Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
Tiết 37 Bài 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu bài học:
-Học sinh nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật.
-Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.
-Trình bày được khái niệm và vai trò của phitocrôm trong sự phát triển của thực vật.
a, Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II. Kiến thức trọng tâm: Định nghĩa về phát triển. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
III. Phương pháp : - Vấn đáp gợi mở đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
- Thảo luận nhóm.
IV. Phương tiện dạy học : - Tranh vẽ hình 36 SGK, 36.2 SGKNC
- Sơ đồ chu trình sống của thực vật có hoa.
V. Tiến trình bài giảng:
GV : Hoocmôn thực vật là gì? Có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
HS trả lời. GV nhận xét và đánh giá.
3. Bài mới:
* Mở bài : Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng ở thực vật có hoa và sự sinh trưởng ở thực vật có mối quan hệ với phát triển như thế nào? Để hiểu được điều đó chúng ta vào bài mới.
* Nội dung bài học:
NỘI DUNG I : PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
Hoạt động của GV (1) |
Hoạt động của HS (2) |
Nội Dung (3) |
GV: Yêu cầu HS xem sơ đồ chu trình sống của thực vật có hoa.
GV: Hãy cho biết chu trình sống của cây có hoa bao gồm những quá trình nào? GV: Yêu cầu học sinh trình bày khái niệm phát triển. |
HS: quan sát Hạt ----------- Hạt nảy mầm
Cây ra hoa ----------- Cây đã và tạo hạt ra lá HS : Sinh trưởng Phân hóa Phát sinh hình thái HS: Nêu khái niệm
|
-Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.
|
NỘI DUNG II . NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
||
GV: Yêu cầu học sinh xem hình 36 SGK và trả lời các câu hỏi sau : - Khi nào cây cà chua chuyển sang trạng thái tạo hoa? - Độ tuổi xác định để cây ra hoa có phụ thuộc vào ngoại cảnh không?
|
HS: Xem hình và trả lời các câu hỏi:
- Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định (14 lá) - Độ tuổi xác định để cây ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh. |
1. Tuổi của cây.
- Ở thực vật đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. |
||
|
|
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ |
||
GV: Hãy quan sát thời điểm ra hoa của một số cây như: Cây lúa mì, cây bắp cải. -Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: |
HS : Tự liên hệ kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. |
2.1. Nhiệt độ thấp |
||
- Những loài cây trên để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của yếu tố nào? - “Xuân hóa” có nghĩa là gì? |
- Để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp.
- Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp. |
- Nhiều loài cây để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp (gọi là xuân hóa). |
||
|
|
2.2. Quang chu kỳ: |
||
GV: Yêu cầu học sinh xem hình 36.2 SGK NC và đọc SGK để trả lời câu hỏi: |
HS : Đọc sách trả lời câu hỏi. |
|
||
- Quang chu kỳ là gì? - Sự khác khác giữa cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính? -nêu một số ví dụ về các loại cây nói trên. GV: giới thiệu cho HS biết khả năng điều khiển quang chu kỳ của con người để xử lý ra hoa ở mía ,thanh long.
|
HS : Nêu ví dụ - Thực vật ngày dài như: Cây lúa mì. - Thực vật ngày ngắn: Cây lúa, khoai tây, cà phê, chè. - Thực vật trung tính: Cây hướng dương. |
- Quang chu kỳ là sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm. - Cây dài ngày chỉ ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng/ngày nhiều hơn 12 giờ (mùa hè). - Cây ngắn ngày chỉ ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng/ngày ít hơn 12 giờ (mùa thu). |
||
|
|
- Cây trung tính ra hoa trong điều kiện cả ngày dài và ngày ngắn nếu như đã đến độ tuổi xác định. |
||
GV: Yêu cầu HS đọc sách và trả lời câu hỏi: Phitocrôm là gì? Có mấy dạng phitocrôm?
Phitocrôm có vai trò gì đối với thực vật có hoa?
|
HS: Đọc sách và trả lời các câu hỏi: - Phitocrôm là một loại sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và là protein hấp thụ ánh sáng. - Có 2 dạng: + Dạng hấp thụ ÁS đỏ (Pđ) +Dạng hấp thụ ÁS đỏ xa (Pđx)
ÁS đỏ ÁS đỏ xa |
2.3 Phitocrôm
- Phitocrôm là một loại sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và là prôtein hấp thụ ánh sáng. |
||
|
+ Pđx tăng kích thích thực vật ngày dài ra hoa và nảy mầm. + Pđx giảm kích thích sự ra hoa thực vật ngày ngắn. - Phitocrôm có vai trò kích thích sự ra hoa và nảy mầm. |
- Có 2 dạng: Dạng hấp thụ ÁS đỏ (Pđ) Dạng hấp thụ ÁS đỏ xa (Pđx) - Phitocrôm kích thích sự ra hoa và nẩy mầm của thực vật có hoa. |
||
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: - Khi nào thì hình thành hoocmôn ra hoa? - Hoocmôn ra hoa được hình thành ở đâu? |
HS: trả lời câu hỏi - Hoocmôn ra hoa được hình thành khi ở quang chu kỳ thích hợp và độ tuổi xác định. |
3. Hoocmôn ra hoa : (Florigen) |
||
- Hoocmôn ra hoa có vai trò gì?
|
- Hoocmôn ra hoa được hình thành trong lá dưới tác dụng của phitocrôm và chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của cây. - Hoocmôn ra hoa có tác dụng gây nên sự phân hóa các tế bào để hình thành hoa. |
- Ở quang chu kỳ thích hợp Hoocmôn ra hoa được hình thành và làm cho cây ra hoa. |
||
NỘI DUNG III . MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
||
GV: yêu cầu HS đọc SGK mục III và xem hình 36.1 để trình bày mối quan hệ giữa ST & PT.
|
HS: Trả lời.
|
- Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng. Là hai mặt liên quan với nhau của chu trình sống ở cây. |
||
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ minh họa mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. |
HS : Cho ví dụ |
|
||
NỘI DUNG IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨCỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
||
GV: Chia nhóm HS và yêu cầu HS đọc SGK, liên hệ kiến thức thực tế để trình bày một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển: - Nhóm 1 và 2 trình bày ứng dụng về kiến thức sinh trưởng. - Nhóm 3 và 4 trình bày ứng dụng về kiến thức phát triển. GV: Yêu cầu HS nhận xét lẫn nhau. |
HS: Thảo luận nhóm. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện để trình bày. |
1. Ứng dụng về kiến thức sinh trưởng. - Trong trồng trọt: dùng HM. + Xử lý hạt giống để kích thích nảy mầm. + Điều khiển quá trình sinh trưởng. - Trong công nghiệp rượu bia. + Sử dụng Hoocmôn để chế biến nông sản. 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển. - Dựa vào tác động của nhiệt độ và quang chu kỳ làm cơ sở gieo trồng đúng thời vụ.
|
Củng cố . GV nêu câu hỏi TN:
Câu 1: Cây ra hoa vào mùa hè là cây:
a. ngày ngắn b. ngày dài c. trung tính d . ngày ngắn hoặc trung tính
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng
a. một bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm
b. một bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh
c. một bộ phận của cây có thể sinh trưởng chậm và phát triển chậm
d. một bộ phận của cây có hai quá trình sinh trưởng và phát triển độc lập, không tương tác nhau.
Dặn dò:
GV: - Học sinh trả lời các câu hỏi SGK.
- Học sinh đọc và trả lời các lệnh trong bài mới.