Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (mới 2023 + 47 câu trắc nghiệm): Tuần hoàn máu

Tải xuống 23 6.9 K 54

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 23 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 18: Tuần hoàn máu và 47 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 18: Tuần hoàn máu môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 18 :Tuần hoàn máu Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 : Tuần hoàn máu

SINH HỌC 11 BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU

Bài giảng Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

- Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu : gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

1. Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

   + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Bảng. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Lớp Cá Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
Cấu tạo của tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn
Số vòng tuần hoàn Chỉ có 1 vòng tuần hoàn Có 2 vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thể Đỏ thẫm Máu pha hoặc máu đỏ tươi
Tốc độ của máu trong động mạch Máu chảy với áp lực tế bào Máu chảy với áp lực cao

Phần 2: 47 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu

Câu 1: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

A. Chim  

B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

C. Động vật đơn bào

D. Cả B và C

Lời giải:

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

A. Hệ tuần hoàn kín

B. Màng tế bào một cách trực tiếp

C.  Qua dịch mô quanh tế bào

D. Hệ tuần hoàn hở

Lời giải:

Ở các cơ thể đơn bào và động vật bậc thấp trao đổi chất và khí được diễn ra qua bề mặt cơ thể một cách trực tiếp qua màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm

A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch     

B. Tim có nhiều ngăn

C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở: Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

A. Vì tốc độ máu chảy chậm.

B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn mà máu từ động mạch đổ vào xoang cơ thể sau đó mới trở lại tĩnh mạch, không có mao mạch (không có mạch nối)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Điền vào chỗ trống: Sơ đồ sau mô tả vòng tuần hoàn ….. và cấu trúc số 1 là …..

 A. …hở,.. xoang cơ thể

B. …nhỏ…phế nang phổi

C. …kín…xoang cơ thể

D. …kín…phế nang phổi

Lời giải:

Ta thấy máu đổ vào khoang cơ thể, đây là hệ tuần hoàn hở, (1) là xoang cơ thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

 A.Vì không có mao mạch

B. Vì có mao mạch

C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn

D. Vì tốc độ máu chảy nhanh.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì không có mao mạch,dịch tuần hoàn được đổ vào xoang cơ thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Hệ mạch máu gồm: 

I. Máu từ tim,             II, động mạch, 

III, khoang cơ thể;     IV. tĩnh mạch; 

V. máu về tim;            VI. Mao mạch. Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở là

A. I→II→III→IV→V.

B. I→II→VI→IV→V.

C. I→II→IV→III→V.

D. I→IV→III→I→V .

Lời giải:

Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở là: I→II→III→IV→V.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A. Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.

B. Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

C. Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

D. Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất

C. Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín đơn: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào sau đây? 

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp 

2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao 

3. Tốc độ máu chảy nhanh. 

4. Tốc độ máu chảy chậm.

A. 1, 4

B. 1, 3

C. 2, 4

D. 2, 3

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

 A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hệ tuần hoàn bao gồm

A. Tim     

B. Hệ thống mạch máu

C. Dịch tuần hoàn

D. Cả ba ý trên

Lời giải:

Hệ tuần hoàn bào gồm: Dịch tuần hoàn, Tim và hệ thống mạch máu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :

 A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

B.  hồng cầu      

C. máu và nước mô

D. bạch cầu

Lời giải:

HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:

A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

C. máu và dịch mô

D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A. Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.

B. Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

C. Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.

D. Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất

C. Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín đơn: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào sau đây? 

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp 

2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao 

3. Tốc độ máu chảy nhanh. 

4. Tốc độ máu chảy chậm.

A. 1, 4

B. 1, 3

C. 2, 4

D. 2, 3

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

 A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?

A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B.  Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan qua hệ mạch liên tục và khép kín với tốc độ chảy nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

 A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.

B. Các loài cá sụn và cá xương.

C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.

D. Động vật đơn bào.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Cá.

B. Kiến.

C. Khỉ.

D. Ếch.

Lời giải:

Kiến có hệ tuần hoàn hở

Cá, khỉ, ếch có hệ tuần hoàn kín.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?

 A.Tôm sông

B. Cá rô phi

C. Ngựa

D. Chim bồ câu

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của tôm không có mao mạch, vì tôm có hệ tuần hoàn hở.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

 A. Ốc sên

B. 

C. Bồ câu

D. Cá sấu

Lời giải:

Ốc sên có hệ tuần hoàn hở.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép là:

A. cá xương, chim, thú            

B. chân khớp, lưỡng cư, thú.

C. bạch tuộc, chim, thú.             

D. lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Lời giải:

Nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép là : lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Cá xương, chân khớp, bạch tuộc có hệ tuần hoàn đơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ

B. Cá, thú, giun đất

C. Lưỡng cư, chim, thú

D. Chim, thú, sâu bọ

Lời giải:

Lưỡng cư, bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi, có hệ tuần hoàn kép.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Tôm

B. Chim bồ câu

C. Giun đất

D. Cá chép 

Lời giải:

Chim bồ câu có hệ tuần hoàn kép

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

A. Chỉ có ở động vật có xương sống.

B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Nhóm động vật không có tuần hoàn kín

A. chim sẻ, thú mỏ vịt, cá heo.

B. thỏ, rắn mối, diều hâu, dơi

C. cá chép, thằn lằn, ba ba, cá voi. 

D. chuồn chuồn, muỗi, bướm, bọ xít.

Lời giải:

Chuồn chuồn, muỗi, bướm, bọ xít có hệ tuần hoàn hở

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào 

(1) Tôm             (2) Mực ống        (3) ốc sên 

(4) ếch               (5) trai                 (6) bạch tuộc 

(7) giun đốt

A. (2),(3),(5)

B. (5),(6),(7)

C. (1),(3),(4)

D. (2),(4),(6),(7)

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín có ở (2),(6),(7),(4)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu và cá.

B. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.        

C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư.

D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín, đơn chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào? 

1. Mực ống, bạch tuộc  2. Giun đốt 3. Lưỡng cư  

4. Chân đầu 5. Chim 6. Cá

A. 1, 2, 4, 5.

B. 1, 3, 4, 6.

C. 2, 4, 5, 6.

D. 1, 2, 4, 6.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín đơn chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

 A. Chim sâu 

B. Cá chép

C. Ếch đồng

D. Cá sấu

Lời giải:

Cá chép có hệ tuần hoàn đơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

C. Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Lời giải:

B, C, D đều là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình

B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh  

C. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.

D. Cả 3 phương án trên

Lời giải:

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

A. Vận chuyển dinh dưỡng.

B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn hở chỉ vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển

A. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

B. các sản phẩm bài tiết.

C. chất dinh dưỡng.

D. chất khí.

Lời giải:

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn không vận chuyển chất khí, khí được trao đổi qua hệ thống ống khí.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây ?

A. Vận chuyển chất bài tiết

B. Vận chuyển chất dinh dưỡng

C. vận chuyển khí

D. trao đổi chất trực tiếp với tế bào

Lời giải:

Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng vận chuyển khí vì côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí đến từng tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.

D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Lời giải:

Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn, do vậy máu vẫn bị pha giữa máu nghèo oxi và máu giàu oxi.

Riêng ở cá sấu, mặc dù tim cá sấu là tim 4 ngăn hoàn chỉnh nhưng máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha (pha ít hơn) do chúng có ống panitza nối giữa hai cung chủ động mạch trước khi hai cung này chập làm một nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42:  Sự pha máu ở lưỡng cư và bò sát là do?

A. Chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì tim chúng chỉ có 3 ngăn hoặc 4 ngăn nhưng vách ngăn hụt hoặc 4 ngăn hoàn chỉnh nhưng có ống panitza.

C. Chúng không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Ở cá sấu, lưỡng cư tim có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn, do vậy máu vẫn bị pha giữa máu nghèo oxi và máu giàu oxi.

Riêng ở cá sấu, mặc dù tim cá sấu là tim 4 ngăn hoàn chỉnh nhưng máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha (pha ít hơn) do chúng có ống panitza nối giữa hai cung chủ động mạch trước khi hai cung này chập làm một nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43: Tại sao ở bò sát máu đi nuôi cơ thể ít có sự pha trộn giữa máu O2 và màu giàu CO2 so với lưỡng cư ?

A. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn tâm thất không hoàn toàn.

B. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn hoàn toàn giữa hai tâm nhĩ.

C. Vì tim 2 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ.

D. Vì tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.

Lời giải:

Tim của bò sát có 3 ngắn và vách ngăn tâm thất không hoàn toàn, còn tim của lưỡng cư có 3 ngăn (1 tâm thất) nên sự pha trộn ở máu bò sát ít hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

A. Tim -> Tĩnh mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu O2 ->Tim.

B. Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.

C. Tim -> Tĩnh mạch ít O2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu CO2 -> Tim.

D. Tim -> Động mạch giàu O2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch có ít  CO2 -> Tim

Lời giải:

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ: Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

A. Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Đông mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

B. Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Đông mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.

C. Tâm thất -> Dộng mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

D. Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Dộng mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Mao mạch không xuất hiện ở :

 A. Hệ tuần hoàn hở

B. Hệ tuần hoàn kép

C. Hệ tuần hoàn đơn

D. Hệ tuần hoàn kín

Lời giải:

Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn hở, sự trao đổi khí và các chất ở hệ tuần toàn hở là trao đổi trực tiếp giữa máu và dịch mô.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 47: Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

B. Qua thành động mạch và mao mạch.

C. Qua thành mao mạch.

D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

Lời giải:

Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

A. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

C. Máu giàu Ođược tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Lời giải:

Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng, do có hai bơm trong một quả tim → một lần co bóp của tim có thể đẩy máu qua cả 2 vòng tuần hoàn cùng một lúc, máu đi qua tim hai lần.

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 23 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống