Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 12 trang gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa lí 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 6 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 12 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 24 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 6 có đáp án: Môi trường nhiệt đới:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 7
BÀI 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Câu 1: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường ôn đới.
Lời giải:
Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là
A. rừng rậm xanh quanh năm.
B. rừng lá kim.
C. rừng lá rộng.
D. rừng thưa và xavan.
Lời giải:
Cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới là rừng thưa và xavan.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là
A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
B. đất ngập úng, glây hóa
C. đất bị nhiễm phèn nặng.
D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
Lời giải:
Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí (đặc biệt là đất feralit vụn bở ở miền núi)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Nguyên nhân làm cho đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn và rửa trôi là
A. thời kỳ khô hạn kéo dài.
B. mất lớp phủ thực vật.
C. khí hậu thay đổi theo mùa.
D. canh tác hợp lí.
Lời giải:
Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí (đặc biệt là đất feralit vụn bở ở miền núi).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là
A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.
C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.
D. chế độ nước sông thất thường.
Lời giải:
Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Đâu không phải chế độ nước của sông ngòi môi trường nhiệt đới?
A. Phân hóa theo mùa.
B. Mùa lũ trùng mùa mưa.
C. Mùa cạn trùng mùa khô.
D. Nhiều nước quanh năm.
Lời giải:
Sông ngòi ở môi trường nhiệt đới có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
-> Nhiều nước quanh năm không phải đặc điểm sông ngòi môi trường nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?
A. Nhiệt độ cao quanh năm (trên 200C).
B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.
C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. Lượng mưa trung bình năm rất lớn (từ 1500 – 2000mm).
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt độ cao quanh năm (trung bình trên 200C), trong năm có một thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt năm càng lớn; vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ứng với 2 thời kì nhiệt độ tăng cao.
=> Nhận xét A, B, C đúng
Lượng mưa trung bình năm của môi trường nhiệt đới ở mức trung bình từ 500 – 1500mm.
=> Nhận xét lượng mưa trung bình năm rất lớn (1500 – 2000mm/năm) là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới là
A. Nhiệt độ thấp quanh năm.
B. Lượng mưa trung bình dưới 500mm.
C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng nhỏ.
D. Thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng.
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt độ cao quanh năm (trung bình trên 20oC).-> A sai. Trong năm có một thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng. -> D đúng. Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt năm càng lớn. -> C sai.
Lượng mưa trung bình năm từ 500 – 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. ->B sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:
A.Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
B. Sự tích tụ ôxit sắt.
C. Sự tích tụ ôxit nhôm.
D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
Lời giải:
Ở miền núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có mùa đỏ vàng, gọi là đất feralit.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Tại sao đất feralit ở môi trường nhiệt đới lại có màu đỏ vàng?
A. Đá mẹ có màu đỏ vàng.
B. Mất lớp phủ thực vật.
C. Sự tích tụ ôxit sắt và nhôm.
D. Nhiệt độ cao quanh năm.
Lời giải:
Ở miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ô xít sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Đi từ vĩ tuyến 50 Bắc (Nam) về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là
A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.
D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.
Lời giải:
Đi từ vĩ tuyến 50 Bắc (Nam) về phía hai chí tuyến, thảm thực vật của môi trường nhiệt đới thay đổi từ rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất với đám cây bụi gai (nửa hoang mạc).
=> Như vây, đi về phía hai chí tuyến các thảm thực vật lần lượt là: rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đi từ hai chí tuyến về vĩ tuyến 50 các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là
A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
C. nửa hoang mạc, xa van, rừng thưa.
D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.
Lời giải:
Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, thảm thực vật của môi trường nhiệt đới thay đổi từ rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất với đám cây bụi gai (nửa hoang mạc).
-> Như vậy, đi từ hai chí tuyến về vĩ tuyến 5o các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là nửa hoang mạc, xavan và rừng thưa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng
A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).
C. vĩ tuyến 50 đến vòng cực Bắc (Nam).
D. chí tuyến Bắc (Nam) đến vĩ tuyến 400B (N).
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Khu vực từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến Bắc (Nam) là phạm vi của kiểu môi trường nào dưới đây?
A. Môi trường hoang mạc.
B. Môi trường xích đạo ẩm.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường ôn đới.
Lời giải:
Khu vực từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến Bắc (Nam) là phạm vi của môi trường nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là
A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.
B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.
C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).
D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.
Lời giải:
Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9), càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Trong môi trường nhiệt đới, càng gần chí tuyến thời kỳ khô hạn có sự thay đổi như thế nào?
A. Càng kéo dài.
B. Càng ngắn.
C. Không có thời kỳ khô hạn.
D. Không thay đổi.
Lời giải:
Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9), càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?
A. Rau quả ôn đới.
B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Cây dược liệu.
D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt cao, lượng mưa khá lớn (500 – 1500mm), đất feralit đỏ vàng (một phần đất phù sa) thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Ở môi trường nhiệt đới, khu vực nào sản xuất nông nghiệp phát triển?
A. Những nơi chủ động được tưới tiêu.
B. Thượng nguồn các con sông lớn.
C. Khu vực xavan.
D. Khu vực núi cao.
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu với nền nhiệt cao, lượng mưa khá lớn (500 – 1500mm), ở những nơi chủ động được tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo
A. vĩ độ và độ cao địa hình.
B. đông – tây và theo mùa.
C. bắc – nam và đông – tây.
D. vĩ độ và theo mùa.
Lời giải:
Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ và theo mùa:
- Theo vĩ độ: từ vĩ tuyến 50 đi về phía 2 chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ núi cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là vùng đồng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc).
- Theo mùa: vào mùa mưa cây cỏ tốt tươi, chim thú linh hoạt; đến mùa khô cây cỏ úa vàng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ như thế nào?
A. Rừng thưa chuyển sang xavan.
B. Rừng thưa chuyển sang rừng rậm nhiệt đới.
C. Rừng rậm nhiệt đới chuyển sang rừng lá kim.
D. Rừng lá kim chuyển sang xavan.
Lời giải:
Theo vĩ độ: từ vĩ tuyến 50 đi về phía 2 chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ núi cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là vùng đồng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên cảnh quan nửa hoang mạc ở môi trường nhiệt đới là do
A. ít chịu ảnh hưởng của biển nên lượng mưa thấp.
B. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
C. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
D. con người phá rừng và cây bụi làm đất bị thoái hóa.
Lời giải:
Môi trường nhiệt đới có diện tích lục địa rộng lớn, do vậy phần lớn lãnh thổ ít chịu ảnh hưởng của biển (biển chứa lượng ẩm lớn), cùng với vị trí gần đường chí tuyến chịu thống trị của khối khí áp cao cận chí tuyến nên khí hậu khô hạn, độ ẩm thấp, lượng mưa rất ít => sinh vật khó phát triển nên hình thành cảnh quan nửa hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Nguyên nhân làm cho diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng là
A. khí hậu thay đổi theo mùa.
B. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
C. thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ.
D. lượng mưa thấp và con người.
Lời giải:
Diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng không chỉ do lượng mưa ít mà còn do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên phù hợp nhất với môi trường khí hậu nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm ở bán cầu Bắc.
B. Môi trường nhiệt đới ở bán cầu Nam.
C. Môi trường nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
D. Môi trường hoang mạc ở bán cầu Nam.
Lời giải:
Phân tích biểu đồ ta thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm khá cao, trên 200C, khí hậu phân hóa theo mùa.
- Mùa mưa tập trung từ tháng 11 đến tháng 4, chiếm hơn 90% lượng mưa cả năm, đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.
- Mùa khô kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10).
=> Như vậy biểu đồ trên phù hợp với đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới ở Nam bán cầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Cho biểu đồ:
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Gia-mê-na (Sát). Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
B. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa quanh năm.
C. Mưa tập trung nhiều vào mùa đông.
D. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7.
Lời giải:
Nhận xét
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khá thấp, mưa chủ yếu vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10), mùa đông hầu như không có mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) -> B, C sai.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 (trên 30oC) và thấp nhất vào tháng 1 (khoảng 22oC). ->D sai.
Tất cả các tháng đều có nhiệt độ trên 20oC -> nhiệt độ trung bình năm của Gia-mê-na trên 20oC. ->A đúng.
Đáp án cần chọn là: A