Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 7 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 13: Môi trường đới ôn hòa và 8 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 13: Môi trường đới ôn hòa môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 13: Môi trường đới ôn hòa Địa lí lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa:

ĐỊA LÍ 7 BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

1. Giới hạn

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa hay, chi tiết

- Nằm khoảng từ vòng cực – chí tuyến ở cả hai nửa bán cầu

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.

2. Khí hậu

- Nhiệt độ: Không nóng lắm như ở đới nóng, không lạnh lắm như ở đới lạnh.

- Lượng mưa: không nhiều như ở đới nóng, không ít như ở đới lạnh.

- Thời tiết có nhiều biến đổi thất thường.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa hay, chi tiết

3. Sự phân hóa của môi trường

- Sự phân hóa của thiên nhiên:

   + Phân hóa theo thời gian: Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu và đông.

   + Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Tây sang Đông.

- Nguyên nhân: Ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Phần 2: 8 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được quy định chủ yếu bởi   

A. lãnh thổ rộng lớn.

B. tiếp giáp các đại dương.

C. vị trí địa lý.

D. các luồng gió thổi theo mùa.

Lời giải:

- Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh: nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C (nhiệt độ không cao như ở đới nóng  nhưng cũng không quá thấp dưới âm độ như đới lạnh), lượng mưa ở mức trung bình từ khoảng 600 – 800mm/năm.

-  Vị trí trung gian, nằm giữa đới nóng và đới lạnh nên các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới đới ôn hòa bất thường gây ra những đợt nóng lạnh làm cho thời tiết tay đổi thất thường. Đây cũng là khu vực hoạt động của gió Tây ôn đới kết hợp các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm cho thời tiết thay đổi.

=> Như vậy, tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được quy định chủ yếu bởi vị trí địa lý ở trung gian.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Môi trường ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở bờ phía Tây lục địa, nguyên nhân vì

A. vị trí giáp biển, có dòng biển lạnh chảy ven bờ.

B. đón gió Tây ôn đới và dòng biển nóng chảy ven bờ.

C. địa hình núi cao, có lượng mưa lớn.

D. đón gió mùa mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

Lời giải:

Môi trường ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở bờ phía Tây lục địa, nguyên nhân vì bờ tây lục địa là nơi đón gió Tây ôn đới từ biển vào mang theo hơi ẩm lớn, gây mưa cho vùng. Mặt khác, ven bờ phía Tây là các dòng biển nóng như dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương (bờ tây châu Âu), dòng biển nóng Bắc Thái Bình Dương (bờ tây Bắc Mĩ) đem lại lượng ẩm và gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. địa hình khuất gió.

C. lãnh thổ rộng lớn, nhiều vùng nằm sâu trong nội địa.

D. đón gió tín phong khô nóng.

Lời giải:

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của biển càng ít, khí hậu khô hạn -> làm xuất hiện môi trường hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào ?

A. Đới nóng.

B. Đới ôn hòa.

C. Đới lạnh.

D. Nhiệt đới.

Lời giải:

Đới ôn hòa năm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

=> Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới ôn hòa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa?

A. Môi trường ôn đới hải dương.

B. Môi trường Địa Trung Hải.

C. Môi trường ôn đới lục địa.

D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

Lời giải:

Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.

=> Môi trường nhiệt đới gió mùa không thuộc đới ôn hòa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

A. Môi trường ôn đới hải dương.

B. Môi trường ôn đới lục địa.

C. Môi trường hoang mạc.

D. Môi trường địa trung hải.

Lời giải:

Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là môi trường ôn đới lục địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa không phải do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Các đợt khí lạnh.

B. Các đợt khí nóng.

C. Dải hội tụ nhiệt đới.

D. Gió Tây ôn đới.

Lời giải:

Đới ôn hòa có vị trí nằm giữa đới nóng và đới lạnh. Dải hội tụ nhiệt đới là nơi tiếp xúc của các khối khí xích đạo ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu -> dải hội tụ nhiệt đới chỉ hình thành ở đới nóng (khu vực xích đạo), không thuộc đới ôn hòa. Do vậy dải hội tụ nhiệt đới không phải là nhân tố làm biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.

C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.

Lời giải:

- Đáp án A: Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông => sự thay đổi theo thời gian => loại

- Đáp án C: Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt => sự thay đổi theo chiều đông - tây => loại

- Đáp án D: Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim => sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo chiều đông - tây => loại

- Đáp án C: Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp. =>  đây là biểu hiện của thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo chiều bắc nam

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 7 Bài 13 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường đới ôn hòa (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống