SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 29 (Cánh diều): Lực hấp dẫn

2.5 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn

Bài 29.1 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.

B. Kilôgam là đơn vị đo khối lượng.

C. Trái Đất hút các vật.

D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt Trăng.

Lời giải:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai, trên Mặt Trăng cũng có lực hấp dẫn.

Chọn đáp án D

Bài 29.2 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Điều gì sẽ xảy ra với các vật xung quanh ta, nếu không còn lực hấp dẫn của Trái Đất?

Lời giải:

Nếu không còn lực hấp dẫn của Trái Đất lên các vật xung quanh ta thì:

- Chúng ta không thể đi lại được, lục phủ ngũ tạng của cơ thể bị đảo lộn; đồ vật cũng không nằm yên ở các vị trí trên mặt đất như trước. Con người và mọi vật chất trên Trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng từ sức hút của Thái Dương Hệ.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Trái Đất không tự quay quanh trục nữa, không có hiện tượng ngày và đêm mà chỉ có một nửa Trái Đất là ngày và nửa còn lại của Trái Đất là ban đêm.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Lượng không khí bao quanh Trái Đất không còn bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì sẽ nhanh chóng bị thoát ra bên ngoài không gian.

+ Không còn áp suất không khí xung quanh, màng nhĩ sẽ bị nổ và con người sẽ mất đi thính giác trong đau đớn.

+ Không khí thoát ra ngoài khí quyển cũng đồng nghĩa với việc tầng Ozone bảo vệ Trái đất cũng không còn.

Do đó ngay cả khi chúng ta duy trì được khả năng hô hấp, ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ sớm thiêu rụi làn da của chúng ta.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Như vậy, ta thấy nếu mất đi lực hấp dẫn trên Trái Đất thì đó là thảm họa của nhân loại.

Bài 29.3 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và một vật có tác dụng gì?

Lời giải:

- Lực hấp dẫn của Trái Đất hút các vật về phía tâm của nó và giữ chúng ở tại vị trí mà ở đó tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Do vậy mà chúng ta thấy bất kì một vật nào ở trên cao hay khi chúng ta nhảy lên cao cũng sẽ lại rơi xuống mặt đất.

Bài 29.4 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Trong nhà em có một chiếc cân để kiểm tra sức khỏe. Nhà em có một con mèo rất nghịch ngợm. Em hãy ước lượng khối lượng của con mèo và đề xuất cách cân con mèo đó.

Lời giải:

- Ước lượng khối lượng con mèo: 2kg

- Cách cân mèo sử dụng cân để kiểm tra sức khỏe (thường là cân điện tử):

Bước 1: Em ôm con mèo cùng đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m1 (kg).

Bước 2: Một mình em đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m2 (kg).

Bước 3: Tính khối lượng mèo bằng công thức m = m1 – m2 (kg).

Bài 29.5 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Em hãy kể tên các sản phẩm hàng hóa có ghi khối lượng tịnh trên bao bì sản phẩm mà em biết. Khối lượng tịnh đó bằng bao nhiêu và có đơn vị đo là gì?

Lời giải:

- Khối lượng tịnh là số đo lượng chất của một vật.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

+ Khối lượng tịnh của gói phở là 120 và có đơn vị đo là gam.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

+ Khối lượng tịnh của hộp sữa đặc giấy là 380 và có đơn vị đo là gam.

Bài 29.6 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian.

Lời giải:

Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian là do tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Bài 29: Lực hấp dẫn

1. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Hai cuốn sách nằm trên mặt bàn giữa chúng có lực hấp dẫn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

2. Khối lượng và trọng lượng

a. Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Ví dụ: Trên vỏ sữa có ghi “khối lượng tịnh: 1,284kg” => Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

b. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

- Công thức tính cường độ của trường hấp dẫn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

- Công thức tính trọng lượng:

trọng lượng = 10 x khối lượng

- Ví dụ:

Khối lượng của cơ thể người là 48kg thì có trọng lượng = 10 . 48 = 480 (N)

3. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

- Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá