Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Chích bông ơi! thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Chích bông ơi! Ngữ văn lớp 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Chích bông ơi! – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:
I. Tác giả
- Cao Duy Sơn, tên thật là: Nguyễn Cao Sơn (1956)
- Quê quán: Cao Bằng
- Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm chính
+ Tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà
+ Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà xưa bên suối.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.
3. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Trong lúc Khìn tìm thấy con chim chích và đòi ba Dế Vần bắt cho chơi. Thì Dế Vần nhớ đến năm xưa mình cũng như con mình. Hậu quả cuối cùng là chú chim ấy bị chết còn tiếng kêu của mẹ chích bông thì da diết, xót xa. Nghe sau câu chuyện đó, Khìn liền đòi pa Dế Vần giải thoát cho chú chim chích bông để nó được tự do.
6. Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vần bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ.
- Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vần hồi tưởng lại chuyện trong quá khứ.
- Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Khìn cứu và thả chú chim lên trời.
7. Giá trị nội dung:
Chích bông ơi! là câu chuyện nhắc nhở con người về lòng nhân hậu. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động để không phải ân hận sau này.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động
- Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ
- Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Câu chuyện về chim chích bông
- Ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.
2. Hình ảnh những con chim chích
- Những bụi gai, việc bị bắt: biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy.
- Chim chích bông non: là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối, mong mảnh, sức chống cự yếu ớt.
→ Gợi liên tưởng đến người con và người bố trong thời thơ ấu được hồi tưởng lại.
→ Mầm non, cần được nâng niu, châm sóc, che chở và giáo dục.
- Chim mẹ: là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con. → Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố. → Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển.
=> Những chú chim còn là biểu hiện cho sự tự do, yên bình, hòa bình.
IV. Đọc tác phẩm: Chích bông ơi!
CHÍCH BÔNG ƠI!
Tơ rích… chích… Tơ rích… chích…
Tiếng chim rộn lên bụi cây trước nhà. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân, miệng ríu rít gọi bố:
- Pa ơi, chim chích bông, nó đang tập bay, cánh nó bị mắc trong đám gai “mác hủ” kia kìa, pa bắt cho con chơi đi…
Dế Vần bước ra cửa, ôm thằng Khìn vào lòng, giọng trìu mến:
- Ở đâu con trai?
Theo cánh tay chỉ của Ò Khìn, Dế Vần thấy một chú chim chích bông bé xíu, lông cánh nâu đỏ, mỏ và ngực vàng sẫm, đôi chân tí tẹo như hai dóng cỏ “nhả nhùng” với những chiếc móng hồng đang giãy giụa trong bụi gai. Tiếng kêu của nó nghe hoảng hốt lắm! Những âm thanh chích chích đó bỗng làm Dế Vần bối rối. Nhìn con trai, Dế Vần bỗng nhớ ngày ấy mình cũng chỉ mới tám tuổi như nó bây giờ. Dế Vần theo pa lên nương, gió từ thung sâu vượt lên, thổi bạt lá rừng ào ào nghe như tiếng mưa rào đầu hạ. Nhưng giờ thì đã vào thu rồi! Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió.
Tiếng “Chích... Tơ rích... Chích” đâu đây ngân rung non nớt, rót vào không gian âm thanh quyến rũ bước chân Dế Vần. “Đây rồi!”— chú bé khẽ reo lên hồi hộp. Chỗ tách ra của một cành nho gần ngọn cây “nùm mờ”, cao tầm đầu người là một tổ chim được bện bằng lá cỏ tròn tròn xinh xắn. Dế Vần nín thở kiễng chân lên ngó. Bên trong là một chú chích bông bé xíu đỏ hỏn. Hình như chỉ có cái đầu là to hơn cả. Tiếng động khiến nó tưởng chim mẹ về, chích bông vội ngửa chiếc mỏ viền vàng há hốc chích chích. Chú bé không nén nổi vui sướng, nó vội thò tay cầm lấy sinh linh đỏ hỗn như một viên đá son nhấc ra khỏi tổ. Giơ cao con chim, chú co chân chạy về phía pa đang mải miết làm cỏ lúa, miệng cất tiếng reo sung sướng:
- Pa ơi! Con bắt được một con chim...
Nghe tiếng con gọi, người cha đưa tay lên đầu lật chiếc nón mo rộng vành ra sau lưng. Chờ con đến gần, ông đưa tay ấp nhẹ lên bàn tay của con rồi ngồi xuống
khẽ nói:
- Chích bông đây mà! Nó còn non quá! Pa muốn con đặt nó lại tổ...
- Không! Con bắt được, nó là của con, con sẽ nuôi nó.
Dường như sợ niềm vui của mình sẽ bay mất, Dễ Vân áp chặt chú chim non vào ngực rồi đột ngột băng xuống đồi.
- Này con...! – Người cha định nói với con điêu gì đó nhưng không kịp nữa; ông đành nhìn theo cái chấm nhỏ đang khuất sau cánh rừng với ánh mặt thoáng buồn, Chiều xuống. Ngọn cây mận sau nhà chợt vang lên tiếng kêu “Chích... Chích” liên hồi. Chú bé đưa mắt nhìn cha lo lắng. Nét mặt người cha lặng buồn. Ông khẽ nói
với con:
- Chích bông mẹ đấy! Nó đang bay tìm chích bông con. Nghe thảm quá! Giá như
con trả nó về tổ.
Dế Vần rân rấn nước mắt. Giọng chú nghẹn ngào. Tay run run chìa ra phía trước, trong lòng bàn tay, chích bông con đã bất động. Chú bỗng bật khóc nức nở: “Chích bông ơi!”. Tiếng khóc dường như làm rung cả chiều thu buồn bã với những chiếc lá vàng đang rơi xuống như nước mắt của rừng.
Chiều, bên gốc cây mận sau nhà, một nấm mộ nhỏ như chiếc bát úp mọc lên với một nén hương ngún khói. Dế Vần ngồi bên với một chiếc siêm vẫn còn dính đất, nước mắt chảy trên khuôn mặt đượm đầy ân hận. Giờ mỗi lần nhớ lại, chú bé vẫn còn nghe thấy tiếng kêu “Chích... Chích” thảm thiết của chích bông mẹ và tiếng nức nở ân hận ngày nào như vẫn còn run rẩy trong lòng.
Như con suối rừng vượt qua những ghềnh đá, giờ trở lại êm xuôi hoài niệm mơ màng, giọng Dế Vần chợt dừng lại. Ò Khìn nhìn pa khẽ hỏi:
Dế Vần khẽ gật đầu đáp như kẻ có lỗi. Ò Khìn bước đến, cầm lấy tay pa, giọng
- Chú bé ấy có phải là pa không?
- Đứng dậy đi pa! Kia kìa, con chích bông kia kìa, pa cứu nó đi, không chiều nay mẹ nó bay đi tìm sẽ không thấy mất!
Dế Vần đứng dậy, hai cha con bước đến bên bụi gai “mác hử”. Dế Vần lựa tay gỡ con chim ra khỏi đám gai. Nhìn vào mắt con, Dế Vần bỗng thấy ngực mình có tiếng thình thịch, nhưng vẫn gắng cúi xuống đặt chú chích bông vào lòng bàn tay nhỏ xíu của nó. Ò Khìn vui sướng muốn hét, nhưng sợ tiếng kêu sẽ làm chú chim kinh động bay mất và như thế giây phút kì diệu được ngắm nghía sẽ rất ngắn. Đưa chích bông lên ngang mặt, Ò Khìn xoè bàn tay, chúm môi thổi nhẹ làm cho những chiếc lông vàng nâu rung lất phất, rồi nó chợt khẽ thầm thì:
- Bay đi, bay về với mé mày đi, mé mày đang đợi đấy! Chích bông ơi!
Chú chim tung cánh bay vút lên bầu trời. Phía dưới kia, Ò Khìn đang ngước nhìn theo, nó đưa bàn tay như những tia nắng vẫy vẫy tạm biệt. Dế Vần bỗng nở một nụ cười, nhìn chích bông non nớt đang nhẹ bay trong nắng thu, Dế Vần chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm.
14_nguyễn lê vũ hoàng _lớp 6b B
2022-04-19 15:49:24