[Năm 2023] Bộ 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án

Tải xuống 38 9.2 K 15

Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.  

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1

Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Câu  3: Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

Câu 4: HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. 

II. Làm văn 

Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

* Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.         

- Nêu khái niệm của lòng vị tha. 

- Biểu hiện của lòng vị tha.

- Ý nghĩa của lòng vị tha.

- Rút ra bài học cho bản thân.    

Câu 2. 

- Giới thiệu nhân vật kể chuyện

- Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

- Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

- Liên  hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I: (7 điểm)

Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:

“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”

1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? 

3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?

4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?

5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.

PHẦN II: (3 điểm)

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý

1.  Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.

2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (7 điểm).

Câu 1 

- Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”  

“Không có mui xe,  thùng  xe có   xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

- Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.     

Câu 2

* Giải thích ý nghĩa nhan đề: 

- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. 

- Hai chữ “Bài thơ” gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...

- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...    

Câu 3

* Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:

- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ “Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.” 

- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Liệt kê: Kính, đèn, mui xe, thùng xe

- Đối lập, tương phản: “không” và “có”.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”.  

Câu 4

- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí

- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu 

Câu 5

* HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch:

- Mở đoạn: Đạt yêu cầu về hình thức là trình bày trong một đoạn văn (tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ xuống dòng) và nội dung là nêu được ý chính của cả đoạn (phẩm chất cao đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn là tinh thần dũng cảm và tình yêu nước nồng nàn).  

- Thân đoạn:  Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (điệp từ, hoán dụ, tương phản, lời thơ giản dị…) có dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp thấm thía trách nhiệm, niềm tin và lý tưởng của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể như sau:

 + Càng đi sâu vào chiến trường, người chiến sĩ lái xe càng gặp nhiều gian khổ ác liệt; bom rơi, đạn nổ càng dữ dội. Điệp từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần: “Không có kính … có xước”  làm cho những chiếc xe càng thêm biến dạng nhưng vẫn băng băng ra trận:“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Chữ “có” trong “có xước” không làm cho những chiếc xe vơi đi sự tàn phá mà lại làm cho chúng tiếp tục bị tàn phá, bị biến dạng thêm. 

+ Hình ảnh hoán dụ “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh ấy đã nâng cao tình cảm, tầm vóc của những người chiến sĩ đầy khí phách, lý tưởng và niềm tin góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của bài thơ.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng có xước và quan trọng là “có một trái tim”. Cùng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa phương tiện vật chất với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở những chữ “không” và “có” đã tạo thành phép chơi chữ tài hoa cho thấy sức mạnh quyết định của chiến tranh không phải là vũ khí, là phương tiện vật chất mà là con người với nhiệt huyết và lý tưởng cao đẹp. 

(Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm) 

PHẦN II (3 điểm).

Câu 1

* HS nêu chính xác tình huống truyện:

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa nhà họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.     

Câu 2

* HS phải đảm bảo những yêu cầu:

- Hình thức: Viết được một đoạn văn tổng - phân - hợp có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu…

- Nội dung: 

+ Từ nhân vật anh thanh niên, trình bày suy nghĩ về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay: đại đa số sống có mục đích, lý tưởng, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đua đòi, ăn chơi, sa ngã, sống không có mục đích, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

+ Liên hệ bản thân.

(Khuyến khích HS có những quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục, không có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc)   

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I (5.5 điểm):

Cho đoạn văn sau:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.

3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống. 

Phần II (4.5 điểm):

Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Trích "Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

2. Cho câu chủ đề: 

“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.

a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên.

b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).

---------------Hết---------------

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) (ảnh 2)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I (5.5 điểm)

Câu 1

- Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long

- Xuất xứ: Trích từ truyện ngắn cùng tên; truyện ngắn được viết sau chuyến đi Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả         

Câu 2

- Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn: Đối thoại và độc thoại (học sinh nếu không giải thích rõ cũng cho điểm tối đa)

 - Tác dụng: cho thấy những suy nghĩ, trăn trở của anh thanh niên với công việc, ý thức trách nhiệm của anh với con người, với cuộc đời,…; khiến ta thêm yêu quý, khâm phục anh.         

Câu 3

* Hình thức: 

Có cấu trúc đúng yêu cầu cần đạt của một bài văn

* Nội dung: 

- Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa đã tìm được gì cho mình? Ý nghĩa của nó?

- Suy nghĩ của cá nhân về giá trị của cuộc sống

- Liên hệ với cuộc sống hiện tại và bản thân

(Học sinh có thể có những cách lập luận khác nhau nhưng phải thể hiện được những giá trị truyền thống, nhân văn trong suy nghĩ)

Phần II (4.5 điểm)

Câu 1

- Các từ ngữ thuộc:

+ Trường từ vựng thiên nhiên: trăng, biển, sao, trời, rạng đông, nắng.(Chỉ ra được 2 từ đúng cho 0,5, Nhưng sai 1 từ trừ 0,25đ)

+ Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: hát, gọi, kéo, xếp, đón (HS có thể kể cả các từ: gõ, cho, nuôi)

- Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ và vẻ đẹp của con người lao động; khắc họa tư thế làm chủ biển khơi của người ngư dân, người lao đông mới         

Câu 2

a. Đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên.

b. Viết đoạn văn cần đạt các yêu cầu sau:

* Hình thức: đúng đoạn văn tổng phân hợp, độ dài khoảng 12 câu, có câu dùng lời dẫn trực tiếp, có câu bị động (mỗi yêu cầu 0,25 điểm)

* Nội dung: HS biết phân tích các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; việc sử dụng nhiều động từ, tính từ, các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên, chỉ hoạt động của con người,… đã cho thấy tinh thần phấn khởi, lạc quan; khí thế lao động mạnh mẽ đầy tính tập thể của những con người lao động mới đang chinh phục và làm chủ biển khơi… 

(Nếu nội dung đoạn văn không nếu bật nội dung: bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới. Mọi phân tích đều không có giá trị. Cho điểm Không phần nội dung.

          (GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp) ……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy,  Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.  

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1

Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.   

Câu 2:

 Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Lưu ý : 

- HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;

- HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.          

Câu 3

Nội dung chính của khổ thơ:  Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.  

Câu 4 

HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.          

PHẦN II. LÀM VĂN 

Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.          

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu 

b. Xác định đúng vấn đề: lòng vị tha

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

- Nêu khái niệm của lòng vị tha. 

- Biểu hiện của lòng vị tha.

- Ý nghĩa của lòng vị tha.

- Rút ra bài học cho bản thân.    

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.    

Câu 2:

Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.     

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. 

b. Xác định đúng nội dung kể    

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể

- Giới thiệu nhân vật kể chuyện

- Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

- Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

- Liên  hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước          

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc  

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.    

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi.

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Ánh trăng.

C. Lặng lẽ Sa Pa.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2.  Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Đoàn thuyền đánh cá.

C. Mùa xuân nho nhỏ.

D. Bếp lửa.

Câu 3.  Thành ngữ đánh trống lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm về chất.

D. Phương châm quan hệ.

Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?

A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.

B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.

D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau: 

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo.

Câu 6 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

……………………………Hết…………………………………

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) (ảnh 3)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 5 

a.

- Hai câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá”

- Tác giả Huy Cận. 

b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: So sánh.

- Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của ngư dân đối với biển cả quê hương.

- Nội dung.

* Giải thích khái quát nội dung ý thơ:

+ Biển rất giàu đẹp: cho con người nguồn hải sản vô cùng phong phú.

+ Biển cả đối với ngư dân có ý nghĩa bao la như lòng mẹ, chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ bằng một tình cảm trìu mến, thân thương.

* Bàn luận:

+ Khẳng định được vai trò quan trọng của biển.

+ Bàn về tình yêu biển, thái độ trách nhiệm.

* Bài học nhận thức: Ra sức học tập, lao động, tham gia vào những hoạt động hướng về biển đảo. 

Câu 6

* Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:      

a. Mở bài

 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương: đẹp người, đẹp nết ).      

b.Thân bài

1) Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương:

* Đẹp người: tư dung tốt đẹp -> Vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu.

* Đẹp nết:

-  Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:

+  Khi mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật.(d/c)

+  Khi mẹ chồng chết lo tang ma chu tất.(d/c)        

- Vũ Nương là người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng, vun vén hạnh phúc gia đình:

+  Khi mới về nhà chồng. ( d/c)

+  Khi tiễn chồng ra trận. ( d/c)

+  Khi chồng đi xa. ( d/c )

+ Khi chồng trở về. ( mong được hưởng hạnh phúc nhưng bị chồng nghi oan nàng vẫn nhu mì, thùy mị.) (d/c)   

- Vũ Nương là một người mẹ yêu con, đảm đang, tháo vát.

+  Đảm đang: sinh nở một mình, một mình nuôi con thơ, chăm mẹ già đau ốm, thay chồng vun vén quán xuyến việc gia đình, lo tang ma cho mẹ chu tất. (d/c).         

- Vũ Nương là một người tình nghĩa, nhân hậu, vị tha.

+ Dù ở thủy cung vẫn luôn quan tâm đến người thân. (d/c).

+ Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh. (d/c).   

2) Đánh giá về nghệ thuật.

- Truyện có kết cấu hai phần để làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, tạo nên cái kết có hậu, làm nên tính truyền kì cho tác phẩm, là bài học đắt giá cho Trương Sinh.

- Truyện có kịch tính, thắt nút mở nút gây bất ngờ.

- Truyện có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.       

c. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương.

- Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay.       

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

 Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ,)

(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)

Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”(1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu).

-------------------------HẾT--------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6  

Phần I: Đọc – hiểu 

Câu 1: Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên là

- Chàng, thiếp.

Câu 2: Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái: Cổ xưa.

Câu 3: Nội dung khái quát đoạn trích là:

- Lời dặn dò chồng một cách đằm thắm đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương.

Câu 4: Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”:

- Thể hiện sự cảm thông của Vũ Nương với những vất vả gian lao mà Trương Sinh phải gánh chịu ở chiến trường.

- Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Phần II: Làm văn 

Câu 1. HS viết được đoạn văn theo yêu cầu, song cần đảm bảo nội dung: trình bày được suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN: hiền lành, hết lòng chăm lo cho gia đình; đảm đang tích cực trong công việc; giỏi việc nước, đảm việc nhà…

Câu 2 

- Về hình thức:Yêu cầu HS xác định được thể loại bài viết: tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả; trình bày đảm bảo bố cục văn bản, lời văn diễn đạt rõ ràng…

- Về nội dung:HS cần đảm bảo các ý sau.

+ MB: Lời giới thiệu của Trương Sinh (Về quê quán, gia cảnh, về người vợ của mình)

+ TB:

*Trước khi đi lính: 

• Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.

• Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

• Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

* Khi trở về:

• Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

• Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm vợ.

• Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan uất.

• Sau đó biết là minh đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi

+ KB:

• Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát.

• Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).

Câu 1: ( 2 điểm).

a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 

b. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Câu 2: (2 điểm).

a.   Thế nào là thuật ngữ? 

b.   Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao? 

Ở đây gần bạn, gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

II - LÀM VĂN: ( 6 điểm).

Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân. 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

I- VĂN_TIẾNG VIỆT             

Câu 1 

a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”  

“…Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

 b. Hai câu thơ kết khẳng định phẩm chất anh hùng, bất khuất của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Dù những chiếc xe “ không có…” thiếu đi nhiều thứ nhưng đẹp nhất trong xe “ có một trái tim” – một tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Trái tim của tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng đất nước.     

Câu 2

a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

b. Từ in đậm không phải là thuật ngữ. Vì có tính biểu cảm, thể hiện nội dung: nếu cần cù, cố gắng, quyết tâm thì sẽ thành công.    1,0

II-LÀM VĂN       

a/Mở bài: 

Giới thiệu câu chuyện và lý do là câu chuyện đáng nhớ.                                                                      

b/Thân bài: 

* Kể theo trình tự không gian, thời gian.

 - Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc.                                                       

 - Diễn biến câu chuyện, các sự việc trong câu chuyện ( suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại,..)

 - Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, ấn tượng …  ( những suy nghĩ, tâm trạng, đối thoại, nội tâm..   )

- Kết thúc câu chuyện, sự việc: bài học, ý nghĩa câu chuyện được kể.

c/ Kết bài: 

Suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi kể câu chuyện.                                                                   

* Yêu cầu cần đạt:

- Kể chuyện tự nhiên, mạch lạc, bố cục đủ 3 phần.

- Kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự: miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,..

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) 

Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi

Câu 1. Tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là ai?

A. Thanh Hải.                                                         B. Chính Hữu.

C. Huy Cận.                                                           D. Viễn Phương.

Câu 2. “Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?

A. Phương châm về chất.                                      B. Phương châm về lượng.

C. Phương châm quan hệ.                                     D. Phương châm cách thức.

Câu 3. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào thời kì nào?

A.Thời kì kháng chiến chống Pháp.                      B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

C. Thời kì trung đại.                                               D. Thời kì sau năm 1975.

Câu 4. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói     to: 

- Hà, nắng gớm, về nào…”.(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1).

Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc hình thức ngôn ngữ nào? 

A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả 

 II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn:

“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ…”.

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? 

b) Câu văn“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là câu đơn hay câu ghép? 

c) Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người.

Câu 6(5.0 điểm).

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du).

-------------------HẾT-----------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm). 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

B

A

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm).

Câu 5

a) Tên văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.       

b) Câu văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.” => là câu đơn.       

c) Viết đoạn văn

* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau đáp ứng được những nội dung cơ bản sau:

- Tình yêu thương là sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất, là món quà tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng.

* Bàn luận: 

- Biểu hiện của tình yêu thương: cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến, trân trọng những người có phẩm chất đạo đức, tình cảm cao đẹp… (d/c)         

- Được sống trong tình yêu thương, sống để yêu thương mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới. 

- Cuộc sống sẽ trở nên khô cằn, u tối nếu thiếu tình yêu thương, nếu xung quanh ta là những người vị kỉ.

* Liên hệ: Mỗi chúng ta phải luôn thắp lên ngọn lửa yêu thương, kết nối trái tim của triệu triệu con người.        

Câu 6

* Yêu cầu về kĩ năng: học sinh nắm được kĩ năng làm bài văn cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm truyện thơ nôm. Bài viết có bố cục rõ ràng, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

 * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các ý cơ bản sau:  

A. Mở bài

- Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều; giới thiệu vị trí đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

- Nêu cảm nhận khái quát về vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích.   

B. Thân bài 

1. Khái quát về giá trị đoạn trích:

- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 0,5

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều:

a) Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du khái quát vẻ đẹp của hai Kiều và  khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân:

- Khái quát vẻ đẹp hai Kiều: vẻ đẹp trang trọng quí phái, mười phân vẹn mười.

- Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy.         

b)Vẻ đẹp của Thúy Kiều:

* Vẻ đẹp hình thức:

- Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

->Bút pháp ước lệ tượng trưng “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Vẻ đẹp đó còn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ , sự mặn mà của tình cảm, như tiềm ẩn phẩm chất cao quí- tài và tình rất đặc biệt của nàng.       

* Vẻ đẹp tài năng:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

- Kiều là người con gái đa tài, trời phú cho nàng tư chất thông minh nên tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa.

- Đặc biệt là tài đàn của nàng vượt trội hơn hẳn: tài biểu diễn, sáng tác.          

* Vẻ đẹp tâm hồn:

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

- Kiều đã soạn riêng một khúc đàn bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Đó là tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm, tiếng đàn thuộc về thân phận bạc bẽo mong manh.

=> Chân dung của Kiều mang tính cách số phận. Sắc đẹp và tài năng của Kiều khiến tạo hóa ghen ghét đố kị “hoa ghen, liễu hờn”. Dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ, một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng. 0,75

3. Đánh giá: 

- Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng cùng với tâm hồn mẫn cảm, sự tài hoa trong việc chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc họa thật sinh động vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp của Kiều chính là biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du. 0,5

C. Kết bài: 

- Khẳng định lại giá trị đoạn trích.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.    

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I/ VĂN – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):

Câu 1: (2 điểm)

Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Nêu chủ đề của truyện.

Câu 2: (2 điểm)

Kể tên các cách phát triển từ vựng. Giải thích nghĩa của từ “sốt” trong hai câu sau:

a- Anh ấy bị sốt cao.

b- Cuối năm, các siêu thị đang trong cơn sốt hàng điện tử.

II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Hãy kể lại một việc tốt em đã làm, khiến bố mẹ ( hoặc thầy cô) vui lòng.

----- HẾT -----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

I/ VĂN –TIẾNG VIỆT 

Câu 1

- Tóm tắt truyện ngắn “Làng” - Kim Lân       

Yêu cầu : Tóm tắt ngắn gọn; đảm bảo được nội dung cốt truyện ( Mở đầu, diễn biến,  kết thúc ). Đảm bảo nội dung cơ bản sau :

+ Trong kháng chiến ông Hai là người làng chợ Dầu, có lòng yêu làng quê thắm thiết, buộc phải rời làng, đi tản cư.

+ Ở nơi tản cư, ông nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc ông rất khổ tâm và xấu hổ.

+ Khi tin làng ông theo Tây là tin thất thiệt, được cải chính thì ông lại vui vẻ, phấn chấn như xưa – khoe lòng yêu nước, yêu làng của mình.

Chủ đề: Truyện thể hiện tình yêu nước chân thật, trong sáng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

 

Câu 2

- Có hai cách phát triển từ vựng:

+ Phát triển về nghĩa: theo phương thức ẩn dụ và hoàn dụ

+ Phát triển về số lượng: tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

- Giải nghĩa từ “ sốt ”:

+ Trong câu a: “ sốt ” là sự tăng nhiệt độ của cơ thể người lên quá mức bình thường do bị bệnh.

+ Trong câu b: “ sốt ” là sự tăng đột ngột về nhu cầu mua hàng hóa, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.

II/ LÀM VĂN 

- Mở bài:

Giới thiệu câu chuyện ( việc tốt) em đã làm khiến bố mẹ ( thầy cô) vui lòng.

- Thân bài:

 Kể việc tốt theo trình tự: 

+ Tình huống diễn ra sự việc.

+ Sự việc diễn ra như thế nào.

+ Tâm trạng của em khi thấy bố mẹ (thầy cô) vui lòng.

+ Thái độ, tâm trạng của bố mẹ (thầy cô) đối với việc tốt đã làm.

+ Nghĩ về đức hy sinh của cha mẹ ( thầy cô) đã dạy dỗ.

+ Kết thúc sự việc ( câu chuyện).

- Kết bài:

Ý nghĩa câu chuyện, suy nghĩ của bản thân, lời khuyên với mọi người.

*Yêu cầu cần đạt :

- Cách kể tự nhiên, chuyện kể mạch lạc , có bố cục đủ 3 phần. 

- Có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả và  miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

----- HẾT -----

……………………………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài.

Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?

A. Một.                          B. Hai.                      C. Ba.                       D. Bốn.

Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển? 

A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.         B. Làn thu thủy nét xuân sơn.            

C. Ngày xuân con én đưa thoi.                    D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

A. Tiếng Pháp.                                            B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Hán.                                               D. Tiếng Nga.

Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là….:

A.nói móc.                B. nói leo.                C. nói mát.                 D. nói hớt.

Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có  nghĩa là “gió”?

 A. Phong lưu.                                            C. Cuồng phong.   

 B. Phong kiến.                                           D. Tiên phong.                              

Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?

 A. Chưa ăn đã hết.                                      B. Đứt từng khúc ruột.          

C. Một tấc đến trời.                                    D. Sợ vã mồ hôi.            

Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn.                                          B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán.                                          D. Câu trần thuật.

Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

A. Phương châm về chất.                             B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm lịch sự.                              D. Phương châm quan hệ.

II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 

Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?

Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

III. Tập làm văn (5,5 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau: 

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn  Du)

Câu 2: (3,5 điểm)

Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy(cô) giáo cũ mà em nhớ mãi. 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10

I.Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)

          Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

C

B

C

D

B

A

II. Đọc – hiểu văn bản 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.        

Câu 3

-  Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông. 

- Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác.       

Câu 4

- HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:

+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.     

III. Tập làm văn

1. Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ.

Yêu cầu:

- Đảm bảo thể thức một đoạn văn.

- Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả.

- Nội dung cảm nhận cần nêu bật được các ý cơ bản sau:

+ Bằng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, Nguyễn

Du đã khắc họa nên một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng thật tươi đẹp.

+ Hai dòng thơ câu gợi tả mùa xuân theo cách riêng của tác giả vừa nói về sự trôi chảy của thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba – tháng cuối của mùa xuân. Giữa bầu trời xuân mênh mông bao la, những cánh én bay đi bay lại như thoi đưa. Các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa (con én đưa thoi), hoán dụ (thiều quang ), phụ từ đã không chỉ gợi lên sự trôi chảy quá nhanh của thời gian mà còn gợi lên cả sự sống động, trong sáng, ấm áp, tinh khôi…của đất trời xuân đồng thời gợi cảm giác bâng khuâng, nuối tiếc của lòng người…

+ Hai dòng thơ tiếp là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non xanh mơn mởn trải rộng tới chân trời tạo gam màu nền cho bức tranh xuân (Cỏ non xanh tận chân trời). Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng (Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu, sự phối sắc tài tình. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo ý thơ cổ Trung Hoa: Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa vào trong thơ mình. Chữ điểm làm cho cảnh vật thêm sinh động có hồn chứ không hề tĩnh tại.

+ Chỉ với vài nét vẽ nghệ thuật cùng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Ông xứng đáng được tôn vinh là cây bút miêu tả bậc thầy…          

2.Yêu cầu về kĩ năng

- Bài viết đúng thể loại văn tự sự. Người viết chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự, có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để diễn tả làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn của truyện.

- Bố cục rõ ràng, đủ ba phần: 

Mở bài (đưa dẫn kỷ niệm của mình với thầy hoặc cô giáo được chọn kể), thân bài (kể về diễn biến câu chuyện), kết bài (khép lại câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất)

- Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm .

Về nội dung: 

- Kỉ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác động giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò.

- Truyện tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, được đưa dẫn, được trình bày diễn biến và được kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật thể hiện những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tâm lí phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, tỏa sáng chủ đề tư tưởng của truyện.

Tài liệu có 38 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống