Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Mở đầu
Lời giải:
Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Hình thành kiến thức mới
Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Quan sát tờ giấy rơi.
Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
Thí nghiệm 4: Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả hiện tượng ngày và đêm qua việc quan sát vùng được chiếu sáng trên quả địa cầu.
Lời giải:
- Các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học:
+ Thí nghiệm 1 thuộc lĩnh vực Vật lý học vì thí nghiệm này nghiên cứu về sự rơi của vật.
+ Thí nghiệm 2 thuộc lĩnh vực Hóa học vì thí nghiệm này nghiên cứu về phản ứng hóa học của khí carbon dioxide khi cho vào nước vôi trong.
+ Thí nghiệm 3 thuộc lĩnh vực Sinh học vì thí nghiệm này nghiên cứu về sự phát triển của hạt đậu.
+ Thí nghiệm 4 thuộc lĩnh vực Khoa học Trái Đất vì thí nghiệm này nghiên cứu về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Lời giải:
- Các vật trong hình 2.9 đến 2.12 có đặc điểm:
+ Hình 2.9: Con gà có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
+ Hình 2.10: Cây cà chua có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
+ Hình 2.11: Đá sỏi không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển và không sinh sản.
+ Hình 2.12: Máy tính không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển và không sinh sản.
Luyện tập
Lời giải:
Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên:
- Hình 2.3: Sinh học vì đối tượng nghiên cứu là thực vật
- Hình 2.4: Khoa học Trái Đất vì đối tượng nghiên cứu là hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất
- Hình 2.5: Sinh học vì đối tượng nghiên cứu là động vật
- Hình 2.6: Hóa học vì đối tượng nghiên cứu là các chất
- Hình 2.7: Vật lý học vì đối tượng nghiên cứu là năng lượng
- Hình 2.8: Thiên văn học vì đối tượng nghiên cứu là bầu trời
Lời giải:
- Vật sống: Con gà và Cây cà chua.
+ Vì con gà và cây cà chua có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
- Vật không sống: Đá sỏi và máy tính.
+ Vì đá sỏi và máy tính không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển và không sinh sản.
Vận dụng
Lời giải:
Robot là vật không sống vì robot không thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển và không sinh sản.
Bài tập
a, Vật lý học.
b, Hóa học.
c, Sinh học.
d, Khoa học Trái Đất.
e, Thiên văn học.
Lời giải:
Một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên là:
- Vật lý học: bay bằng khinh khí cầu, phẫu thuật mắt bằng tia laser…
|
|
- Hóa học: Dùng axit HF vẽ lên thủy tinh; chữa cháy xăng dầu bằng cát…
|
|
- Sinh học: mô hình trồng nấm tiên tiến, lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao…
|
|
- Khoa học Trái Đất; dự báo thời tiết…
- Thiên văn học: dùng kính thiên văn quan sát các ngôi sao…
Bài 2 trang 10 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
A. Con ong B. Vi khuẩn
C. Than củi D. Cây cam
Lời giải:
Than củi là vật không sống vì than củi không thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển, không vận động, không cảm ứng và không sinh sản.
Chọn đáp án C
Lời giải:
Sự khác biệt giữa khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,...) và khoa học về sự sống (sinh học):
- Khoa học vật chất (vật lí, hóa học,...) nghiên cứu vật không sống.
- Khoa học sự sống (sinh học) nghiên cứu vật sống.
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 2:Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
1. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Ví dụ:
- Vật lý học: bay bằng khinh khí cầu, phẫu thuật mắt bằng tia laser…
|
|
- Hóa học: Dùng axit HF vẽ lên thủy tinh; chữa cháy xăng dầu bằng cát…
|
|
- Sinh học: mô hình trồng nấm tiên tiến, lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao…
|
|
- Khoa học Trái Đất; dự báo thời tiết…
- Thiên văn học: dùng kính thiên văn quan sát các ngôi sao…
2. Vật sống và vật không sống
- Vật sống có biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
+ Trao đổi chất và sự chuyển hóa năng lượng: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể đồng thời thải chất thải ra môi trường.
+ Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
+ Vận động: Sinh vật di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường,… để sinh trưởng và phát triển.
+ Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại tác động của môi trường.
+ Sinh sản: Sinh vật sinh sản để duy trì nòi giống.
- Vật không sống là vật không có biểu hiện sống.
Ví dụ:
Con ong là vật sống vì con ong có thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, có khả năng sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản.
Than củi là vật không sống vì than củi không thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, không có khả năng sinh trưởng, không phát triển, không vận động, không cảm ứng và không sinh sản.