Bộ 10 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2023

Tải xuống 50 4.2 K 2

Tài liệu Bộ đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2021 (10 đề) năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 12 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình. Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http:// tuoitre.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.

Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bày thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng) 

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xử sở

Làm nên đất nước muôn đời

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Tả cây phượng trong sân trường em lớp 4 | Văn học vui

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

- Điều quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.

Câu 3: (1 điểm)

- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận tầm gửi chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:

+ “Tầm gửi” là sống dựa dẫm vào người khác, là những người không có bản lĩnh

+ “Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích.

Câu 4: (1 điểm)

- Thí sinh có thể rút ra bài học:

+ Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.

+ Tự tin, tự trọng làm nên giá trị của con người.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Giải thích:

- “Ước mơ” là mong muốn đến những điều tốt đẹp ở tương lai.

- “Đẳng cấp” nhân cách chỉ mức độ cao về bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của mỗi người.

=> Ý kiến khẳng định con đường, cách thức thực hiện ước mơ của mỗi người sẽ cho thấy bản lĩnh, đạo đức, lối sống và giá trị đích thực của người đó.

* Phân tích, bàn luận:

- Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có ước mơ mà con người có thể chinh phục tự nhiên, tạo nên những thành tựu về khoa học và công nghệ.

- Ước mơ hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, quản lí xã hội,…

- Thực tế cho thấy có nhiều cách thức để chinh phục, thực hiện những ước mơ như tự thân, tương tác trí tuệ tập thể,…

- Phê phán thói dựa dẫm, ỉ lại, thụ động, không có ước mơ, hoài bão,…

* Bài học

- Sống có ước mơ và dám có ước mơ

- Tự trọng, tự tin khi thực hiện ước mơ của chính mình.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu hai đoạn thơ

* Cảm nhận về hai đoạn thơ:

2. Cảm nhận về hai đoạn thơ:

a. Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” là sự hi sinh anh dũng của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

- Bốn câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không gợi sự đau thương. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành” nhằm lột tả không khí trang nghiêm, cổ kính. Cái chết của người lính Tây Tiến được miêu tả thật linh thiêng.

- Câu thơ “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời thề danh dự. Nó cho thấy lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người thanh niên trẻ. Thật rằng, họ cũng có những tiếc nuối nhưng trên hết là vì lý tưởng:

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

( Tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”

(Thanh Thảo)

- Hai câu thơ sau viết về sự ra đi vĩnh viễn của người lính Tây Tiến. Họ nằm lại dưới vùng đất lạ trong không khí hào hùng mà thiên nhiên dành để tiễn biệt họ. “ “Về đất” vừa là cách nói giảm nói tránh để bớt đau thương vừa là cách nói kỳ vĩ hóa cái chết của anh bộ đội cụ Hồ.

- Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ đã hòa cùng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tráng để tiễn đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng “sông Mã” ở cuối bài thơ được phóng đại và nhân hóa, tô đậm cái chết bi hùng của người lính - sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc.

* Nghệ thuật:

- Bằng bút pháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

b. Đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

- Đoạn thơ có giọng điệu tâm tình sâu lắng, thiết tha. Tác giả tạo ra cuộc trò chuyện thân mật giữa nhân vật trữ tình “anh” với “em”. Giọng điệu ấy đã làm mềm hóa nặng nề, khô khan của chất chính luận.

- Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá một định luật rất mới “Đất Nước là máu xương của mình”. Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần thiết cho sự sống. Hình ảnh so sánh độc đáo ấy có hàm ý khẳng định: Đất nước là sự sống thiêng liêng đối với mỗi con người:

“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”

Ngoài ra, hình ảnh “máu xương” còn gợi lên trong lòng người đọc lịch sử đất nước với biết bao con người anh hùng đã hi sinh đời mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc:

“Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.”

                                     (Giang Nam)

Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết trân trọng đất nước hôm nay.

- Từ việc xác định vai trò quan trọng của đất nước đối với mỗi con người, nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ. Phép điệp ngữ “phải biết” vừa có ý nghĩa cầu khiến vừa là lời thiết tha, mong chờ như mệnh lệnh từ trái tim. Ba cụm động từ cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi con người: “Gắn bó” là lời kêu gọi đoàn kết, hữu ái giai cấp. Vì, có đoàn kết là có sức mạnh. “San sẻ” là mong muốn mỗi người có ý thức gánh vác trách nhiệm với quê hương. Còn “hóa thân” là biểu hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước, là sự dâng hiến thiêng liêng, đẹp đẽ. Tinh thần này đã từng bắt gặp trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”

Hay:

“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi,

Em thà coi như hơi rượu say.”

                        (Tống Biệt Hành – Thâm Tâm)

Một khi ra đi chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng, người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ quên hết tình riêng một lòng hướng về nhân dân và đất nước.

* Nghệ thuật:

- Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng được diễn đạt bằng hình thức đối thoại, giọng điệu trữ tình kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ. Từ “Đất Nước” được lặp lại hai lần kết hợp cách viết hoa đã tăng thêm sự tôn kính thiêng liêng, thể hiện quan niệm lớn: “Đất Nước của nhân dân”.

c. So sánh:

* Giống nhau:

Tư tưởng của cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng cao đẹp: cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ mình cho đất nước non sông.

* Khác nhau:

- “Tây Tiến” với cảm hứng đất nước được gợi lên từ nỗi nhớ cũa người lính vùng cao về những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Đất Nước” hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ tại mặt trận Trị Thiên bộc lộ cảm hứng đất nước qua cái nhìn tổng quát đưa đến những chiêm nghiệm mới mẻ, sâu sắc về đất nước: Đất nước là tất cả những gì gắn bó máu thịt với mỗi con người.

- “Tây Tiến” được biểu đạt bằng giọng thơ bi tráng và bút pháp lãng mạn. “Đất Nước” được thể hiện bằng giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng.

- “Tây Tiến” được viết theo thể thơ bảy chữ. “Đất Nước” là đoạn trích trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” dược thể hiện bằng thể thơ tự do.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)

Câu 1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

   Hướng về anh một phương

                                                                                      (Trích Sóng – Xuân Quỳnh)

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Câu chủ đề của đoạn trích: Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

Câu 2: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 3: (1 điểm)

- Theo tác giả, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người có lí tưởng, có phẩm chất đao đức tốt và có thói quen hành vi tốt.

Câu 4: (1 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải hướng vào các ý cơ bản sau đây:

- Đây là quan niệm sống đúng đắn. Khi làm việc tốt, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho xã hội và nhận được sự yêu mến của mọi người.

- Nhiều người có ý thức làm việc tốt sẽ tạo dựng nên một không khí tích cực, tiến bộ cho cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ

Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

* Vị trí đoạn trích

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ; Cách ngắt nhịp linh hoạt

- Lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lí.

- Hình tượng “sóng” và “em”, phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng,…

* Kết luận.

- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”,ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...

- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những dư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng,sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một “chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiệm” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.          

Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…

(Báo mới.com.vn)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên?

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó?

Câu 3: Theo em thông điệp gợi ra từ văn bản trên là gì? Vì sao ?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao? 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản trong phần đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Văn hóa chỉ trích của người Việt.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

                                                         ( Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hành động “chọc phá” của một số người nói trên thể hiện sự kém cỏi về nhận thức, ích kỉ, đố kị, ganh ghét với thành công của người khác và không có tinh thần dân tộc.

Câu 3: (1 điểm)

Học sinh có thể đưa ra nhiều thông điệp khác nhau. Xong phải có sự lí giải hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

- Thông điệp gợi ra có thể là: Người Việt nên mua hàng Việt.

- Người Việt hãy tích cực ủng hộ, khuyến khích cho Bphone cũng như hàng Việt nói chung. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước phát triển, để dân giàu nước mạnh, đó là thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay.

Câu 4: (1 điểm)

- Ý1: Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình

- Ý2: Lí giải

+ Nếu đồng tình với quan điểm trên thì lí giải: Vì lần đầu tiên người Việt Nam mà đại diện là tập đoàn BKAV sản xuất ra được một sản phẩm công nghệ thông minh, có thể cạnh tranh với các hãng điện thoại lớn hiện nay, cao hơn, nó cho thấy trí tuệ Việt Nam rất đáng tự hào, nếu biết khai thác, Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ.

+ Nếu không đồng tình thì phải có những lí giải hợp lí, thuyết phục.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Giải thích:

- “Chỉ trích”: là những hành động, lời nói gây thiệt hại và tổn thương cho người khác.

* Bàn luận:

- Thực trạng thói quen chỉ trích của người Việt:

+ Một bộ phận người Việt, đặc biệt là những người trẻ hiện nay có biểu hiện thái quá, có cái nhìn phiến diện, lời nói thiếu văn hóa, hành động chọc phá, gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, cho xã hội.

+ Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mực, có cơ sở thuyết phục, thiện chí, góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy xã hội.

* Nguyên nhân:

- Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết và các vấn đề cuộc sống, xã hội.

- Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá sự việc, con người.

* Hậu quả:

- Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống.

- Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.

- Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

- Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai.

* Rút ra bài học

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: trước hết hãy tôn trọng người khác rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

(…) Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lằng nghe lời thì thầm của trái tim.

    ( Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định thao tác nghị luận chính của văn bản trên . (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả “sống như mình muốn” là như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3: Tại sao tác giả nói: “chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình” (1,0 điểm)

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu nói được đề cập  trong phần đọc hiểu: “Bạn sinh ra là một nguyên bản đừng chết như một bản sao.”

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh:

… Con sóng dưới lòng sâu,
     Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
        Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
 Cả trong mơ còn thức.

   Dẫu xuôi về phương bắc,
       Dẫu ngược về phương nam

                                                                                         Nơi nào em cũng nghĩ,
                                                                                         Hướng về anh – một phương.

                    (Ngữ văn 12, tập một, NXBGD – 2009, tr 155 – 156)

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Thao tác lập luận bình luận

Câu 2: (0,5 điểm)

- “Sống như mình muốn”: làm điều mình tin, làm điều mình tin, sáng tạo điệu mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu.

Câu 3: (1 điểm)

– Cuộc đời con người rất ngắn ngủi nên mình không có cơ hội để sống lại cuộc đời mình lần thứ 2.

– Vì vậy hãy sống thật với chính mình, sống với những đam mê, khát vọng của mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao để khi từ giã cuộc đời này, mình không có điều gì phải hối tiếc.

Câu 4: (1 điểm)

– Thí sinh chọn điều mình tâm đắc nhất và lí giải rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với mình nhất.

– Có thể chọn: được sống là chính mình; sống như nguyên bản của mình; theo đuổi khát khao, mơ ước…

Lưu ý: cần lí giải hợp lí và thuyết phục, không vi phạm đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật…

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Giải thích

Mỗi người sinh ra là một nguyên bản: Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, duy nhất, độc đáo; Đừng chết như một bản sao: đừng lặp lại, bắt chước, nói theo, nghĩ theo để trở thành bản sao của người khác

=> Ý nghĩa câu nói: cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.

* Bàn luận, chứng minh

– Trời sinh ra con người không ai giống ai. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn những nét riêng của mình. “Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”. Nếu mọi người đều nói đều nghĩ giống nhau thì cuộc sống sẽ mất đi sự phong phú, đa dạng và trở nên buồn tẻ, đơn điệu.

– Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc của mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình.

– Tuy nhiên giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật hơn thiên hạ bằng những hành động lố lăng, quá khích, cũng không thể vì cái riêng của mình mà ảnh hưởng đến cái chung của mọi người.

* Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ được cá tính của mình.

