Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
Tiết 17 BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
I /Mục tiêu bài học
1 / Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
-Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu
-Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép
-Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn
2/ Kỹ năng:
Phát triển tư duy phân tích,so sánh cho học sinh.
3/ Thái độ: Biết cách ăn uống khoa học hợp vệ sinh để tránh một số bệnh về tim mạch.
a, Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II/ Trọng tâm : Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
III/ Phương pháp :Thảo luận nhóm,vấn đáp
IV/ Phương tiệndạy học;
Tranh vẽ hình 18.1; 18.2; 18.3A;18.3B (SGK)
Phiếu học tập
V/ Tiến trình bài dạy
1 / Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài: Nêu khái niệm hô hấp. Có những hình thức hô hấp nào? Hình thức nào tiến hóa nhất tại sao?
HOẠT ĐỘNG CÚA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Nội Dung |
Giới thiệu bài mới: Thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng ở hệ tiêu hóa và các chất khí (ôxi) của hô hấp không nằm lại một chổ mà được vận chuyển trong cơ thể nhờ cơ quan nào đảm nhiệm? Chúng ta tìm hiểu bài mới HỆ TUẦN HOÀN Hoạt động 1: Cho HS tự đọc I SGK và trả lời câu hỏi. ?1: HTH được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận nào?
?2: Chức năng của HTH?
GVđặt câu hỏi:Tại sao động vật có kích thướt nhỏ không có hệ tuần hoàn, động vật có kích thướt lớn có hệ tuần hòan? Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1&3 hoàn thành bài tập 1 Nhóm 2&4 hoàn thành bài tập 2 GV gọi HS đại diện nhóm 1&2 lên bảng trình bày Gọi các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và hoàn thành nội dung GV yêu cầu quan sát hình 18.1,18.2,18.3,18.4,v à trả lời các câu lệnh SGK |
Lắng nghe
HS nghiên cứu SGK để trả lời
HS nghiên cứu SGK để trả lời
Thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bày
HS1 nhận xét HS2 nhận xét |
I/ Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn 1/ Cấu tạo chung Hệ tuần hoàn có 3 phần - Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hổn hợp máu ( dịch mô) - Tim - Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM)
2/ Chức năng. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho các họat động sống củacơ thể II/ Các dạng hệ tuần hoàn 1/ Hệ tuần hoàn hở
2/ Hệ tuần hoàn kín: Gồm 2 loại - Hệ tuần hoàn đơn - Hệ tuần hoàn kép (HS ghi và học theo phiếu học tập)
|
VI/ Cũng cố và dặn dò:
Câu 1: Nêu hướng tiến hóa của HTH ở ĐV?
Câu 2: Bộ phận nào sau đây không có ở hệ tuần hoàn hở mà có ở hệ tuần hoàn kín?
A/ Tim B/ Mao mạch C/ Tĩnh mạch D/ Động mạch
Câu 3: Máu được tim bơm vào ĐM MM TM là đặc điểm của?
A/ Hệ tuần hoàn hở B/ HTH kín C/ Hệ thống mạch máu D/ HTH
Dặn dò: Cho HS về nhà trả lời các câu hói SGK
Đọc trước bài 19
VII/ Phụ lục:
Phiếu học tập
Họ và tên…………
Lớp. …………….
Nhóm……………
Bài tập 1:
Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
|
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Loài đại diện |
|
|
Hệ thống mạch máu |
|
|
Đường đi của máu |
|
|
Phương thức trao đổi chất |
|
|
Áp lực, tốc độ |
|
|
Bài tập 2
Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
|
Hệ tuần hoàn đơn |
Hệ tuần hoàn kép |
Khái niệm
|
|
|
Đại diện
|
|
|
Máu đi nuôi cơ thể
|
|
|
Đáp án bài tập 1
|
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Loài đại diện |
Đa số ĐV thân mềm:( ốc sên,trai,ngheo,sò …)và chân khớp(tôm,cua …) |
Mực ống,bạch tuộc,giun đốt,chân đầu, động vật có xương sống |
Hệ thống mạch máu |
ĐM và TM |
ĐM, MM và TM |
Đường đi của máu |
Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn vào khoang cơ thể |
Được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: Từ ĐM- MM-TM-Tim |
Phương thức trao đổi chất |
Trao đổi trực tiếp với các tế bào |
Trao đổi với tế bào qua thành mao mạch |
Áp lực, tốc độ |
Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chảy chậm |
Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình,tốc độ chảy nhanh |
Đáp án bài tập 2
|
Hệ tuần hoàn đơn |
Hệ tuần hoàn kép |
Khái niệm |
Chỉ có 1 một vòng tuần hoàn,tim hai ngăn |
Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn |
Đại diện |
lớp cá |
lớp lưỡng cư,bò sát,chim và thú |
Máu đi nuôi cơ thể |
Đỏ thẩm(tim 2 ngăn) |
Máu pha(tim 3 ngăn) máu đỏ tươi (tim 4 ngăn) |