Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Ngữ văn lớp 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:
I. Tác giả
- Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Năm 2016, In trong Bách khoa tri thức tuổi trẻ; 10 vạn câu hỏi vì sao - Động vật.
2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
3. Tóm tắt:
- Động vật không hề xa lạ mà vô cùng gần gũi với đời sống con người và không thể tưởng tượng được nếu không có chúng thì cuộc sống sẽ ra như thế nào. Thực ra loài người cũng chỉ là một loài đặc biệt trong thế giới động vật mà thôi. Mỗi loài đều có quan hệ với con người. Gần đây, môi trường sống của các loài vật bị phá hủy. Nếu thực sự là chủ nhân muôn loài thì chúng ta phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất.
4. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu…”là môi trường sinh tồn của con người”: Vai trò của động vật trong cuộc sống của con người
- Phần 2: Tiếp…”không nương tay”: Thực trạng cuộc sống của động vật trong những năm gần đây.
- Phần 3: còn lại: Bài học nhận thức của con người
5. Giá trị nội dung:
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? nhấn mạnh vai trò quan trọng của động vật đối với con người cũng như Trái Đất. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra hiện trạng hành động sai trái của động vật cùng lời nhắn nhủ con người phải đặt mình vào vị trí của động vật và bảo vệ chúng.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Vai trò của động vật trong cuộc sống của con người
- Động vật gắn liền với tuổi thơ con người:
+ Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến "hành quân".
+ Buộc chỉ vào chân cánh cam làm diều.
- Động vật gắn liền với cuộc sống con người:
+ Gà trống gáy ò ó o gọi thức dậy.
+ Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm.
- Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái:
+ Tất cả loài vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với con người.
+ Mất đi 1 loài cũng tạo vết khuyết trong hệ sinh thái (môi trường sinh tồn của con người).
- Con người cũng chỉ là một loại động vật đặc biệt:
+ Loài khỉ, vượn là tổ tiên con người.
+ Các hành động của chúng rất giống con người.
2. Thực trạng cuộc sống của động vật những năm gần đây
- Số lượng các loài động vật giảm đi rõ rệt, nhiều loài trên nguy cơ tuyệt chủng.
- Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại.
- Nhiều loài bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát.
3. Bài học nhận thức cho con người
- Khi hiểu được động vật, con người sẽ:
+ Không phá rừng, chặt cây vì nhu cầu riêng.
+ Không lạm dụng và cướp đi môi trường của chúng.
→ Hãy đặt bản thân vào vị trí của động vật để cảm nhận.
- Hành động con người cần có: Thay đổi, bảo vệ Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống như con người.
=> Cần đối xử thân thiện với động vật.
IV. Đọc tác phẩm: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI ĐỐI XỬ THÂN THIỆN VỚI ĐỘNG VẬT?
Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [...] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.
Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
Trong công viên, ngoài những con chim công xinh đẹp, lũ trẻ con thường bị thu hút bởi lũ khỉ tinh nghịch, thông minh. Nhìn cảnh khỉ mẹ cho con bú, bóc chuối bằng những ngón tay khéo léo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Sao chúng có thể giống con người đến vậy? Qua nghiên cứu, khỉ và vượn có cùng tổ tiên với con người. Loài người kì thực cũng chỉ là một loài đặc biệt trong thế giới động vật mà thôi. [...]
Mỗi loài động vật tồn tại trên Trái Đất đều là kết quả của tạo hoá trong hàng tỉ năm và tác dụng của chúng trong tự nhiên là không thể thay thế. Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người; nếu mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người.
Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng gia tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày càng giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay. […]
Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người.
KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT
Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.
Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hầu hết nước trên hành tinh mà chúng ta đang sống là nước mặn. Trong khi số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya). Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, có những thứ rác tiêu huỷ được, nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân huỷ, cả những chất độc hại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh đang có khoảng hơn hai tỉ người sống trong cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho mọi nhu cầu của mình, trong khi dân số thì tăng lên mỗi ngày. Người ta đã tính được những phép tính đơn giản rằng để có một tấn ngũ cốc cần phải sử dụng 1 000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500 đến 1 500 tấn nước. Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3 500 tấn nước 20000 tấn, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn: từ 15 000 đến 70 000 tấn. Rồi còn bao thứ vật nuôi, cây trồng khác để phục vụ nhu cầu của con người, mà chả có thứ gì không cần có nước. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn; cây cối, muôn vật không sống nổi.
Trong khi đó, nguồn nước ngọt lại phân bố rất không đều, có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm. Ở nhiều nơi, chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, để có chút nước ngọt, bà con ta phải đi xa vài ba cây số để lấy nước. Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng, ở vùng núi đá này đang có nguồn nước ngầm chảy sâu dưới lòng đất. Nhưng để có thể khai thác được nguồn nước này sẽ vô cùng gian khổ và tốn kém vì khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá. [...]
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.