Chọn phát biểu sai:

A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt có độ gợn sóng lớn, tần số 50 Hz, lọc và san bằng độ gợn sóng khó khăn, kém hiệu quả.

B. Mạch chỉnh lưu dùng hai điôt có độ gợn sóng nhỏ, tần số 100 Hz, dễ lọc.

C. Mạch chỉnh lưu cầu có độ gợn sóng nhỏ, tần số 100 Hz

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án: D. Vì các phát biểu trên đều đúng.

Câu 5: Đâu là mạch điện tử?

A. Mạch khuếch đại

B. Mạch tạo xung

C. Mạch điện tử số

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp điểm để đổi điện xoay chiều thành một chiều

B. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành một chiều

C. Mạch chỉnh lưu dùng pin để tạo ra dòng điện một chiều

D. Mạch chỉnh lưu dùng ac quy để tạo ra dòng điện một chiều

Đáp án: B. Vì mạch cỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt

Câu 7: Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:

A. Là mạch chỉnh lưu chỉ sử dụng một điôt

B. Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp

C. Trên thực tế ít được sử dụng

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 8: Nhiệm vụ của khối biến áp nguồn là

A. Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hơn

C. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp thấp hơn

D. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hay thấp tùy theo yêu cầu của tải.

Đáp án: D

Câu 9: Mạch chỉnh lưu được sử dụng nhiều trên thực tế:

A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng hai điôt

C. Mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: C. Vì nó mang ưu điểm hơn các mạch còn lại

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì chỉ dùng một điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt sóng ra có độ gợn sóng lớn

C. Mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo phức tạp do dùng bốn điôt

D. Mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo đơn giản do biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt

Đáp án: C. Vì mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo đơn giản.

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống