Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất

Tải xuống 8 2.7 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 41: BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.

- Quy trình bảo quản hạt giống, củ giống.

  1. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hóa.

3.Thái độ: Hứng thú tìm hiểu phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
  2. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : - Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : giải thích được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết  thông qua thuyết trình mục đích và phương pháp bảo quản hạt củ làm giống; Quy trình bảo quản hạt giống, củ giống.

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Hiểu rõ từng bước trong quy trình bảo quản hạt, củ làm giống.

2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh các loại kho bảo quản, một số loại hạt giống được đóng gói để bảo quản,..

III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

  1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:

Nội dung

Nhận biết    (MĐ 1)

Thông hiểu  (MĐ 2)

Vận dụng thấp (MĐ 3)

Vận dụng cao (MĐ 4)

 

 

 

 

 

 Bảo quản hạt, củ làm giống.

 

Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống.

Trình bày được  quy trình bảo quản hạt giống và củ giống.

 

Vận dụng được các kiến thức về bảo quản hạt giống, củ giống vào thực tế sản xuất ở gia đình.

  1. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

Câu 1: Tiêu chuẩn của hạt giống, củ giống?(MĐ 1)

Câu 2: Các phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống? (MĐ 2)

Câu 3: Làm rõ các bước trong quy trình bảo quản hạt giống, củ giống?  (MĐ 3)

Câu 4: Cho biết những chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản hạt giống, củ giống? (MĐ 4)

Câu 5: Ở địa phương có cách bảo quản hạt giống, củ giống nào mà em biết? (MĐ 4)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên :- Giáo án.- Phiếu học tập

  1. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.-  Bảng phụ, SGK,

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.

 * Kiểm tra bài cũ : 

Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản.

 Hoạt động 1. Khởi động

GV đặt câu hỏi:- Ở gia đình các em bảo quản hạt giống, củ giống bằng cách nào? Nhằm mục đích gì?

1) Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh

- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.

 2) Nội dung

- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Bảo bảo quản hạt, củ làm giống.

3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.

  4) Sản phẩm học tập    - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

  • Mục đích

- Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.

-. Quy trình bảo quản hạt giống, củ giống.

- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.

  2) Nội dung

Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành: Bảo quản hạt giống. Bảo quản củ giống.

3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

Các bước

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:

 Nhóm 1: Tìm hiểu: Mục đích và tác dụng của bảo quản hạt giống và Tiêu chuẩn hạt giống.

- Mục đích của việc bảo quản hạt giống?

- Hạt giống được bảo quản và hạt giống tự nhiên, loại nào sẽ nảy mầm tốt hơn?

- Tác dụng của việc bảo quản hạt giống?

- Có các hình thức bảo quản nào?

- Hạt giống phải có những tiêu chuẩn nào?

  Nhóm 2: Tìm hiểu ”Các phương pháp bảo quản hạt giống và quy trình bảo quản hạt giống”

 - Dựa vào yếu tố nào để có các phương pháp bảo quản hạt giống?

- Sau khi thu hoạch cần phải tiến hành các bước nào để tiến hành bảo quản hạt giống?

- Muốn có hạt tốt đảm bảo các tiêu chuẩn phải làm gì?

Nhóm 3: Tìm hiểu: ” Tiêu chuẩn của củ giống”

Em hãy cho biết loại cây nào được trồng bằng củ?

- Vì sao củ giống thường bảo quản ngắn ngày

- Củ làm giống thường được bảo quản trong điều kiện như thế nào?

- Củ làm gíông cần có các tiêu chuẩn gì?

Nhóm 4: Tìm hiểu:”Quy trình bảo quản củ giống”

- Để có củ giống bảo quản cần phải làm gì?

- Muốn có củ giống tốt đảm bảo các tiêu chuẩn cần phải làm gì?

- Ở địa phương em có loại củ giống nào được bảo quản theo quy trình trên?

- Nhận nhiệm vụ của nhóm.

- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.

- Phân công người trình bày.

 

- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 

Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời

Báo cáo kết quả

GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới

Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Đánh giá kết quả

GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.

- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .

Kiến thức:

I. Bảo quản hạt giống.  

1. Mục đích bảo quản hạt giống.

- Giữ được độ nảy mầm của hạt .

- Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt giống để tái sản xuất và góp phần duy trì tính đa dạng sinh học.

2. Tiêu chuẩn hạt giống

- Có chất lượng cao.

- Thuần chủng.

- Không bị sâu bệnh.

3. Các phương pháp bảo quản hạt giống

- Hạt giống được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, không khí bình thườngBảo quản ngắn hạn.

- Bảo quản trong điều kiện lạnh: nhiệt độ 00C, độ ẩm (35 - 40)% Bảo quản trung hạn.

- Bảo quản trong điều kiện lạnh sâu: nhiệt độ-00C

độ ẩm (35 - 40)%Bảo quản dài hạn.

4. Quy trình bảo quản hạt giống:SGK

II. Bảo quản củ giống:

1. Tiêu chuẩn của củ giống.

- Có chất lượng cao.

- Đồng đều, không quá già, không quá non.

- Không bị sâu, bệnh.

- Không bị lẫn với các giống khác.

- Còn nguyên vẹn.

- Khả năng nảy mầm cao.

2. Quy trình bảo quản củ giống:

 

Hoạt động 3.  Luyện tập

1) Mục đích

          Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.

2) Nội dung

          Làm bài tập về bảo quản hạt, củ làm giống.

3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

    * Chuyển giao nhiệm vụ

          GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

    *Thực hiện nhiệm vụ

          - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.

          * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

          Làm việc cả lớp

          - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.        

           - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3

          Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá

          Ghi kết quả đánh giá vào vở.

 Hoạt động 4.  Vận dụng

          Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp

1) Mục đích

          Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bảo quản hạt, củ làm giống. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.

2) Nội dung

Giáo viên viết quy trình bảo quản hạt giống và củ giống, cho học sinh so sánh rút ra điểm giống và khác nhau của 2 quy trình, giải thích rõ sự khác nhau.

3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- GV đưa câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời

  4) Sản phẩm học tập

HS rút ra những điểm giống, khác nhau.

Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng

          Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.

1) Mục đích

          Học sinh mở rộng hiểu biết về bảo quản hạt, củ làm giống.

2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện

          Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về bảo quản hạt, củ làm giống.

3) Sản phẩm học tập

          Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về bảo quản hạt, củ làm giống.

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống