Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất

Tải xuống 4 2.6 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Ngày Soạn:

 Tiết 16                    BÀI 17          HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

 

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Học xong bài này HS phải:

                   - Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp tế bào

                   - Nêu và mô tả sơ lượt cơ quan hô hấp của động vật ở cạn và dưới nước

                   - Giải thích được vì sao các động vật có khả năng trao đổi khí một cách có hiệu quả

                   - Rút ra được sự tiến hóa dần của cơ quan hô hấp và hình thức trao đổi khí ở các  nhóm động vật.

2.Kỹ năng:

                  - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

                  - Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở để tránh một số bệnh về đường hô hấp.
  2. Năng lực

   a, Năng lực chung.

    - Năng lực tự học

    - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Năng lực giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực công nghệ thông tin.

    b, Năng lực đặc thù.

    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

    - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

    - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 

    - Năng lực sáng tạo        

II.Trọng tâm: Đặc điểm chung của bề mặc hô hấp, cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp ở động vật.

III.Phương pháp:

                - Đàm thoại

                - Thảo luận nhóm

                - HS nghiên cứu sgk

                - Trực quan

IV.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

              - Các  mẫu vật sống : giun, cá da trơn, …

              - Các tranh vẽ về cơ quan hô hấp của động vật : phổi, mang, …và các tranh vẽ trong sgk

2.Chuẩn bị của học sinh:

               - Nghiên cứu bài mới.

               - Chuẩn bị các tranh vẽ hoặc các mẫu vật sống để minh họa cho phần trình bày theo nhóm.

V.Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

               So sánh cấu tạo của ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật ?

2.Mở bài

   GV đặt vấn đề Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ? Những sinh vật khác nhau thì hoạt động hô hấp và hiệu quả hô hấp giống hay khác nhau ? Hiệu quả hô hấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng ta vào bài mới : HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

  3.Bài mới:

  1. Hoạt động 1: Hô hấp là gì ?

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội Dung

* GV phát phiếu đã in sẵn câu hỏi trắc nghiệm.

* GV thu phiếu trả lời và gọi một trả lời nếu sai gọi HS khác bổ sung.

 

HS trả lời nhanh vào phiếu.

 

HS trả lời.

HS nghiên cứu sgk trả lời

I.Khái niệm hô hấp (SGK)

 

 

 

b.Hoạt động 2:   

-GV phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Thảo luận và trình bày ND II       + Nhóm 2 : Thảo luận và trình bày ND 1 (III)

+ Nhóm 3: Thảo luận và trình bày ND 2 (III)+ Nhóm 4 : Thảo luận và trình bày ND 3 (III)

-Học sinh: Hoạt động theo nhóm

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội Dung

* GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày nội dung II có hình ảnh minh họa.

 

* GV nhấn mạnh lại một số ý để HS ghi nhanh.

Cử đại diện  trình bày nội dung II

Các HS khác lắng nghe và bổ sung

II. Bề mặt trao đổi khí:

1.Khái niệm (SGK)

 

 

2. Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: (SGK)

* GV gọi đại diện nhóm 2 trình bày nội dung 1(III), Yêu cầu HS dùng tranh hoặc các mẫu vật sống để mô tả.

* GV gọi các đại diện của các nhóm bổ sung hoặc giải thích thêm nếu các vấn đề chưa rõ.

* GV  gọi đại diện nhóm 3 trình bày nội dung 2 (III):

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV gọi đại diện nhóm 4 báo cáo nội dung 3 (III).

* GV gọi đại diện nhóm 5 mô tả cấu tạo của phổi và nêu sơ lượt cử động hô hấp của phổi dựa vào tranh hình 17.5

* GV: Ở thú, chim, bò sát, lưỡng cư hoạt động hô hấp có gì khác nhau?

Đại diện nhóm trình bày (có thể dùng tranh hoặc mẫu vật sống để minh hoạ)

 

HS lắng nghe và phát biểu ý kiến

Đại diện nhóm trình bày

HS lắng nghe

Đại diện nhóm trình bày

HS quan sát tranh và mô tả.

Đại diện nhóm trình bày

III. Các hình thức hô hấp:

1.  Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Các động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: giun đũa, giun đất,…

- O2 và CO2 khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào, các mạch máu trên bề mặt cơ thể.

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Các động vật sống trên cạn tổ chức cơ thể chưa tiến hóa như côn trùng hô hấp bằng ống khí.

- Cấu tạo của ống khí: (SGK)

- Cơ chế:

+ O2 àlổ thởàống khí lớnà ống khí nhỏàtế bào.

+ CO2­ àống khí nhỏàống khí lớnàlổ thởàra ngoài.

3. Hô hấp bằng mang: (SGK)

 

4. Hô hấp bằng phổi: (SGK)

 

VI.Củng cố:

1.Trong các hình thức trao đổi khí nêu trên hình thức nào trao đổi khí hiệu quả nhất? Vì sao?

  1. GV có thể củng cố bằng cách xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm:

1) Bề mặt trao đổi khí là gì?

a.Tăng diện tích tiếp xúc với không khí.

b. Là bộ phận nhận O2 từ môi trường ngoài khếch tán vào trong tế bào và CO2 khếch tán từ tế bào ra ngoài.

c. Làm tăng hiệu quả trao đổi khí cúa các nhóm sinh vật

d. Làm tăng thể tích trao đổi khí

2) Loài nào sau đây có kiểu hô hấp bằng ống khí:

a. Giun đất b. Châu chấu                   c. Chim sẻ                      d. Thằn lằn

VII.Dặn dò:

           -Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.

           -Đọc trước bài mới.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống