[Năm 2022] Bộ 6 Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án

Tải xuống 44 2.9 K 13

Tài liệu Bộ đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 06 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Vật lí lớp 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi  học kì 1 Vật lí lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM  (5 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Điều nào sau đây phát biểu không đúng

A. Hệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng

B. Hệu điện thế giảm thì cường độ dòng điện cũng giảm

C. Hệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng giảm

D. cả A và B

Câu 2. Điện trở có trị số càng nhỏ, chứng tỏ điều gì?

A. điện trở cản trở dòng điện càng nhiều

B. điện trở cản trở dòng điện càng ít

C. cường độ dòng điện trên điện trở càng lớn

D. cả B và C

Câu 3. Hai điện trở R1và R= 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?

A. 5R1

B. 4R1

C. 0,8R1

D. 1,25R1

Câu 4. Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2                                       

B. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

C. R1R2 = S2S1

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Câu 5. Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?

A. Có giá trị 0                                                

B. Có giá trị nhỏ

C. Có giá trị lớn                                             

D. Có giá trị lớn nhất

Câu 6. Bóng đèn ghi 12V- 100W. Tính điện trở của đèn

A. 2Ω                                                                      

B. 7,23Ω

C. 1, 44Ω                                                                 

D. 23Ω

Câu 7. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt:

A. Q tỏa + Q thu = 0

B. Q tỏa.Q thu = 0

C. Q tỏa – Q thu = 0

D. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất:

A. Phần giữa của thanh

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Câu 9: Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau. 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Tên các từ cực của nam châm là:

A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam

B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc

C. 1 và 2 là cực Bắc

D. 1 và 2 là cực Nam

Câu 10: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải

B. Quy tắc bàn tay trái

C. Quy tắc nắm tay phải

D. Quy tắc nắm tay trái

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Một đoạn mạch gồm ba điện trở R= 9 , R2 = 18 và R3 = 24 được mắc vào hiệu điện thế U = 3,6V như sơ đồ dưới. Tính số chỉ của ampe kế A và A?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 2: (1,5 điểm) Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau: 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Em hãy xác định tên các từ cực của ống dây?

Bài 3: (1,5 điểm) Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

 

VGP News :. | Đề xuất mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh | BÁO ĐIỆN TỬ  CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Đáp án đề số 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. 

Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

A – đúng

B – đúng

C – sai

D – đúng

Chọn đáp án C

Câu 2. 

Điện trở có trị số càng nhỏ sẽ cản trở dòng điện yếu (ít) nên cường độ dòng điện trên điện trở sẽ lớn hơn.

Chọn đáp án D

Câu 3. 

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Chọn đáp án C

Câu 4. 

Vì điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây, nên S1R1 = S2R2 

Chọn đáp án A

Câu 5. 

Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất, như vậy cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất.

Khi chỉnh biến trở, điện trở của mạch sẽ giảm dần nên cường độ dòng điện trong mạch sẽ tăng dần

=> tránh được hư hỏng thiết bị trong mạch.

Chọn đáp án D

Câu 6. 

Ta có:

+ U = 12V, P = 100W

+ Áp dụng biểu thức:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án C

Câu 7. 

Phương trình cân bằng nhiệt:

tỏa = Q thu

Chọn đáp án C

Câu 8. 

Trên thanh nam châm hai từ cực hút sắt mạnh nhất

Chọn đáp án C

Câu 9. 

Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm

Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ 2 và đi vào 1

=> 2 là cực Bắc, 1 là cực Nam

Chọn đáp án B

Câu 10. 

Quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.

Chọn đáp án C

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Bài 1: 

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm Rvà R2 mắc song song là

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Điện trở tương đương của đoạn mạch là  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

+ Số chỉ của ampe kế A là [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Số chỉ của ampe kế A1 là [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 2: 

Ta có:

- Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.

- Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.

Từ hình, ta nhận thấy: Đầu của kim nam châm gần ống dây là cực Nam của nam châm.

=> Đầu B của ống dây là cực Bắc và đầu A của ống dây là cực Nam

Bài 3: 

Ta có: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

=> Khi đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây khi đó:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

=> Nhiệt lượng sẽ giảm đi 16 lần

 

----------HẾT---------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 2. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 3. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn                                 

B. Khối lượng của dây dẫn

C. Chiều dài của dây dẫn                               

D. Tiết diện của dây dẫn

Câu 4. Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số:

A. Rất lớn                                                      

B. Rất nhỏ

C. Cỡ vài chục ôm                                         

D. Có thể lên tới 100 ôm

Câu 5. Cầm làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 50Ω bằng dây dẫn Niken có điện trở suất  0,4.10−6Ω.m và có tiết diện 0,5mm2. Chiều dài của dây dẫn có giá trị là:

A. 62,5m                                                       

B. 37,5m

C. 40m                                                           

D. 10m

Câu 6. Công suất điện cho biết:

A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. Năng lượng của dòng điện.

C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

D. Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Hỏi nhiệt lượng tỏa ra trong 30 ngày là bao nhiêu?

Bài 2: (1,5 điểm) Xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau:

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 3: (2 điểm) Ta có bảng sau: 

I

II

A. Động cơ điện hoạt động dựa vào

B. Nam châm điện hoạt động dựa vào

C. Nam châm vĩnh cửu hoạt động dựa vào

D. Động cơ điện là động cơ trong đó

E. Động cơ nhiệt là động cơ trong đó

a. sự nhiễm từ của sắt thép

b. năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển thành cơ năng

c. tác dụng của từ trường lên dòng điện đặt trong từ trường

d. tác dụng từ của dòng điện

e. khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép sau khi bị nhiễm từ

f. điện năng chuyển hóa thành cơ năng

 

Chọn phương án đúng khi ta ghép các nội dung từ cột I với các nội dung cột II.

Bài 4: (2 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ   như hình bên . Hiệu điện thế UAB = 48V. Biết R1 = 16 , R2 = 24 . Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Đáp án đề số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. 

Tăng 4 lần vì hiệu điện thế tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện nên hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua day dẫn đó cũng tăng lên 4 lần.

Chọn đáp án A

Câu 2. 

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Chọn đáp án A

Câu 3. 

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

=> Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn

Chọn đáp án B

Câu 4. 

Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số rất lớn, có thể lên tới vài trăm mêgaom

Chọn đáp án A

Câu 5. 

Ta có:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án A

Câu 6. 

Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

Chọn đáp án C

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Bài 1: 

Ta có:

+ Công suất tiêu thụ của bàn là là: 

P = UI = 110.5 = 550W

+ Điện năng tiêu thụ của bàn là trong 1 ngày là:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

=> Điện năng tiêu thụ của bàn là trong 30 ngày là: 

A = 30A1 = 30.137,5 = 4125Wh

+ Nhiệt lượng tỏa ra của bàn là tỏa ra trong 30 ngày là:

Q = A = 4125Wh = 4125.60.60 = 14850000J = 14850kJ

Bài 2: 

Ta có: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A.

Bài 3: 

Ta có, các nội dung cột I ghép tương ứng với các nội dung cột II là:

A → c

B → d

C → e

D → f

E → b

Bài 4: 

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Số chỉ của ampe kế là   I = I+I2= 2+3=5

Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở R1, R2, R3 mắc song song, cho nên cường độ dòng điện qua điện trở R3 là

 I3= I' - (I1 + I2) = 6-(2+3) = 1A

Giá trị của điện trở R3 là [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

 --------------HẾT---------------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM  (6 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của cường độ dòng điện?

A. A                      

B. mA                    

C. kA                     

D. cả 3 đáp án trên

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điệntrở mắc trong đoạn mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 3: Cho hai điện trở R1 = 24Ω , R= 16Ω  mắc nối tiếp. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch có giá trị:

A. R12  = 40Ω                                                            

B. R12  = 9,6Ω     

C. R12  = 8Ω                                                        

D.  R12  = 48Ω    

Câu 4: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2.

A. 8 lần

B. 10 lần

C. 4 lần

D. 16 lần

Câu 5: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất:

A. Sắt                                                            

B. Nhôm

C. Bạc                                                            

D. Đồng

Câu 6: Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức:

A. P= At                                                       

B. P=At

C. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)                                                     

D. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Câu 7: Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Q = Irt                                                       

B. Q = I2Rt

C. Q = IR2t                                                    

D. Q = IRt2

Câu 8: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không

B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh

C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại

D. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại

Câu 9: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

A. Lực điện                                                   

B. Lực hấp dẫn

C. Lực từ                                                       

D. Lực đàn hồi

Câu 10: Hiện tượng cảm ứng điện từ là:

A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

C. Hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm và hiệu điện thế tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 11: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.

B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.

C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều

A. Nam châm để tạo ra dòng điện

B. Bộ phận đứng yên là roto

C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện

D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100  và cường độ dòng điện qua bếp là I = 4A. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút?

Bài 2: (1 điểm) Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Tính điện trở của bàn là?

Bài 3: (2 điểm) Trong mạch điện có sơ đồ như sau: 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là 12V, điện trở mạch ngoài (R = 12Ω   ). Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 3V?

Học sinh chuyên Toán có thể dễ dàng chinh phục môn Lịch sử | Tin tức mới  nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Đáp án đề số 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: 

Cường độ dòng điện có các đơn vị là: Ampe (A); mili ampe (mA); kilo ampe (kA)

Chọn đáp án D

Câu 2: 

A, B, D - đúng

C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:U = U1 + U2 +...+Un 

Chọn đáp án C

Câu 3: 

Ta có điện trở tương đương R12 của đoạn mạch:

R12 = R1 + R2 =24+16=40Ω

Chọn đáp án A

Câu 4: 

Do dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Chiều dài lớn hơn 8 lần nên điện trở lớn hơn 8 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần nên điện trở giảm đi 2 lần. Vì vậy dây thứ nhất có điện trở lớn gấp 4 lần dây thứ hai.

Chọn đáp án C

Câu 5: 

Ta có: Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Điện trở suất của bạc nhỏ nhất trong các vật liệu trên => Bạc dẫn điện tốt nhất

Chọn đáp án C

Câu 6: 

Mối liên hệ giữa công suất và công: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án D

Câu 7: 

Ta có: Q = I2Rt

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở (Ω)

+ t: thời gian (s)

Chọn đáp án B

Câu 8: 

Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.

Chọn đáp án A

Câu 9: 

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Chọn đáp án C

Câu 10: 

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

Chọn đáp án A

Câu 11: 

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

Chọn đáp án D

Câu 12: 

A - sai vì: Nam châm để tạo ra từ trường

B - sai vì: Bộ phận đứng yên là stato

C - đúng

D - sai vì: Khung dây dẫn là bộ phận quay - roto

Chọn đáp án C

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Bài 1: 

Ta có:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Nhiệt lượng  mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

Q = I²Rt= (4)².100.60 = 96000kJ

Bài 2: 

Ta có: 

+ A = P t => công suất của bàn là là:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

+ Mặt khác:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 3: 

Khi số chỉ vôn kế là 3V thì số chỉ ampe kế sẽ là:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở khi đó:U= U - Uv  =12-3=9V

Điện trở của biến trở khi đó là:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

 

 

----------HẾT---------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 2: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2

B. IAB = I1 + I2

C. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

D. UAB =U1 + U2

Câu 3: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 5 , R= 20 , R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3?

A. 15Ω                                                

B. 5Ω

C. 20Ω                                                 

D. 25Ω

Câu 4: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Câu 5: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8 Ωm, của vonfram là 5,5.10-8 Ωm, của sắt là 12.10-8 Ωm. So sánh nào dưới đây là đúng?

A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm

B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm

C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt

D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram

Câu 6: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng

C. Điện năng mà gia đình sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.

Câu 7: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng                                                    

B. Năng lượng ánh sáng

C. Hóa năng                                                  

D. Nhiệt năng

Câu 8: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo:

A. Chiều của lực điện từ.

B. Chiều của đường sức từ

C. Chiều của dòng điện.

D. Chiều của  đường của đường đi vào các cực của nam châm.

Câu 9: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được

B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh

C. Loa kêu như bình thường

D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm

Câu 10: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện                                           

B. Làm các la bàn

C. Rơle điện từ                                              

D. Bàn ủi điện.

Câu 11: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ: 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.

A. A là từ cực Nam của ống dây

B. B là từ cực Bắc của ống dây

C. A là từ cực Bắc của ống dây

D. Không xác định được

Câu 12: Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Q = Irt                                                       

B. Q = I2Rt

C. Q = IR2t                                                    

D. Q = IRt2

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 250C trong thời gian 20 phút. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Tính hiệu suất của bếp?

Bài 2: (2 điểm)Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 m để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5  và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?

Đáp án đề số 4

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: 

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Chọn đáp án D

Câu 2: 

A, B, D - đúng

C - sai vì:[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) do[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

mà I=I1=I2 => [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án C

Câu 3: 

+ Điện trở tương đương R123 của đoạn mạch là [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

+ Mà R123 = R1 + R2 + RCho nên   R3=R123-(R1 + R2 ) = 50-(5+20)= 25Ω

Chọn đáp án D

Câu 4: 

Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án C

Câu 5:

Ta có điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất

Mặt khác, điện trở đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện

=> Vật liệu nào có điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém và ngược lại .

Ta thấy, điện trở suất của nhôm là nhỏ nhất và của sắt là lớn nhất => nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt

Chọn đáp án C

Câu 6: 

Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h).

Chọn đáp án C

Câu 7: 

Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

Chọn đáp án D

Câu 8: 

Ta có: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

=>Chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo chiều dòng điện

Chọn đáp án C

Câu 9: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa không kêu vì lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được nên không phát ra được âm thanh.

Chọn đáp án A

Câu 10: Nam châm điện được sử dụng trong rơle điện từ

Chọn đáp án C

Câu 11: Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Từ quy tắc nắm bàn tay phải, ta suy ra:

+ A là từ cực Bắc của ống dây

+ B là từ cực Nam của ống dây

Chọn đáp án C

Câu 12: Ta có: Q = I2Rt

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở (Ω)

+ t: thời gian (s)

Chọn đáp án B

PHẦN II. TỰ LUẬN

Bài 1: 

+ Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là:

Q= mcΔ t = 1,5.4200(100-25) = 472500J

+ Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 20 phút:

Q= I²Rt= UIt = 220.0.20.60 = 528000J

Hiệu suất của bếp là:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 2: 

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Ta suy ra đường kính tiết diện của dây nung là:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

----------HẾT---------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 2: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ

B. 1MΩ= 1000kΩ= 1.000.000Ω

C. 1Ω= 0,1kΩ = 0,0001MΩ                       

D.  10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ

Câu 3: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?

A.[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)                                           

B.[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

C. Rtd = R1 + R2                                              

D.Rtd = | R1 + R2 |  

Câu 4: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 4l2 và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?

A. R1 = 8R2                                                   

B.[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

C. R1 = 2R2                                                    

D.[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Câu 5: Biến trở là: 

A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.

B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.

C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 6: Điện năng là:

A. Năng lượng điện trở                                  

B. Năng lượng điện thế

C. Năng lượng dòng điện                               

D. Năng lượng hiệu điện thế

Câu 7: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm

A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau

B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên cũng hút nhau

C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau

D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể

Câu 9: Ta nhận biết từ trường bằng:

A. Điện tích thử                                             

B. Nam châm thử

C. Dòng điện thử                                           

D. Bút thử điện

Câu 10: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm

B. Có độ mau thưa tùy ý

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ: 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Em hãy gọi tên các cực của nam châm.

Bài 2: (2 điểm) Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở 8  được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài 1/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

Bài 3: (2 điểm) Trong hình dưới đây, em hãy nêu các cách để thanh nam châm chuyển động tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn đây?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Nữ sinh mê game từ nhỏ, cùng lúc nhận học bổng 10 trường danh giá Mỹ

Đáp án đề số 5

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: 

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

Chọn đáp án D

Câu 2: 

Ta có: 1MΩ = 103kΩ = 106Ω  ta suy ra:

A - sai

B - đúng

C - sai

D - sai

Chọn đáp án B

Câu 3: 

Ta có:

Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án A

Câu 4: 

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

 

Chọn đáp án C

Câu 5: 

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Chọn đáp án C

Câu 6: 

Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng

Chọn đáp án C

Câu 7: 

Ta có nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở R

=> Khi tăng gấp đôi điện trở của dây dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn cũng tăng gấp đôi

Chọn đáp án A

Câu 8: 

Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau

Chọn đáp án C

Câu 9: 

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam) thì nơi đó có từ trường

Chọn đáp án B

Câu 10: 

Ta có:Các đường sức từ có chiều nhất định.

- Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

Chọn đáp án D

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Bài 1: 

Ta có: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 2: 

Khi gập dây lại thì chiều dài dây giảm nhưng tiết diện S của dây tăng lên.

Theo đề bài ta có:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Ta có:

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Bài 3: 

- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

+ Cách 1: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây

+ Cách 2: Cho nam châm quay quanh trục AB

+ Cách 3: Cho nam châm quay quanh trục CD

⇒ số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên) ⇒ tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.

----------HẾT---------

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án (6 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Khi đặt vào dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. nếu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1A                    

B. 0,5A                  

C. 2A                     

D. 1,5A

Câu 2: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm  (Ω)                                                    

B. Oát  (W)

C. Ampe (A)                                                  

D. Vôn (V)

Câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở 

R= 15 , R2 = 10Ω . Ampe kế A1 chỉ 0,5A 

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Số chỉ của vôn kế là:

A. 7,5V                                                         

B. 5V

C. 12,5V                                                        

D. 3V

Câu 4: Lập luận nào sau đây là đúng?

Điện trở của dây dẫn

A. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

C. giảm đi bốn lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.

D. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.

Câu 5: Đoạn dây dẫn nối từ cột điện vào một gia đình có chiều dài tổng cộng là 50m và có điện trở tổng cộng là 0,5Ω . Hỏi mỗi đoạn dài 1m của dây này có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,01Ω               

B. 0,1Ω               

C. 1Ω                     

D. 0,001Ω 

Câu 6: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:

A. P  = UI                                            

B. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

C. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

D. [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Thời gian đun sôi 1,5l nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Điện trở của dây nung này có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J 

Bài 2: (1,5 điểm) Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?

Bài 3: (2 điểm) Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là bao nhiêu?

Bài 4: (2 điểm) Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A  còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở  R2?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Đáp án đề số 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. 

Ta có:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án D

Câu 2. 

Ta có:      

- Ôm  (Ω ): đơn vị đo của điện trở

- Oát  (W): đơn vị đo của công suất

- Ampe (A) : đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn (V): đơn vị đo của hiệu điện thế 

Chọn đáp án A

Câu 3. 

- Vì hai điện trở R1 và R2 mắc song song nên U = U= U2

- Vậy số chỉ của vôn kế là 

U = U1 = I1R1 = 0,5.15 = 7,5V

Chọn đáp án A

Câu 4. 

Điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa

Chọn đáp án D

Câu 5. 

Mỗi đoạn dài 1m của dây này có điện trở là

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Chọn đáp án A

Câu 6. 

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = UI

Chọn đáp án A

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Bài 1: 

Ta có:

+ Đun 1l nước thì cần nhiệt lượng là 420000J

=> Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5l nước là: Q = 1,5.420000 = 630000J

+ Mặt khác, ta có: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

=> Điện trở của dây nung: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

Bài 2: 

Câu nói của học sinh là sai vì: vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên

Bài 3: 

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có:  [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

+ Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn 

I′ = 0,8A, ta suy ra điện trở khi đó: [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề) 

=> Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω

Bài 4: 

- Khi khóa K đóng thì dòng điện không đi qua điện trở R2, nên số chỉ của ampe kế là số chỉ cường độ dòng điện chạy trong mạch

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là : 

 U = IR1= 4,25 = 100V

- Khi khóa K mở , hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp , nên điện trở của đoạn mạch là: 

 [Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 có đáp án ( 6 đề)

Điện trở  

R= R12 - R1 = 40-25=15 Ω 

Tài liệu có 44 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống