Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512

Tải xuống 4 3.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 24: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức: HS nắm được sơ đồ tổng hợp các chất ở VSV và quá trình phân giải các chất.
  2. Kĩ năng: HS phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
  3. Giáo dục: cho học sinh ứng dụng được các đặc điểm có lợi của vi sinh vật vào trong đời sống và bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:  

Các hình vẽ trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp dạy học:

Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm.

IV. Trọng tâm bài giảng:

Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

V. Tổ các hoạt động dạy và học:

  1. ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Vi sinh vật là gì ? nêu các kiểu môi trường của vi sinh vật ?

(?) So sánh quá trình lên men và quá trình hô hấp ở vi sinh vật ?

  1. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

 

Hoạt động 1

(?) Vì sao quá trình tổng hợp các chất ở VSV diễn ra với tốc độ rất nhanh ?

HS: VSV có tốc độ sinh trưởng rất nhanh .

GV: Khả năng tổng hợp các chất của VSV , đặc biệt là tổng hợp các loại axit amin. ậ ngời không tổng hợp đủ các a.a gọi là các axit amin không thay thế.

(?) Quá trình tổng hợp nuclêôtit gồm những thành phần nào ?

HS

 

 

Hoạt động 2:

(?) Phân biệt quá trình phân giải ngoài và trong ở TB vi sinh vật ?

HS: thảo luận

 

GV; nhận xét, bổ sung

 

(?) Quá trình phân giải prôtein được ứng dụng như thế nào vào trong sản xuất ?

HS: làm tương, nước mắm…

 

 

(?) Pôlysaccarit được phân giải như thế nào ?

HS:

(?) ứng dụng quá trình này vào trong sản xuất như thế nào ?

HS: làn rượu, giấm…

 

 

(?) Sử dụng VSV phân giải xenlulôzơ có lợi ích gì ?

HS: Cải tạo đất…

 

 

 

 

Hoạt động 3

(?) So sánh quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá ?

-> Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải là gì ?

HS: 2 quá trình có mâu thuẩn nhau nhưng thống nhất trong cơ thể sinh vật

 

I. Quá trình tổng hợp:

- VSV có khả năng tự tổng hợp các laọi axit amin.

- VSV sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.

- Sự tổng hợp prôtein là do các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

(Axit amin)n -> Prôtein

- Tổng hợp pôlisaccarit:

(Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ -> (Glucôzơ)n +1 + ADP

- Sự tổng hợp lipit: từ Glixêryl + Axit béo.

- Nuclêôtit:   + Bazơ nitơ

                    + Đường 5C

                    + Axit phôtphoric

II. Quá trình phân giải:

1. Phân giải prôtein và ứng dụng:

- Phân giải ngoài:

Prôtein   Prôteaza       Axit amin

VSV hấp thụ axit amin và phân giải tiếp tạo ra NL. Khi môi trường thiếu C và thừa nitơ VSV khử amin, sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon.

- Phân giải trong: Prôtein mất hoạt tính, hư hỏng

Prôtein  Prôteaza       Axit amin

- ý nghĩa: Thu được các axit amin để tổng hợp prôtein bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

- ứng dụng: làm tương, làm nước mắm…

2. Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng:

- Lên men etilic:

Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512 (ảnh 1)

- Lên men lăctic(Chuyển hoá kị khí)

Glucôzơ     VK Lăctic                      

A. Lăctic + CO2 + êtanôl + Axit axêtic.

- Phân giải xenlulôzơ:

Xenlulôzơ      Prôteaza                  

Chất mùn, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiếm môi trường.

- ứng dụng:

+ Phân giải tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu…

+ Tận dụng bã thải thực vật làm nấm ăn.

+ Làm thức ăn cho gia súc.

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải:

- Tổng hợp(Đồng hoá) và phân giải(Dị hoá) là 2 quá trình ngược nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

- Đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá.

- Dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng cho đồng hoá.

  1. Củng cố:

Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtein là VSV sử dụng năng lượng và enzim nội bào đã tạo ra:

  1. Các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.*
  2. Các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô.
  3. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị.
  4. Các phân tử đường 5C liên kết với axit phôtphoric.

Câu 2: Quá trình tổng hợp lipit là ?

  1. Axit lăctic + Prôtein
  2. Glyxêryl + Axit béo.*
  3. Glucôzơ + Axit béo.
  4. Prôtein + Glyxêryl.

Câu 3: Tại sao trâu, bò đòng hoá được rơm rạ, cỏ giàu chất xơ ?

  1. Vì trâu, bò là động vật nhai lại.
  2. Vì trong rơm rạ, cỏ có nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ.
  3. Vì dạ cỏ của trâu, bò có chứa vi sinh vật phân giải chất xenlulôzơ, hemixenlulozơ, pecton ở rơm rạ, cỏ. *
  4. Vì dạ cỏ trâu bò có chứa men tiêu hoá phân giải chất xenlulôzơ, hemixenlulozơ, pecton ở rơm rạ, cỏ.

2. Hướng dẫn về nhà:

    • Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
    • Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.

IV. Rút kinh nghiệm:

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 23: Tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật mới nhất – CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống