SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 37 (Chân trời sáng tạo): Lực hấp dẫn và trọng lượng

2.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

Bài 37.1 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

A. 2 N. 

B. 20 N. 

C. 200 N.

D. 2000 N.

Lời giải:

Theo sgk ta có:

      Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

=> Trọng lượng của một vật 2 kg là 20 N.

Vậy một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng 20 N.

Chọn đáp án B.

Bài 37.2 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thủng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 5 kg. 

B. 0,5 kg.

C. 50 kg.

D. 500 kg.

Lời giải:

Theo sgk ta có:

      Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

=> Trọng lượng của một vật ? kg là 50 N.

Vậy một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thủng hoa quả đó có khối lượng là: Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng 

Chọn đáp án A.

Bài 37.3 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Lời giải:

Khối lượng của một vật không phụ thuộc vào trọng lượng của nó, vật luôn có khối lượng nhưng có khi không có trọng lượng. 

Vậy câu không đúng là: Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Chọn đáp án D.

Bài 37.4 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 

B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. 

C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Lời giải:

- Phát biểu đúng là: Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Các đáp án còn lại được sửa như sau:

A. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. 

B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là N. 

D. Trọng lượng của vật không tỉ lệ với thể tích của vật.

Chọn đáp án C.

Bài 37.5 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó. 

B. thể tích của vật đó. 

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Lời giải:

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó.

Chọn đáp án C.

Bài 37.6 trang 115 sách bài tập KHTN 6: Bạn Vinh nói rằng: "Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó, nếu khối lượng của vật không đổi thì trọng lượng của vật không đổi ". Điều này có đúng không?

Lời giải:

Phát biểu này chỉ đúng khi ta cùng xét vật ở cùng một vị trí. 

Vì trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi còn khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

Lý thuyết Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

1. Khối lượng

    Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380 g”. Số ghi đó chỉ khối lượng sữa trong hộp.

2. Lực hấp dẫn

    Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ: 

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

Lực hấp dẫn giữa hai quyển sách đặt gần nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng | Chân trời sáng tạo

 

3. Trọng lượng của vật

  - Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng được kí hiệu là P.

  - Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N. 

  - Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

Lưu ý:

   + Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.

   + Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.

Hình ảnh con người trong môi trường không trọng lực:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng | Chân trời sáng tạo

 

Đánh giá

0

0 đánh giá