– Chân thành với bản thân và mọi người xung quanh – đó chính là cách vừa giữ gìn cái riêng vừa tạo nên những mối quan hệ.

Câu 2:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

* Vị trí đoạn trích

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ; Cách ngắt nhịp linh hoạt

- Lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lí.

- Hình tượng “sóng” và “em”, phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng,…

* Kết luận.

- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”,ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...

- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau :

"Quán nhậu mỗi ngày thường diễn ra hai hình ảnh khác biệt : nhiều người nhậu thả ga với hóa đơn vài triệu đồng; nhưng có người cố gắng hát, biểu diễn xiếc, nhảy múa... chỉ với mong muốn bán được mấy cây kẹo giá vài nghìn đồng.

Hằng đêm, trong khi nhiều bạn trẻ miệt mài luyện game, làm "anh hùng bàn phím", thì ở nhiều vùng quê, những học sinh nghèo đang cặm cụi học bài bên ánh đèn dầu hiu hắt.

Tờ mờ sáng. Lúc các quán bar hoạt động rầm rộ nhất, những "cậu ấm, cô chiêu" uốn éo, lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa, bên cạnh là những chai rượu ngoại đắt tiền. Họ đâu biết rằng cùng thời điểm, ở những bãi rác, có biết bao đứa trẻ phải nhặt nhạnh những thứ người khác vứt bỏ, với ước vọng bán được, kiếm tiền để sống qua ngày. Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cãi vã với người yêu là nhiều bạn trẻ sẵn sàng nhảy lầu, nhảy cầu bỏ đi mạng sống. Có lẽ họ không nghĩ đến tại những bệnh viện, bao thân phận người cầu mong không mắc những căn bệnh hiểm nghèo, họ chỉ ước sao được sống thêm một ngày, dẫu có đói nghèo cũng chấp nhận. Nhưng ước mong đó chẳng thành sự thật...

Cuộc sống luôn có những gam màu khác biệt, có những mảng sáng tối đối nghịch nhau như thế. Nhưng khi còn trẻ, chắc hẳn chúng ta thường chỉ nhìn thấy vế đầu của những câu chuyện tôi kể và vô tư phí phạm thời gian, tiền bạc, sức khỏe và đánh mất rất nhiều điều..."

(Ánh Huệ - Báo Thanh Niên)

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

                                                             (Tây Tiến – Quang Dũng)

23 Hoa phượng trường e ý tưởng | hoa, phượng vĩ, cây

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Nội dung chính:

- Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối nghịch: có những người sống hoài, sống phí, sống hưởng thụ, không biết yêu thương tôn trọng cuộc sống; lại có những mảnh đời cơ cực, bất hạnh với những ước vọng vươn lên.

Câu 2: (0,5 điểm)

- Học sinh có thể đặt các tiêu đề khác nhau.

Câu 3: (1 điểm)

- Học sinh xác định đúng một trong các phương án sau:

+ Thao tác lập luận so sánh

+ Thao tác lập luận tương phản

+ Thao tác lập luận so sánh tương phản

Câu 4: (1 điểm)

- Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có thái độ nghiêm túc.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

                                                                                    (Theo danviet.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì?

Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày kia…” mẹ thương hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cáu cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó.

(Đất Nước  - Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ: báo chí

Câu 2: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3: (1 điểm)

- Hình ảnh “súng” là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù,…

- Hình ảnh “hoa” là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người…

Câu 4: (1 điểm)

- Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác.

- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

* Vị trí đoạn trích

* Cội nguồn của đất nước

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn

+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước

- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..

- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.

* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa

- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:

+ Câu chuyện cổ tích, ca dao

+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc

- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:

+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc

- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả

- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.

* Nghệ thuật:

- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian

- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng

=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lí giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.

KB: Nêu cảm nhận chung.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 Cô ơi !

         Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

(TríchThư gửi cô ngày tri ânnguồn internet)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi”

Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?

 Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

                                                                               (Trích Sóng – Xuân Quỳnh)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt

Câu 2: (0,5 điểm)

- Thành ngữ được sử dụng: Một nắng hai sương

Câu 3: (1 điểm)

Về dòng tâm sự: "Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời" có thể được hiểu như sau:

- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;

- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần

- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công

- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống

Câu 4: (1 điểm)

- Học sinh nêu suy nghĩ của mình. Trình bày hợp lí, chân thành, thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

* Vị trí đoạn trích

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

* Kết luận

- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”,ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...

- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?” Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”?

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng).

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/chị hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên mam điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trông dòng nước lũ hoa đong đưa

 

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,25 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (0,75 điểm)

- Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh, thể hiện rõ nhất ở câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Các câu sau làm rõ nghĩa cho câu trên.

- Tác dụng:

+ Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh” giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ thành hiện thực.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 3: (0,5 điểm)

- Ý kiến “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”:

Ước mơ là những khát khao, mong đợi, hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. Con người cần biết giữ gìn, bảo vệ, không để những khó khăn, thử thách trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta hiện thực hóa ước mơ đó.

Câu 4: (0,5 điểm)

- Học sinh trả lời theo yêu cầu. Nội dung câu trả lời cần phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- “Ước mơ” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được.

* Bàn luận vấn đề

- Phân tích, chứng minh:

+ Trong cuộc sống, mỗi người có thể có nhiều ước mơ. Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ.

+ Mỗi người cần theo đuổi ước mơ. Bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Để đạt được nó, người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu.( Dẫn chứng).

- Khi đã có ước mơ, ta hãy lên kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục nó.

- Bàn luận mở rộng:

+ Những ước mơ chân chính dù lớn, dù nhỏ đều làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa.

+ Thật buồn cho những con người sống một đời mà không biết theo đuổi ước mơ.

- Bài học: HS cần rút ra bài học chân thành, thiết thực.

Câu 2: (7 điểm)

* Giới thiệu chung:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Dẫn dắt vấn đề  cần nghị luận

* Phân tích:

Trái ngược với đoạn thơ mở đầu bài thơ, thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ này là một thế giới khác. Đó là những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

a. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

- Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động.

+ Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội. Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến.

b. Cảnh chia ly trên sông nước:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi…

- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ".

"Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng.

c. Nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn tài hoa

- Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm

- Chất nhạc và chất họa hòa quyện, khó tách biệt

* Kết luận

- Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của Quang Dũng trong nền văn học Việt Nam.

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                                                                         (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản?

3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ tình cảm thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

                                                                               (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

- Thể thơ tự do.

Câu 2: (1.5 điểm)

Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

- Óng tre ngà và mềm mại như tơ

- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

- Như gió nước không thể nào nắm bắt

=> Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

Câu 3: (1 điểm)

- Văn bản trên  thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

II. LÀM VĂN ( 7 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

2. Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

3. Tổng kết

-----------------------------------------------------------------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)

1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm)

4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị  về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

 (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Câu chủ đề của đoạn trích: Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

Câu 2: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3: (1 điểm)

- Theo tác giả, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt

Câu 4: (1 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải hướng vào các ý cơ bản sau đây:

- Đây là quan điểm đúng đắn. Khi làm việc tốt, chúng ta sẽ trở thành người có ích cho cộng đồng, cho xã hội và nhận được sự yêu mến của mọi người.

- Nhiều người có ý thức làm việc tốt sẽ tạo dựng nên một không khí tích cực, tiến bộ cho cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

* Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là một trong những đặc điểm nổi bật của dòng văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975.

* Giải thích:

- Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.

- Tinh thần bi tráng: “bi – đau thương”, “tráng – hùng tráng”. Đó là vẻ đẹp của những con người mặc dù chịu nhiều gian khổ, đua thương, mất mát nhưng vẫn anh hùng bất khuất, hiên ngang xông pha trận mạc.

* Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong đoạn thơ:

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới       

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

* Tổng kết

Tài liệu có 50 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống