Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi

Tải xuống 6 1.8 K 39

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi môn Công nghệ lớp 7 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi:

Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi

I. Phân loại thức ăn

    - Thức ăn có hàm lượng protein > 4%: giàu protein.

    - Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50%: giàu gluxit.

    - Thức ăn có hàm lượng xơ > 30%, thức ăn thô.

    Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu, các loại thức ăn được phân loại như sau:

Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng (%) Phân loại
Bột cá Hạ Long 46% protein Giàu protein
Đậu tương (hạt) 36% protein Giàu protein
Khô dầu lạc 40% protein Giàu protein
Hạt ngô vàng 8,9% protein và 69% gluxit Giàu gluxit
Rơm lúa > 30% xơ Thức ăn thô.

II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi hay, ngắn gọn

    Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc).

III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh

    Hãy điền vào bảng sau (theo kí hiệu a, b, …) sao cho phương pháp sản xuất thức ăn thích hợp với các hoạt động sau:

    a) Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

    b) Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương, trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.

    c) Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đậu.

    d) Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi.

Phương pháp sản xuất Kí hiệu

Thức ăn giàu gluxit

Thức ăn thô xanh

a, d

b, c

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi

Câu 1: Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?

A. Chế biến sản phẩm nghề cá.

B. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.

C. Nuôi giun đất.

D. Trồng nhiều cây hộ Đậu.

Đáp án: B. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.

Giải thích : (Trong các câu, câu không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein là: Trồng nhiều ngô, khoai, sắn – Hình 68 SGK trang 108)

Câu 2: Trồng xen, tăng vụ … để có nhiều cây và hạt họ Đậu thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?

A. Chất xơ.

B. Lipid.

C. Gluxit.

D. Protein

Đáp án: D. Protein.

Giải thích : (Trồng xen, tăng vụ … để có nhiều cây và hạt họ Đậu thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein – Hình 68 SGK trang 108)

Câu 3: Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?

A. Chất xơ.

B. Lipid.

C. Gluxit.

D. Protein.

Đáp án: A. Chất xơ.

Giải thích : (Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng: chất xơ – thuộc loại thức ăn thô xanh – SGK trang 109)

Câu 4: Hạt Đậu có thể chế biến bằng nhiệt theo các phương pháp dưới đây, trừ:

A. Rang.

B. Hấp.

C. Kho.

D. Luộc.

Đáp án: C. Kho.

Giải thích : (Hạt Đậu có thể chế biến bằng nhiệt theo các phương pháp dưới đây, trừ: Kho – SGK trang 110)

Câu 5: Trong quy trình chế biến bột ngô bằng men rượu, tỉ lệ bột : men rượu là:

A. 100 phần bột : 5 phần men rượu.

B. 100 phần bột : 3 phần men rượu.

C. 50 phần bột : 4 phần men rượu .

D. 100 phần bột : 4 phần men rượu.

Đáp án: D. 100 phần bột : 4 phần men rượu.

Giải thích : (Trong quy trình chế biến bột ngô bằng men rượu, tỉ lệ bột : men rượu là: 100 phần bột : 4 phần men rượu – SGK trang 112)

Câu 6: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Rơm lúa là:

A. Chất xơ.

B. Protein.

C. Gluxit.

D. Lipid.

Đáp án: A. Chất xơ.

Giải thích : (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Rơm lúa là: chất xơ (> 30%) – SGK trang 107)

Câu 7: Dựa theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn được phân loại thành mấy nhóm?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích : (Dựa theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn được phân loại thành 3 nhóm:

- Thức ăn giàu protein

- Thức ăn giàu gluxit

- Thức ăn thô – SGK trang 107)

Câu 8: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là:

A. Chất xơ.

B. Protein.

C. Gluxit.

D. Lipid.

Đáp án: B. Protein.

Giải thích : (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là: Protein (40%) – SGK trang 107)

Câu 9: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?

A. Chất xơ.

B. Protein.

C. Gluxit.

D. Lipid.

Đáp án: C. Gluxit.

Giải thích : (Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng: Gluxit (> 50%) – SGK trang 107)

Câu 10: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là:

A. Chất xơ.

B. Protein.

C. Gluxit.

D. Lipid.

Đáp án: B. Protein

Giải thích : (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là: protein (46%) – SGK trang 107)

 

Xem thêm
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 1)
Trang 1
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 2)
Trang 2
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 3)
Trang 3
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 4)
Trang 4
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 5)
Trang 5
Công nghệ 7 Bài 40 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Sản xuất thức ăn vật nuôi (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống