Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2022 - 2023 tải nhiều nhất - Kết nối tri thức

Tải xuống 28 2.4 K 23

Tài liệu Bộ đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 học kì 1 năm học 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Khoa học tự nhiên 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất - Kết nối tri thức - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Tan rất ít trong nước.

B. Chất khí, không màu,

C. Không mùi, không vị,

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Câu 2: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A. Trời lạnh                    B. Trời nhiều gió

C. Trời hanh khô            D. Trời nắng nóng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng ?

A. Oxygen không tan trong nước.

B. Oxygen không mùi và không vị.

C. Oxygen cần thiết cho sự sống.

D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.

Bài 4Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thép xây dựng.          B. Thủy tinh.

C. Nhựa composite.        D. Xi măng.

Câu 5: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng là gì?

A. Cát                  B. Đá vôi                  C. Đất sét                  D. Đá

Câu 6Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

B. Chẻ nhỏ củi.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt.

D. Phơi củi cho thật khô.

Câu 7Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                      B. Protein (chất đạm).

C. Lipit (chất béo).          D. Carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 8Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. thể của chất.               B. mùi vị của chất.

C. tính chất của chất.      D. số chất tạo nên.

Câu 9Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.

B. Nghiền nhỏ muối ăn.

C. Đun nóng nước.

D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 10Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

A. kích thước hạt nhỏ hơn.        B. tốc độ rơi nhỏ hơn.

C. khối lượng nhẹ hơn.             D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 11: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Con lật đật                            C. Chiếc bút chì              

B. Cây thước kẻ                        D. Quả dưa hấu

Câu 12: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?

A. Đa số không có thành tế bào

B. Đa số không có ti thể

C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh

D. Có chứa lục lạp

Câu 13: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp 

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

A. (1), (3)

B. (2), (4)

C. (3), (5)

D. (1), (4)

Câu 14: Cho các bộ phận sau:

(1) Tế bào cơ

(2) Tim

(3) Mô cơ 

(4) Con thỏ

(5) Hệ tuần hoàn

Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)                   C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)

B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1)                   D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)

Câu 15: Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương.

A. Tên loài: lentinula, tên chi: Edodes

B. Tên loài: Edodes, tên chi: Lentinula

C. Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có

D. Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes

Câu 16: Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần cấu tạo của vi khuẩn?

A. Thành tế bào                    C. Chân giả

B.  Màng tế bào                    D. Roi bơi

Câu 17: Cho các loài sau:

(1) Vi khuẩn lam            (5) Thủy tức

(2) Tảo lục                      (6) Rong đuôi chồn

(3) Nấm mốc                  (7) Amip

(4) Sán lá gan                 (8) Trùng giày

Loài nào thuộc giới Nguyên sinh?

A. (1), (3), (5)                 C. (4), (5), (6)                 

B. (2), (4), (6)                 D. (2), (7), (8)

Câu 18: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?

A. Hệ tuần hoàn             C. Hệ thần kinh

B. Hệ hô hấp                  D. Hệ tiêu hóa

Câu 19: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?

A. Tế bào biểu bì                      C. Tế bào lông hút

B. Tế bào mạch dẫn                  D. Tế bào thần kinh

Câu 20: Thành phần nào dưới đây có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Màng tế bào               C. Roi, lông mao

B. Chất tế bào                 D. Nhân/vùng nhân

Câu 21: Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là

A. Chưa thể tính được  

B. Lớn hơn 500N    

C. Nhỏ hơn 500N  

D. 500N

Câu 22: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Viên bi lăn trên cát.

B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.

D. Cả A, B, C

Câu 23: Giữa hai viên bi đặt trên mặt bàn, cbúng có lực tương tác là

A. lực hấp dẫn

B. trọng lực

C. trọng lượng

D. lực ma sát

Câu 24: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?

A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.

B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn.

C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.

D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 25: Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là

A. 8,2 N.               

B. 82 N.                

C. 820 N.              

D. 8 200 N.

Câu 26: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

A. lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

B. lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

C. lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.

D. lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.

B. Hai nam châm hút nhau.

C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.

D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.

Câu 28: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

A. 7,6cm

B. 5cm

C. 3,6cm

D. 2,5cm

Câu 29: Nhận biết lực nào sau đây không phải là lực tiếp xúc?

A. Lực ma sát

B. Trọng lực

C. Sức cản không khí

D. Lực đẩy của nước

Câu 30: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó

 

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất - Kết nối tri thức - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước.

B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu.

C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời.

D. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 3: Sự nóng chảy, sự đông đặc và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

Câu 4Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng.

B. Tàn đỏ từ từ tắt.

C. Tàn đỏ tắt ngay.

D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa.

Câu 5: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

A. Gỗ              B. Đồng              C. Sắt              D. Nhôm

Câu 6Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

A. nhiên liệu.              B. nguyên liệu.              C. phế liệu.              D. vật liệu.

Câu 7: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 8Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa mì.              B. Ngô.              C. Mía.              D. Lúa gạo.

Câu 9Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. dung dịch.            B. huyền phù.            C. dung môi.            D. nhũ tương.

Câu 10: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

A. Bột đá vôi và muối ăn.         B. Bột than và sắt.

C. Đường và muối.                   D. Giấm và rượu.

Câu 11: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 12: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào                     B. Tế bào chất

C. Thành tế bào                    D. Nhân/vùng nhân

Câu 13: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

A. 4                      B. 8                      C. 12                    D. 16 

Câu 14: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?

(1) Cảm ứng và vận động                   (4) Hô hấp

(2) Sinh trưởng                                    (5) Bài tiết

(3) Dinh dưỡng                                    (6) Sinh sản

A. (2), (3), (4), (6)                    B. (1), (3), (5), (6)

C. (2), (3), (4), (5), (6)              D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)

Câu 15: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

A. Tim và máu                           B. Tim và hệ mạch

C. Hệ mạch và máu                  D. Tim, máu và hệ mạch

Câu 16: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ           B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào            D. Vì chúng có roi

Câu 18: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.

C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.

D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

Câu 19: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

A. Kính lúp                     B. Kính hiển vi

C. Kính soi nổi               D. Kính viễn vọng

Câu 20: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?

A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất

B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất

C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh

D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ

Câu 21: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

Câu 22: Lực cản của nước phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Diện tích mặt cản

B. tốc độ chuyển động của vật

C. Cả A và B

D. Ý kiến khác

Câu 23: Vì sao khi đẩy một vật trượt trên mặt sàn rất khó khăn?

A. Vì xuất hiện lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật

B. Vì xuất hiện lực ma sát lăn cản trở chuyển động lăn của vật

C. Vì xuất hiện lực ma sát nghỉ cản trở chuyển động trượt của vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 24: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật còn được gọi là

A. trọng lượng của vật

B. trọng lực

C. lực hấp dẫn của Trái Đất và vật

D. Cả B và C

Câu 25: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.

B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.

C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.

D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 26: Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:

Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật

C. Cả 2 cách như nhau

D. Không so sánh được

Câu 27: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.

A. 80000

B. 1600000

C. 16000

D. 160000

Câu 28: Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

A. lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1.

B. lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

C. lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1.

D. lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Câu 29: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (5), (4).

C. (1), (3), (2), (5), (4).

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 30: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của ………

A. lực nâng

B. lực kéo

C. lực nén

D. lực đẩy

 

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất - Kết nối tri thức - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo?

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 2: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nhiều.            B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.             D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước.

D. Sự tạo thành mây.

Câu 4Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khí oxygen không tan trong nước.

B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.

C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Câu 5: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

A. 3                    B. 2.                    C. 5                    D. 4

Câu 6: Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì?

A. Quặng bauxite                     B. Quặng sắt

C. Quặng đồng                         D. Quặng titanium

Câu 7Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Khí tự nhiên.

B. Dầu mỏ.

C. Than đá.

D. Ethanol.

Câu 8: Vitamin nào không tan được trong chất béo?

A.Vitamin A.

B. Vitamin D.

C. Vitamin E.

D. Vitamin B

Câu 9: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. chất tinh khiết.

B. dung dịch.

C. nhũ tương.

D. huyền phù.

Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước.               B. Lắng, lọc.

C. Dùng nam châm để hút.       D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 12: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

A. Con chó.          B. Trùng biến hình.              C. Con ốc sên.            D. Con cua.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?

(1) Cấu trúc tế bào

(2) Cấu tạo cơ thể

(3) Đặc điểm sinh sản

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (3), (5)                    B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4)                     C. (1), (3), (4), (5)

Câu 14: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh         B. Nguyên sinh               C. Nấm                 D. Thực vật

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 16: Môi trường sống nào dưới đây có độ đa dạng loài thấp?

A. Hoang mạc                           B. Nước mặn

C. Rừng rậm                             D. Nước ngọt

Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ           B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào            D. Vì chúng có roi

Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật

A. (1), (2), (3)                 B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)                 D. (1), (3), (4)

Câu 19: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào               B. Tế bào chất

C. Thành tế bào              D. Nhân/vùng nhân

Câu 20: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 21: Những vật nào sau đây có tính đàn hồi?

A. cây đàn, cây tre, cây cao su

B. cây tre, lưỡi cưa, cây cao su

C. lưỡi cưa, dây cung, dây cao su

D. cây cao su, dây cao su, dây chun

Câu 22: Lực ma sát có tác dụng

A. cản trở chuyển động

B. thúc đẩy chuyển động

C. cả A và B

D. ý kiến khác

Câu 23: Lực đàn hồi xuất hiện tỉ lệ với độ biến dạng khi 

A. một vật bị biến dạng dẻo.                             

B. một vật biến dạng đàn hồi.

C. một vật bị biến dạng.                                   

D. ta ấn ngón tay vào một viên đất nặn

Câu 24: :Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

A. 12cm

B. 12,5cm

C. 13cm

D. 13,5cm

Câu 25: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.

B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 26: Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1(l> l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

Câu 27: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.

B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 28: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 29: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 

C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng

D. xe đạp đang xuống dốc

Câu 30: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Chiếc thuyền đang chuyển động.

B. Con cá đang bơi.

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.

D. Mẹ em đang rửa rau.

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

 

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất - Kết nối tri thức - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?

A. Cô cạn nước đường thành đường

B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Câu 2: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Mưa rơi

C. Gió thổi

D. Lốc xoáy

Câu 3: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 21%               B. 79%               C. 78%               D. 15%

Câu 4: Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Hô hấp            B. Quang hợp            C. Hòa tan            D. Nóng chảy

Câu 5: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:

A. Phần vỏ nhựa của dây.        B. Phần đầu của đoạn dây.

C. Phần cuối của đoạn dây.      D. Phần lõi của dây.

Câu 6: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

A. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.

B. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

C. Tránh làm ô nhiễm môi trường.

D. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

Câu 7: Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được?

A. Thủy điện.                   B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng gió           D. Than đá

Câu 8Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Thịt.                            B. Gạo.

C. Rau xanh.                  D. Gạo và rau xanh.

Câu 9Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là

A. huyền phù.        B. dung dịch.        C. nhũ tương.        D. chất tan.

Câu 10:Ở các vùng làm muối, để tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Chưng cất

C. Bay hơi

D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.

Câu 11: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào                       B. Mô

C. Cơ quan                     D. Hệ cơ quan

Câu 12: Vật nào dưới đây là vật sống?

A. Con chó           B. Con dao           C. Cây chổi           D. Cây bút

Câu 13: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

A. Hoa hồng.                            B. Hoa mai.

C. Hoa hướng dương.             D. Tảo lục.

Câu 14: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật

B. Khiến cho sinh vật già đi

C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Câu 15: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

A. Carotenoid                 B. Xanthopyll                 

C. Phycobilin                  D. Diệp lục

Câu 16: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

A. Màng tế bào.              B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.               D. Vùng nhân.

Câu 17: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 18: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh lao

B. Bệnh tiêu chảy

C. Bệnh vàng da 

D. Bệnh thủy đậu

Câu 19: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

A. (1), (2), (3), (4), (5)              B. (1), (2), (5)

C. (2), (3), (4), (5)                     D. (1), (2), (3), (4)

Câu 20: Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?

A. Tế bào hồng cầu                  B. Tế bào da

C. Tế bào gan                           D. Tế bào biểu mô ruột

Câu 21: Trọng lượng của vật có kí hiệu là

A. P

B. p

C. P

D. Cả A, B, C đều được

Câu 22: Khi có lực tác dụng thì lò xo biến dạng và xuất hiện lực nào?

A. trọng lực chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

B. lực đàn hồi chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

C. lực ma sát chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

D. lực hấp dẫn chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

Câu 23: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.

B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.

C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Cả A và B đúng

Câu 24: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

A. Tăng ga

B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô

C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe

D. Cả A và B đều được

Câu 25: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 26: Chọn câu không đúng

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 27: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 28: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

A. Hạt mưa rơi

B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.

C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.

D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.

B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.

D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Tài liệu có 28 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống