Với giải hoạt động 2 trang 81 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán lớp 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên
Hoạt động 2 trang 81 Toán lớp 6 Tập 1:
a) Quan sát kết quả của ba tích đầu, ở đó mỗi lần ta giảm 1 đơn vị ở thừa số thứ hai. Tìm kết quả của hai tích cuối.
(– 3) . 2 = – 6
(– 3) . 1 = – 3 tăng 3 đơn vị
(– 3) . 0 = 0 tăng 3 đơn vị
(– 3) . (–1) = (?1) tăng 3 đơn vị
(– 3) . (– 2) = (?2) tăng 3 đơn vị
b) So sánh (– 3). (– 2) và 3. 2.
Lời giải:
a) Số cần điền ở (?1) là 3 (do tăng 3 đơn vị nên ta lấy 0 + 3 = 3)
Tương tự, số cần điền ở (?2) là 6 (vì 3 + 3 = 6)
Vậy ta đã tìm được kết quả hai tích cuối lần lượt là 3 và 6.
b) Theo câu a ta có: (– 3) . (– 2) = 6
Lại có: 3 . 2 = 6
Do đó: (– 3) . (– 2) = 3 . 2
Lý thuyết Phép nhân hai số nguyên cùng dấu
1. Phép nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Ví dụ: 4 . 6 = 24; 16 . 2 = 32.
2. Phép nhân hai số nguyên âm
Để nhân hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu “–” trước mỗi số
Bước 2. Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có tích cần tìm.
Chú ý: Tích của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
Ví dụ: (– 5) . (– 9) = 5 . 9 = 45
(– 20) . (– 6) = 20 . 6 = 120
Chú ý: Cách nhận biết dấu của tích
(+) . (+) → (+)
(–) . (–) → (+)
(+) . (–) → (–)
(–) . (+) → (–)
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 80 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 7) . 5; b) 11 . (– 13)...
Bài 1 trang 82 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) 21 . (– 3); b) (– 16) . 5; c) 12 . 20; ...
Bài 2 trang 82 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số thích hợp ở (?): ...
Bài 6 trang 83 Toán lớp 6 Tập 1: Xác định các dấu “ < “, “>” thích hợp cho (?): ...
Bài 8 trang 83 Toán lớp 6 Tập 1: Chọn từ “âm”, “dương” thích hợp cho (?); ...
Bài 10 trang 83 Toán lớp 6 Tập 1: Sử dụng máy tính cầm tay ...