Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất

Tải xuống 6 2.3 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

PHẦN MỘT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2-Kỹ năng:

- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3-Thái độ:

-Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.

-Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

-Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường

4-Phát triển năng lực:

a/ Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái...

- Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống

- Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là axit nucleic, axit amin,…nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp từ đơn giản đến phức tạp…

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 1:

   GV chia nhóm HS, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh trả lời.

Câu hỏi: Quan sát hình 1, cho biết thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào?

  GV yêu cầu các HS khác bổ sung.

 GV đánh giá, kết luận.

 

 

   HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nghe câu hỏi và  tiến hành thảo luận theo sự phân công của GV.

 

   Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.

   Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.

 

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:

   Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

   Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

 

 

Hoạt động 1:GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi được phân công.

+ Nhóm 1 và nhóm 2:

Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống.

  GV nhận xét, kết luận.

 

+ Nhóm 3 và nhóm 4:

Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ.

 

GV điều chỉnh, kết luận.

 

 

GV yêu cầu nhóm 5, 6 trình bày kết quả.

+ Nhóm 5 và 6:

Câu hỏi: Cho ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng nhưng thống nhất. 

 

 

GV   tổng hợp, kết luận.

 

 

 

 

 Nhóm 1 và 2 tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, cử đại diện trình bày.

 

Các nhóm còn lại bổ sung.

 

 

 

Nhóm 3, 4 cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.

Các nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

Nhóm 5, 6 trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

    Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

- Khái niệm hệ thống mở.

- Khái niệm hệ tự điều chỉnh.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:

- Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền  nên các sinh vật đều có đặc điểm chung.

- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú.    

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5    B. 3    C. 4    D. 2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Đáp án: D

Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là

(1) Cơ thể.    (2) tế bào    (3) quần thể

(4) quần xã    (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5    B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1    D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc.    B. Nguyên tắc mở.

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.    D. Nguyên tắc bổ sung

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Lời giải:

Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

 

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy cho bài

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học.

.............................Hết..................

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức sống mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống