Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 36: Tác dụng của lực chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực
Mở đầu
Lời giải:
- Bé trai đang giương cung và bé gái chưa giương cung.
- Vì dây cung của bé trai đã được kéo căng và bị biến dạng so với ban đầu.
Hình thành kiến thức mới
Lời giải:
- Hình 36.1:
+ Quả bóng đang chuyển động theo hướng này bỗng cầu thủ đánh đầu khiến nó chuyển động theo hướng khác.
+ Tốc độ chuyển động của quả bóng thay đổi.
+ Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do quả bóng đã chịu tác động của một lực từ cầu thủ.
- Hình 36.2:
+ Quả bóng đang đứng yên thì cầu thủ sút làm cho bóng bắt đầu chuyển động.
+ Tốc độ chuyển động nhanh lên.
+ Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do quả bóng đã chịu tác động của một lực từ cầu thủ.
Lời giải:
Lực gây ra sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật. Ngoài ra, lực còn có thể làm vật bị biến dạng.
Luyện tập
Lời giải:
- Ôtô đang chuyển động, khi hãm phanh, lực hãm đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.
- Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.
- Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.
- Khi đập mạnh quả bóng vào bức tường, quả bóng bật ngược trở lại.
Luyện tập 2 trang 161 SGK KHTN lớp 6: Lấy ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng.
Lời giải:
- Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.
- Vò tròn một tờ giấy.
- Gió tác dụng lực làm cho cành cây gãy.
- Kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng.
Vận dụng
Lời giải:
- Hình 36.4: gió đã tác dụng một lực đẩy vào cánh buồn làm nó bị biến dạng và thuyền chuyển động nhanh hơn.
- Hình 36.5: gió đã tác dụng một lực đẩy vào dù làm nó bị biến dạng và rơi với tốc độ chậm hơn.
- Hình 36.6: tay cầu thủ đã tác dụng một lực vào quả bóng khiến cho nó bị biến dạng và ngừng chuyển động.
Bài tập
Lời giải:
- Lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động:
+ Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
- Lực tác dụng lên một vật làm thay đổi hướng chuyển động:
+ Khi đập mạnh quả bóng vào bức tường, quả bóng bật ngược trở lại.
- Lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng:
+ Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.
Bài 2 trang 162 SGK KHTN lớp 6: Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng.
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến đổi chuyển động và không làm biến đạng quả bóng.
Lời giải:
- Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
- Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng:
+ Làm quả bóng bị bật ngược trở lại, tức là bị biến đổi chuyển động của quả bóng
+ Làm quả bóng bị méo đi, tức là làm biến dạng quả bóng.
Chọn đáp án C.
Bài 3 trang 162 SGK KHTN lớp 6: Khi hai viên bi sắt va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2
A. chỉ làm biến đối chuyển động của viên bi 2.
B. chỉ làm biến dạng viên bi 2.
C. vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. không làm biến đổi chuyến động và không làm biến đạng viên bi 2.
Lời giải:
- Khi hai viên bi sắt va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2 vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2. (Nếu 2 viên bi va chạm mạnh thì chúng sẽ bị sứt mẻ, vỡ gây biến dạng).
Chọn đáp án C.
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang (1) ... bắt đầu (2)...
b) Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang (3)... bị (4)....
c) Khi quả bóng bay ngang trước khung thành, cầu thủ nhảy lên dùng đầu đập bóng vào khung thành tức là cầu thủ đã dùng đầu tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng (5)... hướng chuyển động.
d) Không khí tác dụng lực lên cái dù làm cho vận động viên nhảy dù chuyển động (6)...
e) Dùng tay đè lên tấm nệm cao su làm cho tấm nệm bị (7)...
Lời giải:
a) Khi cầu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang (1) đứng yên bắt đầu (2) chuyển động.
b) Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang (3) chuyển động bị (4) đứng yên.
c) Khi quả bóng bay ngang trước khung thành, cầu thủ nhảy lên dùng đầu đập bóng vào khung thành tức là cầu thủ đã dùng đầu tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng (5) thay đổi hướng chuyển động.
d) Không khí tác dụng lực lên cái dù làm cho vận động viên nhảy dù chuyển động (6) chậm lại.
e) Dùng tay đè lên tấm nệm cao su làm cho tấm nệm bị (7) biển dạng.
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 36: Tác dụng của lực
1. Sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động
Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động (thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động) của các vật như sau:
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.
Ví dụ:
Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.
Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.
Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.
Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.
2. Sự biến dạng của vật
Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật.
Ví dụ:
Kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng.
|
Vo tròn một tờ giấy.
|
Gió tác dụng lực làm cho cây bị đổ.
|
Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng .
|
- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó vừa biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng.
Ví dụ:
Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
.
Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống
Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác