Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lương chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lương
Mở đầu
Lời giải:
Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống vì vật đó đã chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
Ví dụ: Thả rơi 1 viên phấn xuống đất.
Hình thành kiến thức mới
Lời giải:
Trên vỏ sữa có ghi "Khối lượng tịnh: 380g". Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
Lời giải:
Khi rụng khỏi cành cây thì quả táo luôn rơi xuống mặt đất vì quả táo đã chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Lực hút này làm quả táo bị rơi thẳng xuống mặt đất.
Lời giải:
- Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo dãn ra (biến dạng). Quả nặng có khối lượng càng lớn thì lò xo biến dạng càng nhiều và ngược lại.
- Nguyên nhân của sự biến dạng này là do quả nặng càng nặng thì lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng càng mạnh và ngược lại.
Lời giải:
- Viên phấn sẽ chuyển động thẳng rơi xuống mặt đất.
- Bởi vì lựa hút của Trái Đất đã tác dụng lên viên phấn mà lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới.
Luyện tập
Lời giải:
Trên một bao gạo có ghi 25 kg. Số ghi đó cho biết khối lượng gạo trong bao là 25 kg.
Lời giải:
Có hai cuốn sách nằm trên mặt bàn như hình bên dưới, giữa chúng có lực hấp dẫn.
Vì mọi vật có khối lượng đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
Vận dụng
Lời giải:
Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
=> Trọng lượng của một bạn học sinh có khối lượng 45 kg là 45. 10 = 450 N.
Bài tập
Bài 1 trang 165 SGK KHTN lớp 6: Nêu hai ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống.
Lời giải:
* Ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống:
- Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.
- Nhờ có lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên chúng ta hay các đồ vật xung quanh nên mới có thể ở trên bề mặt Trái Đất mà không bị bay lơ lửng trong không gian hay bị hút về các hành tinh khác.
Bài 2 trang 165 SGK KHTN lớp 6: Một ô tô có khối lượng là 5 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là
A.5N. B.500N. C.5000N. D.50000N.
Lời giải:
5 tấn = 5000 kg
Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.
=> Trọng lượng của ô tô đó là: 5000. 10 = 50 000 N.
Chọn đáp án D
Bài 3 trang 165 SGK KHTN lớp 6: Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là bao nhiêu?
Lời giải:
Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.
=> Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là:
Bài 4 trang 165 SGK KHTN lớp 6: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:
a) Túi kẹo có khối lượng 150 g.
b) Túi đường có khối lượng 2 kg.
c) Hộp sữa có khối lượng 380 g.
Lời giải:
a) Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.
=> Trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150 g là: 1,5 N.
b) Trọng lượng của 1 vật 1 kg là 10 N.
=> Trọng lượng của túi đường có khối lượng 2 kg là: 20 N.
c) Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.
=> Trọng lượng của hộp sữa có khối lượng 380 g: 3,8 N.
A. Hai vật có cùng trọng lượng.
B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng.
D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Lời giải:
- Quyển sách nặng 100 g và quả cân bằng sắt 100 g => Chúng có cùng khối lượng và trọng lượng.
- Quyển sách nặng 100 g và quả cân bằng sắt 100 g chúng đặt gần nhau trên mặt bàn => Có lực hấp dẫn giữa chúng.
=> Đáp án A. C. D đúng.
=> Đáp án B không đúng.
Chọn đáp án B
Bài 6 trang 165 SGK KHTN lớp 6: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.
Lời giải:
Ta có:
- Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
- Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
- Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.
=> Trọng lượng của vật không tỉ lệ với thể tích vật.
Chọn đáp án A
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
1. Khối lượng
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380 g”. Số ghi đó chỉ khối lượng sữa trong hộp.
2. Lực hấp dẫn
Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.
Ví dụ:
Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất. |
Lực hấp dẫn giữa hai quyển sách đặt gần nhau. |
|
|
3. Trọng lượng của vật
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng được kí hiệu là P.
- Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.
- Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
Lưu ý:
+ Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.
+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.
Hình ảnh con người trong môi trường không trọng lực:
|
|