Công nghệ 10 Bài 41 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo quản hạt, củ làm giống

Tải xuống 7 2.2 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống:

Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

I - BẢO QUẢN HẠT GIỐNG

Bảo quản hạt giống nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống và duy trì tính đa dạng sinh học của giống

1. Tiêu chuẩn hạt giống

Có chất lượng cao

Thuần chủng

Không bị sâu, bệnh

2. Các phương pháp bảo quản

Hạt giống được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Hạt giống dùng cho vụ sau hay trong thời hạn dưới một năm thường được bảo quản theo cách này.

Bảo quản hạt giống trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp 00C, độ ẩm không khí từ 35 - 40% được sử dụng bảo quản trung hạn

Muốn bảo quản dài hạn, hạt giống được bảo quản ở điều kiện lạnh đông, nhiệt độ là -100C và độ ẩm không khí từ 35 - 40%

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống hay, ngắn gọn | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

3. Quy trình bảo quản hạt giống

Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản Sử dụng

Hạt giống cần được thu hoạch đúng thời điểm, để nơi riêng, sạch sẽ, cách biệt với các hạt khác và tiến hành tách hạt, tuốt, tẽ cẩn thận

Sau đó hạt được phân loại, loại bỏ các tạp chất như rơm rạ, lõi, rễ, lá,… hạt bị sâu phá hạt, hạt bị vỡ làm sạch cát, sạn,…

Hạt giống cần được làm khô ngay (phơi hoặc sấy). Thóc: sấy ở 40 - 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%. Hạt có dầu; sấy ở 30 -400C đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống hay, ngắn gọn | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

Nông dân thường bảo quản hạt giống theo phương pháp truyền thống trong chum, vại hoặc đóng trong bao, hoặc treo ở chỗ khô ráo. Trong chum, vại đậy bịt kín, hạt giống đã khô kĩ có thể giữ được từ 1 đến 2 năm, chất lượng vẫn đảm bảo.

Chú ý:

- Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

- Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống hay, ngắn gọn | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

Các công ti sản xuất hạt giống thường được bảo quản hạt giống trong các kho mát, kho lạnh, có độ ẩm nhiệt độ thích hợp được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động.

II - BẢO QUẢN CỦ GIỐNG

1. Tiêu chuẩn củ giống:

Chất lượng cao

Đồng đều, không quá già, quá non

Không bị sâu bệnh

Không lẫn giống khác.

Còn nguyên vẹn

Khả năng nảy mầm cao

2. Quy trình bảo quản

Thu hoạch → Phân loại, làm sạch → Xử lí phòng chống vi sinh vật hại → Xử lí ức chế nảy mầm → Bảo quản → Sử dụng

Củ được thu hoạch về làm sach, phân loại những củ bị sứt, bị sâu hại.

Sử dụng chất bảo quản với liều lượng cho phép để phòng chống vi sinh vật.

Sau thời kì ngủ nghỉ, củ nảy mầm. Muốn kéo dài thời hạn bảo quản, người ta bảo quản trong điều kiện lạnh, sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

Thực hiện đúng quy trình trên, sau 4 đến 8 tháng bảo quản, tổn thất sẽ không vượt quá 10%, củ nảy mầm tốt và khoẻ.

Các hộ nông dân thường bảo quản củ giống theo phương pháp cổ truyền trên giá, nơi thoáng và ánh sáng tán xạ, tổn thất khoảng 30%.

Ở các nước phát triển thường dụng bảo quản lạnh, hoặc nuôi cấy mô tế bào để lưu giống một số loại cây trong đó có cây và củ.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Câu 1: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: D. 6

Giải thích:Củ giống bảo quản cần có 6 tiêu chuẩn – SGK trang 125

Câu 2: Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?

A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.

C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn.

D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.

Đáp án: A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

Giải thích:Thời gian bảo quản củ giống khác so với bảo quản hạt giống là: Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn – SGK trang 124,125

Câu 3:Mục đích của việc bảo quản hạt giống là

A. Bảo quản để ăn dần.

B. Tăng năng suất cây trồng cho vụ sau.

C. Giữ được độ nảy mầm của hạt.

D. Giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm.

Đáp án: C. Giữ được độ nảy mầm của hạt.

Giải thích:Mục đích của việc bảo quản hạt giống là: được độ nảy mầm của hạt – SGK trang 124

Câu 4:Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây?

A. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh

B. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh

C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh

Đáp án: C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh

Giải thích: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh – SGK trang 123

Câu 5:Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: B. 6

Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống gồm 6 bước – SGK trang 125

Câu 6:Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Đáp án: B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Giải thích: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng – SGK trang 123

Câu 7:Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường

B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%

C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%

D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%

Đáp án: D. Giữ ở nhiệt độ -100 C, độ ẩm 35-40%

Giải thích:Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% - SGK trang 123

Câu 8: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

A. Làm giảm độ ẩm trong hạt.

B. Làm tăng độ ẩm trong hạt.

C. Làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.

D. Diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Đáp án: a. Làm giảm độ ẩm trong hạt.

Giải thích: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là làm giảm độ ẩm trong hạt – SGK trang 123

Câu 9:Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần:

A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: D. Cả A, B, C đều sai

Giải thích: Do cr giống chỉ bảo quản tốt tối đa được từ 4-8 tháng – SGK trang 125

Câu 10: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

A. Không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại

B. Xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm

C. Không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

D. Xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải

Đáp án: c. Không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là: không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm – SGK trang 124,125

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống