Với giải bài 2 trang 171 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Khoa học tự nhiên 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
Bài 2 trang 171 SGK KHTN lớp 6:
Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?
Lời giải:
- Đổi: 200g = 0,2kg
- Vì độ dãn của cân lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 0,5kg thì lò xo dãn ra một đoạn là: 10 – 9 = 1 cm
- Ta có: Khi treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo dãn 1 cm
Vậy, khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn ? cm
=> Khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn:
0,2 : 0,5 = 0,4 cm
- Chiều dài ban đầu của lò xo là: 9 – 1 = 8 cm
- Chiều dài của lò xo khi treo vật nặng 200g là: 8 + 0,4 = 8,4 cm
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 168 SGK KHTN lớp 6: Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật...
Hình thành kiến thức mới 1 trang 168 SGK KHTN lớp 6: Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét...
Hình thành kiến thức mới 2 trang 169 SGK KHTN lớp 6: Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả...
Hình thành kiến thức mới 3 trang 169 SGK KHTN lớp 6: Hãy quan sát một lực kế lò xo và cho biết các thao tác sử dụng đúng...
Luyện tập trang 169 SGK KHTN lớp 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng...
Bài 3 trang 171 SGK KHTN lớp 6: Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm...
Bài 4 trang 171 SGK KHTN lớp 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng...