Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 12: Quyền trẻ em sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Quyền trẻ em
Câu 1 trang 55 SBT Giáo dục công dân 6: Quyền nào dưới đây không phải quyền trẻ em?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền học tập
B. Quyền được vui chơi, giải trí
C. Quyền được vui chơi, thỏa thích
D. Quyền được làm mọi việc theo sở thích của mình
E. Quyền được tham gia
G. Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
I. Quyền được sống độc lập
Lời giải:
Chọn các đáp án C, D,I
Câu 2 trang 55 SBT Giáo dục công dân 6: Mỗi hình ảnh dưới đây nói về một quyền nào của trẻ em?
Lời giải:
- Hình 1: Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Hình 2: Quyền được học tập
- Hình 3: Quyền được vui chơi giải trí
- Hình 4: Quyền được bảo vệ tránh khỏi bóc lột lao động
(Đánh dấu X vài ô tương ứng)
Nội dung |
Quyền của trẻ em |
Bổn phận của trẻ em |
A. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động xã hội |
|
|
B. Trẻ em phải chăm chỉ học hành |
|
|
C. Trẻ em được học tập, vui chơi giải trí |
|
|
D. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao |
|
|
E. Trẻ em phải tôn trọng pháp luật |
|
|
G. Trẻ em phải lễ phép với người lớn, thương yêu các em nhỏ, đoàn kết với bạn bè |
|
|
H. Trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội |
|
|
I. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm |
|
|
K. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ |
|
|
L. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. |
|
|
Lời giải:
Nội dung |
Quyền của trẻ em |
Bổn phận của trẻ em |
A. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động xã hội |
X |
|
B. Trẻ em phải chăm chỉ học hành |
X |
|
C. Trẻ em được học tập, vui chơi giải trí |
X |
|
D. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao |
X |
|
E. Trẻ em phải tôn trọng pháp luật |
X |
|
G. Trẻ em phải lễ phép với người lớn, thương yêu các em nhỏ, đoàn kết với bạn bè |
X |
|
H. Trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội |
X |
|
I. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm |
X |
|
K. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ |
X |
|
L. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. |
X |
Câu 4 trang 56 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Vì sao bác Trọng không muốn cho Liên đi học?
b. Nếu không cho Liên đi học, bác Trọng có thực hiện đúng trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em không? Vì sao?
Lời giải:
Yêu cầu a) Bác Trọng không muốn cho Liên đi học vì bác cho rằng học hết tiểu học là hoàn thành phổ cập giáo dục, con lớn phải ở nhà phụ giúp việc vặt cho bố mẹ.
Yêu cầu b) Nếu không cho Liên đi học, bác Trọng đang không thực hiện đúng trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em. Vì trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, giải trí. Đây là quyền cơ bản của trẻ em.
a. Việc làm của Ủy ban nhân dân và nhân dân xã H đã thể hiện trách nhiệm gì?
b. Hành vi của một số học sinh hư hỏng trong xã đã không thực hiện bổn phận nào của trẻ em?
c. Theo em, Ủy ban xã cần làm gì đối với những trẻ em có biểu hiện hư hỏng?
Lời giải:
Yêu cầu a) Việc làm của Ủy ban nhân dân và nhân dân xã H đã thể hiện trách nhiệm dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển.
Yêu cầu b) Hành vi của một số học sinh hư hỏng trong xã hội đã không thực hiện bổn phận của trẻ em đối với bản thân trong việc không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
Yêu cầu c) Theo em, Ủy ban xã cần phải kết hợp với gia đình nhắc nhở, khuyên bảo những trẻ em có biểu hiện hư hỏng. Trong trường hợp tình trạng đó vẫn tiếp diễn, Ủy ban cần có những biện pháp xử lí nặng hơn.
a) Trong điều kiện này, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm?
b) Nếu là Vân, em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên?
c) Nếu em là bạn thân của Vân, em sẽ làm gì để giúp bạn?
Lời giải:
Yêu cầu a) Trong tình huống này, những quyền trẻ em đã bị xâm phạm là:
- Quyền được học tập, vui chơi, giải trí.
- Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
Yêu cầu b) Nếu là Vân, trước hết, em sẽ bày tỏ mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ không đồng ý, em sẽ tìm đến sự giúp đỡ của những người thân khác trong gia đình (cô, dì, chú, bác) hoặc sự giúp đỡ của bác trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Yêu cầu c) Nếu là bạn thân của Vân, em sẽ nhờ bố mẹ mình nói với các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ hoàn cảnh gia đình nhà Vân. Đồng thời, sẽ động viên bố mẹ Vân cho Vân được đến trường
a. Việc làm của vợ chồng cô Hạnh với các con thể hiện điều gì?
b. Em có muốn được bố mẹ đưa đi chơi nhiều nơi không? Vì sao?
Lời giải:
Yêu cầu a) Việc làm của vợ chồng cô Hạnh với các con thể hiện cô chú đã làm đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em. Ngoài ra, cô chú còn là những người bố, người mẹ rất tâm lí vì đã có phương pháp dạy con nhẹ nhàng, khoa học.
Yêu cầu b) Em rất muốn được bố mẹ đưa đi chơi nhiều nơi. Vì em muốn có thật nhiều trải nghiệm, kiến thức về các vùng đất mới.
Lời giải:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em vì trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước.
THỰC HIỆN BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM |
||
Đối với bản thân |
Đối với gia đình |
Đối với nhà trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời giải:
THỰC HIỆN BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM |
||
Đối với bản thân |
Đối với gia đình |
Đối với nhà trường |
- Biết giữ gìn sức khỏe |
- Lễ phép, kính trọng ông bà, bố mẹ |
- Kính trọng thầy cô |
- Yêu thương bản thân |
- Yêu thương em nhỏ |
- Đoàn kết với bạn bè |
- Sống trung thực, khiêm tốn |
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình |
- Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập |
- Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia… |
- Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà |
- Chấp hành nội quy của trường, lớp |
Lời giải:
- Em hiểu câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” nghĩa là trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước.
Lý thuyết Bài 12: Quyền trẻ em
1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em
- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:
+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…
+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.
+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em
a. Ý nghĩa của quyền trẻ em
- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.
b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em
- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.
3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em
a. Trách nghiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Đảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển;
- Giáo dục, giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.
b. Bổn phận của trẻ em
- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:
+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.
- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:
+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:
+ Sống trung thực, khiêm tốn.
+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.