Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất

Tải xuống 5 5.7 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Ngày Soạn:

Bài giảng Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Tiêt 40 Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức:

- Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ của chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn.

  1. Kỹ năng: Hiểu được các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Từ đó biết giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở động vật và người
  2. Thái độ: Biết một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
  3. Năng lực

   a, Năng lực chung.

    - Năng lực tự học

    - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Năng lực giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực công nghệ thông tin.

    b, Năng lực đặc thù.

    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

    - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

    - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 

    - Năng lực sáng tạo        

II. Trọng tâm: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

III. Phương pháp:  Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi.

IV. Chuẩn bị :

GV: Phiếu học tập, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc sinh trưởng và phát triển bởi nhiệt độ.

HS: Đọc trước bài ở nhà

V. Tiến trình lên lớp:

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Nêu vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật? Ngoài nhân tố di truyền, hãy kể các nhân tố khác có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

- HS1: Trả lời.

- HS2: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Đánh giá, cho điểm.

Câu hỏi 2: Nêu vai trò của hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?

- HS1: Trả lời.

- HS2: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Đánh giá, cho điểm.

  1. Vào bài:

- GV đặt vấn đề: Ngoài nhân tố bên trong là hormôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật, còn có những nhân tố nào khác?

- HS: Suy nghĩ.

- GV chuyển tiếp vào bài mới.

  1. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                     Nội Dung

1. Hoạt động 1: (15 phút)

- Cho VD về các yếu tố ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?

- Em hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thế nào?

* Cho các nhóm tiến hành thảo luận và sử dụng phiếu học tập để ghi ý kiến thảo luận (4 phút).

 

* GV cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả tại chỗ (9 phút).

* GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

* GV đưa thêm biểu đồ về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam để làm rõ hơn ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng

         

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hoạt động 2: (5 phút)

- GV cho HS thảo luận làm bài tập trang 155.

 

 

3. Hoạt động 3: (9 phút)

- Đặt vấn đề: Sự sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: di truyền, hoocmôn, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ, …Vậy muốn động vật sinh trưởng và phát triển tốt, cần chú ý những điểm gì?

- GV hướng HS tập trung vào đặc điểm: Tính di truyền; môi trường sống; chất lượng dân số.

* Liên hệ thực tiễn: Tìm một số VD thực tế mà con người đã sử dụng để điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người.

 

- Các yếu tố: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, chất độc hại.

- Các nhóm tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi kết quả vào phiếu học tập.

 

* Mỗi nhóm cử đại diện trình bày (1 phút/nhóm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, trình bày, các nhóm khác bổ sung.

 

 

-HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

 

- VD1: Lai lợn Ỉ x lợn ngoại (Đại Bạch) -> F1 mang đặc tính tốt của 2 giống, khối lượng xuất chuồng từ 40 – 100kg.

- VD2: Cá chép đực trắng Việt Nam x Cá chép đực Hungari -->

F1 x Cá chép cái Inđonêxia ---> Cá chép lai 3 giống

Cá chép V1 (lớn nhanh, thịt ngon, kháng bệnh tốt, …)

I. Các nhân tố bên ngoài.

1. Thức ăn:

- Cấu tạo tế bào, cơ quan.

- Cung cấp năng lượng.

2. Nhiệt độ:

- Cao, thấp -> tiêu tốn năng lượng.

- Hệ E rối loạn -> chậm sinh trưởng, phát triển.

3. Ánh sáng:

- Ảnh hưởng đến chuyển hoá Canxi để hình thành xương.

- Bổ sung nhiệt khi trời rét.

4. Chất độc hại:

VD: SGK.

- Chậm sinh trưởng, phát triển.

- Ảnh hưởng sự phát triển của bào thai.

 

 

 

 

 

III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người:

- Cải tạo giống (cải tạo tính di truyền) bằng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi, …

- Cải thiện môi trường sống.

- Cải thiện chất lượng dân số.

VI. Củng cố: (4 phút)

- Nhấn mạnh lại ảnh hưởng của các nhân tố môi trường lên sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

+ Câu 1: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu Coban thì gia súc mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

A. Thức ăn.                   B. Độ ẩm. 

C. Nhiệt độ.                      D. Ánh sáng.

+ Câu 2: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn:

A. Sinh trưởng.                           B. Tiroxin. 

C. Ơstrôgen.                            D. Testostêrôn.

VII. Dặn dò:

- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 157- sgk.

PHIẾU HỌC TẬP

Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Thức ăn

 

 

Nhiệt độ

 

 

Ánh sáng

 

 

Chất độc hại

 

 

 

TỜ NGUỒN 

Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Thức ăn

- Cấu tạo tế bào và cơ quan

- Cung cấp năng lượng

Nhiệt độ

- Nhiệt độ cao hay thấp  Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật.

- Hệ enzim rối loạn, làm chậm sinh trưởng và phát triển

Ánh sáng

- Tia tử ngoại tác động lên da có vai trò chuyển hóa Canxi để hình thành xương

- Bổ sung nhiệt khi trời rét

Chất độc hại

- Chậm sinh trưởng, phát triển

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống