[Năm 2023] Bộ 10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án

Tài liệu Bộ đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 12 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“ (1) Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn.

  (2) Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công việc. Cho tới giờ tôi làm việc tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật. Tôi đã làm được một năm, nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không có động lực phấn đấu.

  (3) Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty, nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay.Tôi rất bế tắc và đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh.

  (4) Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi 28 và lại là nữ giới,… Rất mong nhận được những chia sẻ, ý kiến tư vấn từ bạn đọc VnExpress. Cảm ơn mọi người nhiều!”

(Bùi Như Hà – https://vnexpress.net)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2: Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến bản thân không còn động lực phấn đấu trong công việc?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3).

Câu 4: Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “lo lắng, sợ hãi về tương lai”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.

Câu 2 (5,0 điểm)

Bàn về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại có ý kiến nhấn  mạnh, vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường. Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con giá trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ ghánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đánh đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh giặc,…”

(Trích Đất nước – Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12) 

Hình ảnh cuốn sách mở ra

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 2:

- Lí do: công việc có nhiều biến cố…; công việc hiện tại: nhàm chán, “đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật”, “không hề yêu môi trường” làm việc này, “nhận thấy ở đây không có tương lai, không động lực phấn đấu”.

Câu 3:

- 2 biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ

- Hiệu quả: Nhấn mạnh, làm rõ, cụ thể hơn tâm trạng “lo lắng”, “hoang mang”, “bế tắc” khi nhận thức rõ tình cảnh hiện tại của bản thân: không định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì, không biết mình có nghề gì trong tay; và đang cố gắng thay đổi tình cảnh này.

Câu 4:

- Học sinh có thể tự do trình bày ý kiến của bản thân. Song, cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

- “Tuổi trẻ” là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, đó là tuổi của những khát vọng, đam mê, sáng tạo, lối tư duy mở, có sự ham học hỏi nên nó sẽ là một mốc thời gian để tạo ra cơ hội, nắm bắt cơ hội và hiện thực hóa nó.

- “Cợ hội” là một hoàn cảnh hoặc điều kiện đặc biệt mà ta có được, nếu nắm bắt được cơ hội thì cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

=> “Tuổi trẻ trước những cơ hội mới” – tuổi trẻ cần nhạy bén đề nhìn nhận, chủ động và nắm bắt và hiện thực hóa những cơ hội mới.

- Tuổi trẻ luôn khao khát thành công, khẳng định bản thân, muốn thử thách mình với những điều mới mẻ…vì thế đứng trước những cơ hội mới chính là một lần bạn đang thử thách giới hạn của bản thân. Đó là cách bạn trưởng thành, mạnh mẽ và tự tin hơn, tôi luyện mình trở nên nghị lực hơn – yếu tố không thể thiếu của người thành công.

- Nếu không nhạy bén trước những cơ hội mới, ta sẽ phải hối hận, tiếc nuối đã lãng phí tuổi trẻ và đặc biệt đánh mất những cơ hội để có được sự thành công.

- Khi đứng trước những cơ hội mới, bạn cần phân tích, đánh giá, nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn xem cơ hội đó có phù hợp với năng lực, đáp ứng nguyện vọng của mình hay không,…

Câu 2:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

Đất nước được trích từ phần đầu chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm – bản trường ca được sáng tác tại chiến trường Bình – Trị - Thiên năm 1971

- Giới thiệu về hai ý kiến bàn về hình tượng Nhân dân qua cảm nhận về đoạn trích

2. Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh, dễ nhận thấy, làm nên giá trị nổi bật cho đối tượng. Ý kiến thứ nhất khẳng định sự bình dị, gần gũi, thân thiết là vẻ đẹp nổi bật của hình tượng nhân dân.

- Vẻ đẹp sâu xa là vẻ đẹp ẩn chìm, đòi hỏi phải có tri thức sâu rộng và chiêm nghiệm công phu mới khám phá được; vẻ đẹp sâu xa làm nên giá trị về chiều sâu tư tưởng cho đối tượng. Ý kiến thứ 2 nhấn mạnh: sự lớn lao, cao cả, phi thường là vẻ đẹp sâu xa của hình tượng Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

3. Cảm nhận về hình tượng nhân dân trong đoạn trích:

a. Cảm nhận về hình tượng Nhân dân:

Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân trong đoạn trích là sự bình dị, gần gũi, thân thiết:

+ Nhân dân hiện diện qua những người cụ thể như “anh”, “em”, “những người con gái, con trai bằng tuổi chúng ta”,…Hiện thân cụ thể của Nhân dân còn là tình yêu đôi lứa giữa anh – em, tình cảm gia đình “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, tình làng xóm “Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi”, tình cảm của thế hệ đi trước và thế hệ sau “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”,…

+ Nhân dân hiện lên trong những phương diện đời sống bình dị, đời thường: “khi cần cù làm lụng”, “nuôi cái cùng con”,…Những con người sống hay chết đều “Gỉan dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên”,…

- Vẻ đẹp sâu xa của hình tượng nhân dân trong đoạn trích là sự lớn lao, cao cả, phi thường:

+ Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được năm tháng nào cũng tiếp nối những “người người lớp lớp” luôn vừa cần cù làm lụng vừa đánh giặc cứu nước, bất chấp hi sinh, gian khổ, bất chấp trước bạo lực của kẻ thù “ Có giặc ngoại xâm chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại…”

+ Họ gác lại những tình cảm riêng tư như tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng để đánh giặc cứu nước.

+ Họ là tập thể những người anh hùng, không phân chia già trẻ, trai gái “Khi có giặc người con trai ra trận/Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”

+ Họ là những người anh hùng bình dị, vô danh, họ đã sống và chết một cách giản dị và bình tâm, không ai nhớ mặt đặt tên.

+ Họ tạo nên, giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau, mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của đất nước như: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói,…

=> Những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều phương diện về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước; khẳng định một chân lí mang tính thời đại “Đất nước của Nhân dân”

- Nghệ thuật:

+ Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết

+ Giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận

+ Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, vừa gần gũi, quen thuộc vừa mang tính khái quát.

+ Thể thơ tự do, các biện pháp tu từ được vận dụng một cách linh hoạt.

b. Bình luận

- Mỗi ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh một vẻ đẹp khác của hình tượng nhân dân. Nếu ý kiến thứ nhất khẳng định vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết thì ý kiến thứ hai nhấn mạnh vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường.

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện, thống nhất và mới mẻ về vẻ đẹp hình tượng Nhân dân trong đoạn trích.

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2 )

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?

Câu 4: “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về chủ đề: Theo đuổi ước mơ.

Câu 2: Anh/chị hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến - Quang Dũng)

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

PTBĐ: nghị luận

Câu 2:

Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh (Thể hiện rõ nhất ở câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”. Các câu sau làm rõ nghĩa cho câu trên)

Tác dụng:

Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, giúp diễn đạt sinh động hơn.

Câu 3:

Ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn” muốn nói: Ước mơ là những khát khao, mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. Con người cần biết giữ gìn, bảo vệ, không để những thử thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta hiện thực hóa ước mơ đó.

Câu 4:

Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

Kĩ năng:

Viết 01 đoạn văn khoảng 200 từ đảm bảo kết cấu đoạn.

Kết hợp được các thao tác nghị luận.Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…

Nội dung:

*) Giải thích:

-  Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

-  Theo đuổi ước mơ: Thái độ kiên trì, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực

-  Bàn luận:

*) Vai trò của ước mơ:

-  Ước mơ hướng con người đến những điều tốt đẹp, đến một tương lai tươi sáng, động viên con người nỗ lực không ngừng và ngày càng trưởng thành hơn…

-  Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

-  Con đường theo đuổi ước mơ vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

-  Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

-  Cần phê phán những người không dám theo đuổi ước mơ, không đủ ý chí, nghị lực theo đuổi ước mơ của mình. Những con người đó sẽ có cuộc sống vô nghĩa, mất phương hướng, sống hoài, sống phí.

*) Bài học:

-       Nhận thức: Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

-       Hành động: Mỗi người cần có một ước mơ, hi vọng để theo đuổi, cần phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 2:

1 - Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 2 - Yêu cầu về kiến thức:

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của miền thiên nhiên và con người Tây Bắc thơ mộng, huyền ảo qua con mắt hào hoa, lãng mạn của người chiến sĩ

- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động

3 - Hướng dẫn làm bài:

1. Mở bài:

-       Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận

-       Giới thiệu vị trí đoạn trích:

+ Đoạn đầu nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa chân thực bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng được tạo dựng nhờ bút pháp hiện thực kết với lãng mạn. Cảnh thiên nhiên làm nền để khắc hoạ bức tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến.

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm.

2. Thân bài:

*) Cảm nhận về đoạn thơ:

-       Vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa được hiện lên trong một đêm liên hoan văn nghệ (cảnh tưng bừng, náo nhiệt, sôi nổi của đêm liên hoan văn nghệ, những cô gái lộng lẫy, tình tứ trong những bộ xiêm áo lộng lẫy, trong những điệu múa lạ, trong tiếng khèn, điệu nhạc…)

-       Vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng, hoang sơ của cảnh sông nước miền tây (chiều sương, hồn lau, dòng nước lũ hoa đong đưa…) kết hợp với vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn… của con người Tây Bắc.

-       Vẻ đẹp tâm hồn phong phú, lãng mạn, hào hoa của những chiến binh Tây Tiến.

Đánh giá chung:

*) Nội dung:

-       Đoạn thơ đã mở ra một thế giới khác của miền Tây Bắc với thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, con người vừa tình tứ vừa khỏe khoắn, linh hoạt. Tất cả được cảm nhận qua đôi mắt hào hoa, lãng mạn của những chiến binh Tây Tiến.

-       Quang Dũng không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp của con người và thiên nhiên miền Tây Bắc mà còn gửi vào trong đó nỗi nhớ da diết và tình yêu mãnh liệt của ông đối với cảnh và người nơi đây.

*) Nghệ thuật:

-       Bút pháp lãng mạn tài hoa với những nét vẽ mềm mại, tinh tế, uyển chuyển

-       Ngòi bút tài hoa không tả trực tiếp mà thiên về gợi.

-       Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.

-       Chất nhạc và chất họa hòa quyện đến mức khó tách biệt.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của Quang Dũng trong nền văn học Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3 )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http:// tuoitre.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.

Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bày thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xử sở

Làm nên đất nước muôn đời

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Các trang sách Hình ảnh - hình ảnh & hình ảnh đẹp - PxHere 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

- Điều quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.

Câu 3:

- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận tầm gửi chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:

+ “Tầm gửi” là sống dựa dẫm vào người khác, là những người không có bản lĩnh

+ “Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích.

Câu 4:

Thí sinh có thể rút ra bài học:

+ Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.

+ Tự tin, tự trọng làm nên giá trị của con người.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

- “Ước mơ” là mong muốn đến những điều tốt đẹp ở tương lai.

- “Đẳng cấp” nhân cách chỉ mức độ cao về bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của mỗi người.

=> Ý kiến khẳng định con đường, cách thức thực hiện ước mơ của mỗi người sẽ cho thấy bản lĩnh, đạo đức, lối sống và giá trị đích thực của người đó.

* Phân tích, bàn luận:

- Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có ước mơ mà con người có thể chinh phục tự nhiên, tạo nên những thành tựu về khoa học và công nghệ.

- Ước mơ hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, quản lí xã hội,…

- Thực tế cho thấy có nhiều cách thức để chinh phục, thực hiện những ước mơ như tự thân, tương tác trí tuệ tập thể,…

- Phê phán thói dựa dẫm, ỉ lại, thụ động, không có ước mơ, hoài bão,…

* Bài học

- Sống có ước mơ và dám có ước mơ

- Tự trọng, tự tin khi thực hiện ước mơ của chính mình.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu hai đoạn thơ

* Cảm nhận về hai đoạn thơ:

2. Cảm nhận về hai đoạn thơ:

a. Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” là sự hi sinh anh dũng của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

- Bốn câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không gợi sự đau thương. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành” nhằm lột tả không khí trang nghiêm, cổ kính. Cái chết của người lính Tây Tiến được miêu tả thật linh thiêng.

- Câu thơ “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời thề danh dự. Nó cho thấy lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người thanh niên trẻ. Thật rằng, họ cũng có những tiếc nuối nhưng trên hết là vì lý tưởng:

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

( Tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”

(Thanh Thảo)

- Hai câu thơ sau viết về sự ra đi vĩnh viễn của người lính Tây Tiến. Họ nằm lại dưới vùng đất lạ trong không khí hào hùng mà thiên nhiên dành để tiễn biệt họ. “ “Về đất” vừa là cách nói giảm nói tránh để bớt đau thương vừa là cách nói kỳ vĩ hóa cái chết của anh bộ đội cụ Hồ.

- Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ đã hòa cùng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tráng để tiễn đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng “sông Mã” ở cuối bài thơ được phóng đại và nhân hóa, tô đậm cái chết bi hùng của người lính - sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc.

* Nghệ thuật:

- Bằng bút pháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

b. Đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

- Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình sâu lắng, thiết tha. Tác giả tạo ra cuộc trò chuyện thân mật giữa nhân vật trữ tình “anh” với “em”. Giọng điệu ấy đã làm mềm hóa nặng nề, khô khan của chất chính luận.

- Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá một định luật rất mới “Đất Nước là máu xương của mình”. Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần thiết cho sự sống. Hình ảnh so sánh độc đáo ấy có hàm ý khẳng định: Đất nước là sự sống thiêng liêng đối với mỗi con người:

“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”

Ngoài ra, hình ảnh “máu xương” còn gợi lên trong lòng người đọc lịch sử đất nước với biết bao con người anh hùng đã hi sinh đời mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc:

“Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.”

                                     (Giang Nam)

Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết trân trọng đất nước hôm nay.

- Từ việc xác định vai trò quan trọng của đất nước đối với mỗi con người, nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ. Phép điệp ngữ “phải biết” vừa có ý nghĩa cầu khiến vừa là lời thiết tha, mong chờ như mệnh lệnh từ trái tim. Ba cụm động từ cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi con người: “Gắn bó” là lời kêu gọi đoàn kết, hữu ái giai cấp. Vì, có đoàn kết là có sức mạnh. “San sẻ” là mong muốn mỗi người có ý thức gánh vác trách nhiệm với quê hương. Còn “hóa thân” là biểu hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước, là sự dâng hiến thiêng liêng, đẹp đẽ. Tinh thần này đã từng bắt gặp trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”

Hay:

“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi,

Em thà coi như hơi rượu say.”

                         (Tống Biệt Hành – Thâm Tâm)

Một khi ra đi chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng, người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ quên hết tình riêng một lòng hướng về nhân dân và đất nước.

* Nghệ thuật:

- Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng được diễn đạt bằng hình thức đối thoại, giọng điệu trữ tình kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ. Từ “Đất Nước” được lặp lại hai lần kết hợp cách viết hoa đã tăng thêm sự tôn kính thiêng liêng, thể hiện quan niệm lớn: “Đất Nước của nhân dân”.

c. So sánh:

* Giống nhau:

Tư tưởng của cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng cao đẹp: cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ mình cho đất nước non sông.

* Khác nhau:

- “Tây Tiến” với cảm hứng đất nước được gợi lên từ nỗi nhớ cũa người lính vùng cao về những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Đất Nước” hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ tại mặt trận Trị Thiên bộc lộ cảm hứng đất nước qua cái nhìn tổng quát đưa đến những chiêm nghiệm mới mẻ, sâu sắc về đất nước: Đất nước là tất cả những gì gắn bó máu thịt với mỗi con người.

- “Tây Tiến” được biểu đạt bằng giọng thơ bi tráng và bút pháp lãng mạn. “Đất Nước” được thể hiện bằng giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng.

- “Tây Tiến” được viết theo thể thơ bảy chữ. “Đất Nước” là đoạn trích trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” dược thể hiện bằng thể thơ tự do.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4 )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những dư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng,sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một “chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiệm” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.          

Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…

(Báo mới.com.vn)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên?

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó?

Câu 3: Theo em thông điệp gợi ra từ văn bản trên là gì? Vì sao ?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao? 

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản trong phần đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Văn hóa chỉ trích của người Việt.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

( Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2:

Hành động “chọc phá” của một số người nói trên thể hiện sự kém cỏi về nhận thức, ích kỉ, đố kị, ganh ghét với thành công của người khác và không có tinh thần dân tộc.

Câu 3:

Học sinh có thể đưa ra nhiều thông điệp khác nhau. Xong phải có sự lí giải hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

- Thông điệp gợi ra có thể là: Người Việt nên mua hàng Việt.

- Người Việt hãy tích cực ủng hộ, khuyến khích cho Bphone cũng như hàng Việt nói chung. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước phát triển, để dân giàu nước mạnh, đó là thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay.

Câu 4:

- Ý1: Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình

- Ý2: Lí giải

+ Nếu đồng tình với quan điểm trên thì lí giải: Vì lần đầu tiên người Việt Nam mà đại diện là tập đoàn BKAV sản xuất ra được một sản phẩm công nghệ thông minh, có thể cạnh tranh với các hãng điện thoại lớn hiện nay, cao hơn, nó cho thấy trí tuệ Việt Nam rất đáng tự hào, nếu biết khai thác, Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ.

+ Nếu không đồng tình thì phải có những lí giải hợp lí, thuyết phục.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Giải thích:

- “Chỉ trích”: là những hành động, lời nói gây thiệt hại và tổn thương cho người khác.

* Bàn luận:

- Thực trạng thói quen chỉ trích của người Việt:

+ Một bộ phận người Việt, đặc biệt là những người trẻ hiện nay có biểu hiện thái quá, có cái nhìn phiến diện, lời nói thiếu văn hóa, hành động chọc phá, gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, cho xã hội.

+ Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mực, có cơ sở thuyết phục, thiện chí, góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy xã hội.

* Nguyên nhân:

- Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết và các vấn đề cuộc sống, xã hội.

- Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá sự việc, con người.

* Hậu quả:

- Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống.

- Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.

- Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

- Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai.

* Rút ra bài học

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5 )

I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)

1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm)

4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị  về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN: (7 điểm):

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)

Tạo môi trường và động lực để học sinh thấy việc đọc sách là một niềm vui 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

1.

- Câu chủ đề của đoạn trích: Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

2.

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

3.

- Theo tác giả, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt.

4.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải hướng vào các ý cơ bản sau đây:

Đây là quan điểm đúng đắn. Khi làm việc tốt, chúng ta sẽ trở thành người có ích cho cộng đồng, cho xã hội và nhận được sự yêu mến của mọi người.

- Nhiều người có ý thức làm việc tốt sẽ tạo dựng nên một không khí tích cực, tiến bộ cho cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

II. LÀM VĂN

* Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là một trong những đặc điểm nổi bật của dòng văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975.

* Giải thích:

- Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.

- Tinh thần bi tráng: “bi – đau thương”, “tráng – hùng tráng”. Đó là vẻ đẹp của những con người mặc dù chịu nhiều gian khổ, đua thương, mất mát nhưng vẫn anh hùng bất khuất, hiên ngang xông pha trận mạc.

* Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong đoạn thơ:

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6 )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ

Từ những ngày bạn tốt vẫn cùng ta

Thường đi học và chơi chung một phố.

Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầy

Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,

Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn

Cả trong giờ khó khăn nguy hiểm.

 

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,

Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng

Khẽ chao nhẹ những lần có gió.

Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu

Từ bài hát đầu xuân con sáo hát

Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co

Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.

 

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,

Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,

Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.

Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu

Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi

Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau

Ta giữ kín trong tim, không dám nói.

 

Tổ quốc bắt đầ từ đâu?

( Tổ quốc bắt đầu từ đâu?, M.L.Matusovski)

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Trích dẫn ba câu thơ có sự xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.

Câu 2: Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị những điều gì?

Câu 3: Dựa vào bài thơ trên, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”

Câu 4: Điểm khác biệt và gặp gỡ trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L.Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu/ Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung bài thơ trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”

Câu 2 (5,0 điểm)

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất nung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “ta” – tác giả/nhà thơ

- Trích dẫn chính xác 3 câu thơ có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình

Gợi ý: Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ/ Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta/ Từ bài hát mẹ ta âu yếm,…

Câu 2:

Hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ” gợi về kỉ niệm thời thơ ấu.

- Hình ảnh “con đường ven xóm nhỏ quanh co” gợi về những khung cảnh gần gũi, quen thuộc của làng xóm, quê hương.

- Hình ảnh “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa” gợi về kỉ vật, gắn bó của người bố.

- Hình ảnh “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” gợi về tình yêu thời trẻ.

Câu 3:Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Tổ quốc được bắt đầu từ những gì nhỏ bé, thân thuộc nhất: một bức tranh, một con sáo, một bài hát…

- Tổ quốc được bắt đầy từ những gì gần gũi, quen thuộc nhất: cánh đồng, con đường ven xóm,…

- Tổ quốc được bắt nguồn từ những gì ý nghĩa nhất: lời hát ru, lời thề thời trẻ yêu nhau,…

Câu 4:

- Điểm găp gỡ:

+ Tổ quốc bắt đầu từ những lời mẹ ru, lời mẹ kể

+ Tổ quốc ở trong những gì gần gũi, quen thuộc. và ý nghĩ nhất trong mỗi chúng ta.

- Điểm khác biệt: Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước có trong văn học dân gian, qua những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

- “Trái tim nóng” là trái tim nồng nàn, chan chứa và tha thiết yêu thương, sôi sục nhiệt huyết.

- “Cái đầu lạnh” là cái đầu biết suy nghĩ, sáng suốt và tỉnh táo.

=> Yêu nước không chỉ cần một trái tim ấm nóng mà còn cần phải suy nghĩ tỉnh táo, sáng suốt.

* Lí giải:

- Vì sao lại cần có “trái tim nóng”: Để luôn tự hào về truyền thống quê hương, đất nước, để luôn sẵn sàng đấu tranh, bảo vệ, dựng xây quê hương, đất nước, để không thờ ơ, dửng dưng trước những hành động chống phá đất nước.

- Vì sao cần có “một cái đầu lạnh”: Để cần thể hiện tình yêu đất nước bằng những hành động, cách ứng xử đúng đắn nhất; để không thành “nạn nhân” của những hành động chống phá đất nước.

* Rút ra bài học nhận thức và hành động:

- Có những hành động thiết thực:

+ Quảng bá hình ảnh đất nước

+ Học tập để dựng xây đất nước

+ Không chia sẻ các bài viết, các trang mạng tiêu cực

Câu 2:

* Giới thiệu tác giả, đoạn trích, vị trí đoạn trích

* Cảm nhận về đoạn trích:

- Đoạn thơ khắc họa khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: khí thế hào hùng, mạnh mẽ của khối đoàn kết toàn dân, toàn diện, của sự hòa quyện, gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Từ đó mở ra viễn cảnh tươi sáng của ngày mai.

- Đoạn thơ thể hiện niềm vui chiến thắng của toàn dân, toàn quân. Niềm vui từ Việt Bắc tỏa đi mọi miền, rồi lại từ mọi miền hội tụ về Việt Bắc.

- Đoạn thơ được viết với bút pháp anh hùng ca, mang đậm màu sắc sử thi. Giọng thơ dào dạt, sảng khoái, những hình ảnh vừa bay bổng, vừa hùng tráng.

* Nhận xét về tính sử thi trong thơ Tố Hữu:

- Tính sử thi được Tố Hữu đề cập đến những vấn đề có tính lịch sử và tính chất toàn dân, tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn với cảm hứng lịch sử, dân tộc; con người trong thơ Tố Hữu là con người tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.

- Tính sử thi trong miêu tả đời sống kết hợp với một hồn thơ luôn hướng tới cái ta chung được thể hiện qua giọng điệu hào hùng, dồn dập tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo cho thơ Tố Hữu: tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7 )

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

       “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

PTBĐ: nghị luận

Câu 2:

Nội dung đoạn văn:

- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.

Câu 3:

Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản. (1,0 điểm)

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.

- Tác dụng: + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 4:

Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

Nội dung chính:

- Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

- Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

1 - Yêu cầuvề kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 2 Yêu cầu về kiến thức:

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ

- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động

3 - Hướng dẫn làm bài:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ

2. Thân bài:

- Giải thích:

Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.

Cuốn vở: ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.

Ý cả câu: học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.

- Phân tích – chứng minh

+ Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
+ Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. ( Lê- nin : “ Học, học nữa, học mãi”. – Đắc – uyn: “ bác 

học không có nghĩa là ngừng học.. ”,...)

+ Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.

- Đánh giá – mở rộng

Học tập là cuốn vở không trang cuối: đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.

+ Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...

+ Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống ban thân và những người quanh ta.

3. Kết bài:

- Tổng kết vấn đề

- Rút ta bài học

Câu 2:

1 - Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2 - Yêu cầu về kiến thức:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

3 – Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu

+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồ thơ của Quang Dũng và thơ ca kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công về hình tượng người lính Tây Tiến

2. Thân bài:

- Giải thích

+ “ Dáng dấp tráng sĩ thuở trước”: là nói đến nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại về hình tượng người lính

+ “ Dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp”: muốn nói đến người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp

Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính tây Tiến: Ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại

- Phân tích, chứng minh

+ Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: Người lính hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt đầy hào khí, tinh thần chiến đấu kiêu dũng, xả thân, thái độ ngang tàng ngạo nghễ, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

Hình tương người lính đặt trong không gian bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh đầy gian khổ, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ...

+ Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp

Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc

Đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung tinh nghịch, lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình: dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình yêu đôi lứa

Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử đó là cuộc hành binh Tây Tiến, với một không gian thực miền Tây, với một địa danh xác thực, với cảnh trí đậm săc thái riêng của nơi rừng thiêng nước độc nhưng cũng đầy thơ mộng. Với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ

- Bình luận

+ Cả hai ý kiến đều đúng, tuy nội dung khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: Đó là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn

+ Có được sự hòa hợp về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc

3. Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8 )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản?

3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ tình cảm thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

1.

- Thể thơ tự do.

2.

Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

- Óng tre ngà và mềm mại như tơ

- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

- Như gió nước không thể nào nắm bắt

=> Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

3.

- Văn bản trên  thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

II. LÀM VĂN

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9 )

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

(3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau :

"Quán nhậu mỗi ngày thường diễn ra hai hình ảnh khác biệt : nhiều người nhậu thả ga với hóa đơn vài triệu đồng; nhưng có người cố gắng hát, biểu diễn xiếc, nhảy múa... chỉ với mong muốn bán được mấy cây kẹo giá vài nghìn đồng.

Hằng đêm, trong khi nhiều bạn trẻ miệt mài luyện game, làm "anh hùng bàn phím", thì ở nhiều vùng quê, những học sinh nghèo đang cặm cụi học bài bên ánh đèn dầu hiu hắt.

Tờ mờ sáng. Lúc các quán bar hoạt động rầm rộ nhất, những "cậu ấm, cô chiêu" uốn éo, lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa, bên cạnh là những chai rượu ngoại đắt tiền. Họ đâu biết rằng cùng thời điểm, ở những bãi rác, có biết bao đứa trẻ phải nhặt nhạnh những thứ người khác vứt bỏ, với ước vọng bán được, kiếm tiền để sống qua ngày.

Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cãi vã với người yêu là nhiều bạn trẻ sẵn sàng nhảy lầu, nhảy cầu bỏ đi mạng sống. Có lẽ họ không nghĩ đến tại những bệnh viện, bao thân phận người cầu mong không mắc những căn bệnh hiểm nghèo, họ chỉ ước sao được sống thêm một ngày, dẫu có đói nghèo cũng chấp nhận. Nhưng ước mong đó chẳng thành sự thật...

Cuộc sống luôn có những gam màu khác biệt, có những mảng sáng tối đối nghịch nhau như thế. Nhưng khi còn trẻ, chắc hẳn chúng ta thường chỉ nhìn thấy vế đầu của những câu chuyện tôi kể và vô tư phí phạm thời gian, tiền bạc, sức khỏe và đánh mất rất nhiều điều..."

(Ánh Huệ - Báo Thanh Niên)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Nội dung chính:

- Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối nghịch: có những người sống hoài, sống phí, sống hưởng thụ, không biết yêu thương tôn trọng cuộc sống; lại có những mảnh đời cơ cực, bất hạnh với những ước vọng vươn lên.

Câu 2:

- Học sinh có thể đặt các tiêu đề khác nhau.

Câu 3:

- Học sinh xác định đúng một trong các phương án sau:

+ Thao tác lập luận so sánh

+ Thao tác lập luận tương phản

+ Thao tác lập luận so sánh tương phản

Câu 4:

- Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có thái độ nghiêm túc.

II: LÀM VĂN

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

------------------------------------------------------------------------

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10 )

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

(Theo danviet.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì?

Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.

II. PHẦN LÀM VĂN (3,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày kia…” mẹ thương hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cáu cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó.

(Đất Nước  - Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ: báo chí

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3:    

Hình ảnh “súng” là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù,…

- Hình ảnh “hoa” là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người…

Câu 4:

- Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác.

- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù.

II. PHẦN LÀM VĂN

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

* Vị trí đoạn trích

* Cội nguồn của đất nước

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn

+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước

- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..

- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.

* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa

- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:

+ Câu chuyện cổ tích, ca dao

+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc

- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:

+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc

- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả

- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.

* Nghệ thuật:

- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian

- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng

=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lí giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.

KB: Nêu cảm nhận chung.

Tài liệu có 55 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống